Chuyên ngành Văn học nước ngoài
(Theo chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tên chuyên ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
Tên ngành: Văn học
Tên văn bằng: Thạc sĩ Văn học (Master in Literature)
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
*Về kiến thức:
- Cung cấp kiến thức về văn học nước ngoài cơ sở ở bậc cao, chưa được dạy ở chương trình Cử nhân. Đồng thời cung cấp những kiến thức về văn hóa, xã hội, nghệ thuật, lịch sử, tư tưởng, triết học,… có liên quan đến văn học nước ngoài.
- Cung cấp kiến thức văn học nước ngoài theo chuyên ngành hẹp nhằm hướng nghiệp cho các định hướng chuyên môn cụ thể phục vụ cho nghiên cứu khoa học.
*Về năng lực:
- Các học viên Cao học tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học nước ngoài theo khung chương trình này có thể thực hiện các nghiệp vụ văn học trong nhiều địa hạt: ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa của châu lục hoặc của đất nước mà mình nghiên cứu, có thể giảng dạy, nghiên cứu tại các Viện, các Trường Đại học hoặc Phổ thông Trung học, viết báo, làm biên tập viên tại các Nhà xuất bản, phóng viên các loại báo chí,…
- Các học viên Cao học tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học nước ngoài theo khung chương trình này có thể thực hiện các nghiệp vụ khác như đi sâu vào nghiên cứu để trở thành chuyên gia về một lĩnh vực văn học nước ngoài,…
*Về kĩ năng:
- Cung cấp phương pháp xử lí trên cơ sở lí luận về văn học nước ngoài, các kĩ năng thực hành phân tích văn bản nhằm rèn luyện nghiệp vụ nghiên cứu khoa học để học viên có khả năng thích nghi với công việc có liên quan đến nghiệp vụ văn học nước ngoài, có liên quan đến những khoa học khác nhau thuộc khối xã hội nhân văn.
- Tạo cơ sở chuyên môn để học viên có thể tiếp tục chương trình Tiến sĩ về văn học nước ngoài.
*Về nghiên cứu: Các học viên Cao học tốt nghiệp Thạc sĩ Văn học nước ngoài theo khung chương trình này có thể thực hiện các nghiên cứu văn học nước ngoài theo những lí luận tiên tiến và hiện đại trên thế giới, có thể so sánh, đối chiếu, nghiên cứu, phân tích những nguồn ảnh hưởng, tiếp thu, hoặc giao thoa giữa các nền văn học và từ đó có thể có những đề xuất cho nghiên cứu, phê bình và sáng tác của Việt Nam.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
STT
|
Tên môn học
|
Số tín chỉ
|
I
|
Khối kiến thức chung
|
11
|
1.
|
Triết học
|
4
|
2.
|
Ngoại ngữ chung
|
4
|
3.
|
Ngoại ngữ chuyên ngành
|
3
|
II
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
|
36
|
II.1.
|
Bắt buộc
|
26
|
4.
|
Thời gian trong truyện kể
|
2
|
5.
|
Tiểu thuyết Mĩ thế kỉ XX
|
2
|
6.
|
Những vấn đề về thi pháp học
|
2
|
7.
|
Phương pháp luận nghiên cứu văn học
|
2
|
8.
|
Tiểu thuyết Nga - Xôviết về chiến tranh
|
2
|
9.
|
Bakhơtin và những vấn đề của nghệ thuật ngôn từ
|
2
|
10.
|
Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới
|
2
|
11.
|
Đặc điểm thơ Việt Nam 1945 – 1975
|
2
|
12.
|
Lí thuyết tư duy thơ
|
2
|
13.
|
Thơ Xuân Diệu và một số đặc điểm thi pháp thơ lãng mạn 1932-1945
|
2
|
14.
|
Nghiên cứu văn học dân gian theo loại hình
|
2
|
15.
|
Văn học trung đại Việt Nam - tiếp cận từ góc nhìn văn hóa
|
2
|
16.
|
Loại hình học tác giả văn học nhà Nho
|
2
|
II.2.
|
Lựa chọn
|
10/22
|
17.
|
Phê bình văn học phương Tây hiện đại - lí thuyết và ứng dụng
|
2
|
18.
|
Thi pháp tiểu thuyết Đôtxtoiepxki
|
2
|
19.
|
Lí luận văn học so sánh
|
2
|
20.
|
Những cuộc tranh luận văn học đầu thế kỉ XX
|
2
|
21.
|
Những quan niệm cơ bản trong lí luận văn học cổ phương Đông
|
2
|
22.
|
Thơ và mấy đề thơ Việt Nam hiện đại
|
2
|
23.
|
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
|
2
|
24.
|
Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
|
2
|
25.
|
Hệ thống thể loại trong văn học trung đại Việt Nam
|
2
|
26.
|
Thi pháp ca dao
|
2
|
27.
|
Thi pháp truyện cổ tích
|
2
|
III
|
Luận văn
|
13
|
|
Tổng cộng:
|
60
|