Chuyên ngành Hóa lí thuyết và hóa lí
(Theo chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tên chuyên ngành: HÓA LÍ THUYẾT VÀ HÓA LÍ
Theoretical Chemistry and Physical Chemistry
Tên ngành: Hóa học (Chemistry)
Bậc đào tạo: Thạc sĩ
Tên văn bằng: Thạc sĩ Hóa học (Master in Chemistry)
Đối tượng được đăng kí dự thi:
a. Điều kiện về văn bằng:
- Cử nhân ngành Hóa học hoặc ngành phù hợp;
- Cử nhân ngành gần với ngành Hóa học đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức tương đương với kiến thức ngành Hóa học.
b. Thâm niên công tác:
- Cử nhân tốt nghiệp từ loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm (24 tháng) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (kể từ ngày hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.
Mục tiêu đào tạo
* Về kiến thức:
Mở rộng, nâng cao và cập nhật các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học, tăng cường kiến thức liên ngành và trang bị theo hướng chuyên sâu kiến thức chuyên ngành Hóa học cần thiết đảm bảo cho học viên nắm vững lý thuyết, có khả năng làm chủ chương trình giảng dạy môn Hóa học, nghiên cứu khoa học cũng như các công tác khác.
* Về kỹ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc chuyên ngành Hóa học để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác.
* Về năng lực:
Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng giảng dạy môn học Hóa học và NCKH ở bậc đại học với chất lượng tốt, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
* Về nghiên cứu:
Các hướng nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành của Hóa lí hiện đại.
Danh mục các môn học
|
Tên môn học (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
|
Số tín chỉ
|
|
Khối kiến thức chung
|
11
|
|
Triết học
|
4
|
2
|
Ngoại ngữ chung
|
4
|
3
|
Ngoại ngữ chuyên ngành
|
3
|
II
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
|
31
|
|
II.1. Các môn học bắt buộc
|
23
|
4
|
Các PPVL trong hoá (Physical methods in chemistry)
|
3
|
5
|
Thực tập các PPVL trong hoá (Practics in Physical methods in chemistry)
|
2
|
6
|
PP Toán -Tin trong hoá (Informatics in chemistry)
|
3
|
7
|
Thực tập PP Toán -Tin trong hoá (Informatics in chemistry)
|
2
|
8
|
PP tính hoá lượng tử trong hoá (Quantum chemistry)
|
3
|
9
|
Phổ phân tử nhiều nguyên tử (Spectroscopy of multiatomic molecules)
|
2
|
10
|
Những chương chọn lọc về NĐH thống kê và NĐH quá trình bất thuận nghịch (Some selected chapters of statistical thermodynamics and thermodynamics for irreversible processes)
|
2
|
11
|
Động học các quá trình điện cực và ứng dụng (Kinetics of electrode process and appllications)
|
2
|
12
|
Động hoá học và xúc tác (Chemical kinetics and catalysis)
|
2
|
13
|
Các chất pôlime nhiệt dẻo (Thermoplastic polymers)
|
2
|
|
II.2. Các môn học lựa chọn
|
8/26
|
14
|
Các phương pháp ôxi hoá trong công nghệ môi trường
(Oxidation method applied in environmental technology)
|
2
|
15
|
Cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học
(Molecular structure and bioactivities)
|
2
|
16
|
Mô phỏng các quá trình hoá học bằng máy tính
(Simulations for chemical processes on computer)
|
2
|
17
|
Phương pháp mô phỏng động học phân tử dung dịch
(Simulations method of molecular dynamics of solutions)
|
2
|
18
|
Điện hoá bán dẫn và ứng dụng
(Semiconductive electro chemistry and applications)
|
2
|
19
|
ứng dụng máy tính trong nghiên cứu điện hoá
(Computer application in electro chemical studies)
|
2
|
20
|
Hấp phụ và hoá học bề mặt (Adsorption and chemistry of surface)
|
2
|
21
|
Động học các quá trình xúc tác sinh học
(Kinetics of biocatalytical processes)
|
2
|
22
|
Các phương pháp tổng hợp mônome (Method of monomer synthesis)
|
2
|
23
|
Các dung dịch pôlime và tính chất (Polymer solutions and properties)
|
2
|
24
|
Phổ X-ray và cấu trúc hoá học
(X-ray Spectroscopy and Chemical Structure)
|
2
|
25
|
Những kỹ thuật NMR hiện đại trong nghiên cứu hoá học
(Modern NMR Techniques for Chemistry Research)
|
2
|
26
|
Phương pháp phổ khối trong nghiên cứu cấu trúc
(Mass Spectrometry for Structural Analysis)
|
2
|
TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC
Các môn học bắt buộc: 23 tín chỉ
* Các PPVL trong hoá
Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho học viên về các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hoá học, phân tích thành phần định tính và định lượng, nghiên cứu cơ chế phản ứng. Với nội dung sau:
Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo thiết bị, kỹ thuật thực nghiệm và ứng dụng trong hoá học của các phương pháp sau:
+ Phương pháp phổ hồng ngoại và Raman
+ Phương pháp phổ tử ngoại và khả kiến
+ Phương pháp phổ huỳnh quang và lân quang
+ Phương pháp cộng hưởng từ nhân proton và cacbon 13 (1H và 13C)
+ Phương pháp phổ cộng hưởng spin electron
+ Phương pháp phổ khối lượng.
- Sự đối xứng của các phân tử. Bảng đặc biểu
- Phổ hấp thụ electron của các hợp chất vô cơ
- Phân tích cấu trúc tinh thể
- Phương pháp đánh giá.
* Thực tập các PPVL trong hoá
Thực tập các phương pháp vật lí hiện đại trong hóa học giúp cho học viên có thể tiếp cận, thực hiện, vận hành, nghiên cứu trên các thiết bị khoa học hiện đại. Đáp ứng nhu cầu về đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu trong luận ỏn, tiếp cận trỡnh độ khoa học tiên tiến để có thể tiếp tục học ở trỡnh độ cao hơn hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học.
* PP Toán -Tin trong hoá
Cung cấp cho học viên ngành hoá các thuật toán giải lặp các PT một ẩn và hệ phương trình phi tuyến, những phương pháp trong đại số tuyến tính, phương pháp tính gần đúng tích phân, đạo hàm.
* Thực tập PP Toán -Tin trong hoá
1. Thực hành các kĩ năng lập trỡnh với chương trỡnh mó nguồn mở theo ngụn ngữ PASCAL đơn giản, một số bài toán điển hỡnh ứng dụng tin học trong húa học bao gồm: Cỏc bài toỏn hồi qui đa biến tuyến tính, phi tuyến, bỡnh phương tối thiểu riêng phần, phân tích cấu tử chính, thuật giải di truyền mạng nơron.
2. Thực hành các kĩ năng cơ bản về xử lí số liệu thực nghiệm và kế hoạch hóa thực nghiệm trên các phần mềm thông dụng: STATGRAPHIC, CLEMENTINE, MATLAB.
* PP tính hoá lượng tử trong hoá
1. Giúp người học hiểu và nắm chác nội dung của phương pháp tính lượng tử và biết cách vận dụng trong nghiên cứu khoa học của từng lĩnh vực quan tâm.
2. Trình bày cơ sở và các luận cứ của các phương pháp tính lượng tử
3. Giới thiệu một số phần mềm thông dụng hiện đang được áp dụng trong nghiên cứu cấu trúc thông qua các bài thực hành trên máy.
* Phổ phân tử nhiều nguyên tử
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về nguồn gốc, các đặc trưng của các loại phổ phân tử; giúp sinh viên hiểu được các phương pháp phổ về cơ sở lí thuyết cũng như thực nghiệm.
Hiểu được các đặc trưng cơ bản của phổ phân tử: bản chất, các đại lượng đặc trưng (l, n, cường độ,…) của phổ, các dạng chuyển động trong phân tử, qui tắc chọn lọc.
- Nắm được cơ sở lí thuyết về các loại phổ phân tử 2 nguyên tử: phổ quay phổ dao động, phổ phát xạ tổ hợp.
- Từ đó sinh viên có thể vận dụng các kiến thức về phổ vào nghiên cứu cấu trúc phân tử và suy ra tính chất của chúng.
* Những chương chọn lọc về NĐH thống kê và NĐH quá trình bất thuận nghịch
1. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở của nhiệt động học thống kê như khái niệm về không gian pha, các định luật phân bố Boltzman, phân bố Bose - Einstein, phân bố Fermi - Dirak, các hiểu biết về năng lượng trong phân tử, về tổng trạng thái và cách tính toán các đại lượng nhiệt động dựa vào phương pháp thống kê.
2. Giới thiệu cho học viên những định đề cơ bản của nhiệt động học quá trình bất thuận nghịch, phạm vi áp dụng và một số ứng dụng của các định đề đó như xét sự khuếch tán trong hệ có nhiệt độ đồng nhất và không đồng nhất, các hiện tượng điện động học...vv
* Động học các quá trình điện cực và ứng dụng
1. Cấu tạo lớp điện kép, các phương pháp nghiên cứu cấu trúc lớp kép và ảnh hưởng của sự hấp phụ đến cấu trúc lớp kép.
2. Giới thiệu về động học điện hóa và ứng dụng
3. Một số phương pháp điện hóa và ứng dụng
* HHHL 509. Động hoá học và xúc tác
Những kiến thức cơ bản nhất về Động hoá học - khoa học về vận tốc phản ứng và cơ chế phản ứng; các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng; những kiến thức chung về hấp phụ và xúc tác; động học vĩ mô. Giúp sinh viên hiểu và tính được các thông số động học cơ bản, xây dựng được các phương trình vận tốc, qua đó hiểu cách tìm cơ chế phản ứng.
* HHHL 510. Các chất pôlime nhiệt dẻo:
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về vật liệu polime trên cơ sở các chất polime nhiệt dẻo. Trình bày các phương pháp tiền chế polime nhiệt dẻo trong phòng thí nghiệm, các phương pháp sản xuất ở quy mô công nghiệp, trình bày các tính chất hóa lí của sản phẩm và lĩnh vực ứng dụng của nó.
Các môn học lựa chọn: 8/26 tín chỉ
* Các phương pháp ôxi hoá trong công nghệ môi trường
Môn học cung cấp cho người học những nguyên lí cơ bản của quá trình ôxi hoá khử; nội dung các nhóm phương pháp ôxi hoá khử ứng dụng trong công nghệ môi trường; nội dung các phương pháp ôxi hoá tiên tiến, ôxi hoá xúc tác pha lỏng còn đang ở giai đoạn nghiên cứu, bắt đầu ứng dụng cũng được nêu. Ngoài ra, các kiến thức kĩ thuật cần có khi ứng dụng nhóm phương pháp này như kĩ thuật chuyển khối khí/lỏng, kĩ thuật khống chế thế ôxi hoá cũng được đề cập.
* Cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học
- Nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc phân tử và hoạt tính sinh học của các chất để từ đó tìm ra khả năng ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học vào thực tiễn
- Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi cấu trúc tới hoạt tính sinh học.
- Phát hiện các hợp chất mới có hoạt tính sinh học, có khả năng ứng dụng thực tế.
* HHHL 513. Mô phỏng các quá trình hoá học bằng máy tính
- Cung cấp cho sinh viên ngành Hoá lý các kiến thức về:
+ Động lực phân tử : Hai phương trình chuyển động của Newton, ý nghĩa và cách giải quyết các bài toán có liên quan. Sinh viên nắm được các quy luật về chuyển động được mô tả theo cơ học cổ điển theo co học phân tử.
+ Hoá học lượng tử: Phương trình cơ bản của Hoá lượng tử và sơ lược về phương pháp tính gần đúng. Sinh viên vận dụng các kiến thức về Hoá lượng tử của chương trình cơ bản để hiểu được các phép gần đúng để tính toán các thông số của phân tử.
+ Lí thuyết Hình học phân hình và các quá trình xa cân bằng: Nguyên lý về sự chuyển động và xác suất gắn kết tạo bề mặt. Sinh viên nắm được phương pháp mô phỏng số cho các quá trình hoá học và hoá lý thông dụng.
+ Lập trình bằng ngôn ngữ FOTRAN hay C++. Sinh viên cần nắm được các thủ thuật lập trình và biên dịch, chạy chương trình đã lập trên máy, đọc và phát hiện lỗi lập trình.
- Trang bị cho sinh viên phương pháp tiếp cận với các lý thuyết hiện đại để tính toán các thông số đặc trưng cấu trúc và các thông số động lực học và năng lượng học của các quá trình.
* Động lực học các phản ứng hoá học
Cung cấp cho sinh viên kiến thức về động học phân tử các quá trình hóa học bao gồm các khái niệm cơ bản về mẫu cơ học phân tử, dao động nội phân tử, phương pháp động học phân tử, tính toán cấu trúc electron của phân tử, phương pháp đường phản ứng và mặt thế năng, gần đúng bán lượng tử, phiếm hàm mật độ, phương pháp Kohn-Sham và các biểu thức gần đúng của năng lượng tương quan trao đổi electron.
Sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng tính toán động lực phân tử lượng tử và bán lượng tử. Áp dụng để nghiên cứu các quá trỡnh hấp phụ, hấp phụ phân ly trên bề mặt xúc tác và các phản ứng hóa học pha khí.
* Điện hoá bán dẫn và ứng dụng
- Giới thiệu vật lí bán dẫn, những tính chất của vật liệu bán dẫn.
- Tính chất điện hóa của vật liệu bán dẫn
- Chế tạo vật liệu bán dẫn được sử dụng trong điện hóa (chế tạo điện cực)
- Một số ứng dụng của vật liệu bán dẫn trong công nghê điện hóa (chế tạo điện cực, vật liệu nguồn điện, điện sắc...)
* Ứng dụng máy tính trong nghiên cứu điện hoá
1. Mô phỏng số:
2. Tổng quan về sự phát triển và ứng dụng của điện hoá
3. Các phương pháp nghiên cứu điện hóa
4. Ứng dụng máy tính trong các thiết bị đo diện hóa
* Hấp phụ và hoá học bề mặt
- Các kiểu bề mặt
- Cấu tạo bề mặt
- Nhiệt động học bề mặt
- Động lực học bề mặt
- Tính chất điện của bề mặt
- Liên kết hoá học trên bề mặt
- Tính chất cơ học của bề mặt
* Động học các quá trình xúc tác sinh học
Trong chuyên đề giới thiệu tỉ mỉ hơn các quy luật động học của xúc tác enzyme giúp cho giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh trong các trường cao đẳng, đại học muốn đi sâu nghiên cứu enzyme về mặt lí luận cũng như nghiên cứu ứng dụng chúng một có cách hiệu quả, ứng dụng những điều học được trong nhà trường vào thực tế phục vụ đời sống.
Chuyên đề bao gồm các phần chính sau:
1. Giới thiệu khỏi quỏt về enzyme
2. Các quy luật động học phản ứng xúc tác enzyme
3. Thực hành giải một số bài tập về động học phản ứng xúc tác enzyme.
* Các phương pháp tổng hợp mônome
Trong phần này trình bày các phương pháp tổng hợp hai nhóm monome: monome trùng hợp và monome trùng ngưng ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô sản suất công nghiệp. Các tính chất hóa lí của monome.
* Các dung dịch pôlime và tính chất
Nắm được bản chất dung dịch polime, các phương pháp xác định phân tử khối, phân tử khối trung bình số và phân tử khối trung bình trọng lượng, phân tích đường cong phân bố vi phân, hiểu được ảnh giá trị phân tử khối đến tính năng cơ lí của vật liệu, quá trình dẻo hóa...
* Phổ X-ray và cấu trúc hoá học
Môn học cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao về phổ nhiễu xạ tia X (XRD) hiện đại được sử dụng trong phân tích cấu trúc pha rắn ở các dạng khác nhau: dạng tinh thể, bột, màng, ... Tìm hiểu các lý thuyết về nhiễu xạ tia X và cấu trúc tinh thể. Các thiết bị sử dụng nghiên cứu trong nhiễu xạ tia X. Cách xử lý các số liệu thực nghiệm thu được cho việc phân tích cấu trúc, phân tích một cách định tính và định lượng thành phần pha. Giới thiệu một vài phần mềm mô phỏng cấu trúc và phân tích định lượng : CaRyn, FullProf, PowderCell.
* Những kỹ thuật NMR hiện đại trong nghiên cứu hoá học
Môn học cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao về kĩ thuật cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) hiện đại được sử dụng trong phân tích cấu trúc các hợp chất hữu cơ như kĩ thuật ghi phổ 13C-NMR (phương pháp APT và DEPT), kĩ thuật phổ NOE, cũng như các phương pháp ghi phổ hai chiều như kĩ thuật phổ tương quan đồng hạt nhân COSY, TOCSY, tương quan dị hạt nhân trực tiếp HMQC, HSQC, HETCOR, tương quan dị hạt nhân gián tiếp HMBC, FLOCK, HSQC-TOCSY, các kĩ thuật phổ thông qua tương tác lưỡng cực NOESY, ROESY và một số kĩ thuật mói khác.
Phương pháp phổ khối trong nghiên cứu cấu trúc:
Môn học cung cấp cho người học những kiến thức nâng cao phương pháp phổ khối lượng trong nghiên cứu xác định cấu trúc các hợp chất hữu cơ, như các phương pháp ion hoá và nguồn ion hoá (EI, CI, ESI, DI), phương pháp phân tích m/z (TOF, TQ, SIM, QIT, MS/MS), các kĩ thuật ghép nối GC/MS và LC/MS, và phổ khối lượng phân giải cao. Sự ion hoá và phân mảnh phân tử cũng như các kiểu phân cắt theo từng lớp hợp chất hữu cơ cũng được đưa ra.