Chuyên ngành Hóa phân tích

(Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội)

 

Tên chuyên ngành:      HÓA PHÂN TÍCH (Analytical Chemistry)

Tên ngành:                   Hóa học  (Chemistry)

Bậc đào tạo:                 Thạc sĩ

n văn bằng:              Thạc sĩ Hóa học (Master in Chemistry)

 

Đối tượng được đăng kí dự thi:

a. Điều kiện về văn bằng:

- Cử nhân ngành Hóa học hoặc ngành phù hợp;

- Cử nhân ngành gần với ngành Hóa học đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức tương đương với kiến thức ngành Hóa học.

b. Thâm niên công tác:

- Cử nhân tốt nghiệp từ loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm (24 tháng) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (kể từ ngày hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.

 

Mục tiêu đào tạo

* Về kiến thức:

Mở rộng, nâng cao và cập nhật các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học, tăng cường kiến thức liên ngành và trang bị theo hướng chuyên sâu kiến thức chuyên ngành Hóa học cần thiết đảm bảo cho học viên nắm vững lý thuyết, có khả năng làm chủ chương trình giảng dạy môn Hóa học, nghiên cứu khoa học cũng như các công tác khác.

* Về kỹ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc chuyên ngành Hóa phân tích để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác.

* Về năng lực:

Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng giảng dạy môn học Hóa học ở bậc đại học với chất lượng tốt, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.

* Về nghiên cứu:

Các hướng nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành của hóa phân tích hiện đại.

.

Danh mục các môn học và số tín chỉ

TT

Tên môn học (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1

Triết học

4

2

Ngoại ngữ chung

4

3

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

31

 

II.1. Các môn học bắt buộc

23

4

Các PPVL trong hoá (Physical methods in chemistry)

3

5

Thực tập các PPVL trong hoá (Practics in Physical methods in chemistry)

2

6

PP Toán -Tin trong hoá (Informatics in chemistry)

3

7

Thực tập PP Toán -Tin trong hoá (Practics in Informatics in chemistry)

2

8

Phương pháp hoá lượng tử (Quantum chemistry)

3

9

Hoá phân tích đề cao (Advanced analytical chemistry)

2

10

Các phương pháp phân tích quang học

(Spectrometric  methods of analysis)

2

11

Các phương pháp phân tích điện hóa

(Electrochemical methods of analysis)

2

12

Các phương pháp tách trong hoá phân tích

(Seperative methods of analytical chemistry)

2

13

Xử lý số liệu thực nghiệm trong Hóa phân  tích (Chemometrics)

2

 

II.2. Các môn học lựa chọn

8/28

14

Phương pháp phân tích động học

 (Kinetic methods in analytical chemistry)

2

15

Phương pháp phân tích môi trường (Environmental analytical chemistry)

2

16

Các phương pháp phân tích dòng chảy (Flow injection analysis)

2

17

Phức chất trong hoá phân tích  (Complexes in analytical chemistry)

2

18

Các kỹ thuật phân tích điện di

(Electrophoretic methods in analytical chemistry)

2

19

Phương pháp quang phổ khối lượng plasma cảm ứng ICP-MS (inductively coupled plasma Mass spectrometry)

2

20

Các loại đầu dò trong Hóa phân tích  (Sensors in analytical chemistry)

2

21

Phương pháp phân tích phóng xạ

(Radioactive methods in analytical chemistry)

2

22

Phương pháp chiết trong hóa phân tích

(Extractive methods in analytical chemistry)

2

23

Phân tích Thực phẩm (Food analysis)

2

24

Phương pháp phân tích sinh học (Bioanalytical chemistry)

2

25

Các phương pháp phân tích nông nghiệp

(Methods in agricultural chemical analysis)

2

26

Phân tích Dược (Phamaceutical analysis)

2

27

Ứng dụng phổ cộng hưởng từ hạt nhân và phổ khối trong Hóa phân tích (Application of NMR and MS in analytical chemistry)

2

III

Luận văn

15

 

Tổng

57

 

Tóm tắt nội dung các môn học:

II.1. Các môn học bắt buộc: 23 tín chỉ

* Các PPVL trong hoá

Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho học viên về các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hoá học, phân tích thành phần định tính và định lượng, nghiên cứu cơ chế phản ứng.

* Thực tập các PPVL trong hoá

Thực tập các phương pháp vật lí hiện đại trong hóa học giúp cho học viên có thể tiếp cận, thực hiện, vận hành, nghiên cứu trên các thiết bị khoa học hiện đại. Đáp ứng nhu cầu về đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu trong luận án, tiếp cận trình độ khoa học tiên tiến để có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học.

* Toán -Tin trong hoá

Cung cấp cho học viên ngành hoá các thuật toán giải lặp các PT một ẩn và hệ phương trình phi tuyến, những phương pháp trong đại số tuyến tính, phương pháp tính gần đúng tích phân, đạo hàm,

* Thực tập PP Toán -Tin trong hoá

Có 2 nội dung chính

1. Thực hành các kĩ năng lập trình với chương trình mã nguồn mở theo ngôn ngữ PASCAL đơn giản, một số bài toán điển hình ứng dụng tin học trong hóa học bao gồm: Các bài toán hồi qui đa biến tuyến tính, phi tuyến, bình phương tối thiểu riêng phần, phân tích cấu tử chính, thuật giải di truyền mạng nơron.

2. Thực hành các kĩ năng cơ bản về xử lí số liệu thực nghiệm và kế hoạch hóa thực nghiệm trên các phần mềm thông dụng: STATGRAPHIC, CLEMENTINE, MATLAB.

* PP tính hoá lượng tử trong hoá

Giúp cho học viên nắm được những kiến thức của hoá học lượng tử hiện đại, gồm:

       - Hình thức luận cơ học lượng tử.

       - Nguyên tử.

       - Tính đối xứng của phân tử - lý thuyết nhóm

       - Thuyết MO và ứng dụng lý thuyết nhóm trong hoá lượng tử.

       - Giới thiệu một số phương pháp tính lý thuyết và bán thực nghiệm.

       - Phương pháp đánh giá.

* Hoá phân tích đề cao

Nhằm giới thiệu và cung cấp cho sinh viên ngành Hóa học một số kiến thức cơ sở tối thiểu về:

- Nồng độ cân bằng của hệ đa cấu tử

- Nồng độ cân bằng của hệ dung môi không nước

- Phân tích chọn lọc

- Phân tích vết chất:

* Các phương pháp phân tích quang học

- Đặc trưng của phổ nguyên tử và phổ phân tử.

- Các kỹ thuật phân tích phổ hấp thụ phân tử

- Các phương pháp phổ nguyên tử

- Phân tích phổ huỳnh quang

- Phạm vi ứng dụng và các thí dụ minh họa

* Các phương pháp phân tích điện hoá

- Cơ sở lý thuyết chung

- Phương pháp điện thế dùng các cực chọn lọc ion

-  Phương pháp cực phổ xung

- Các phương pháp điện hóa hòa tan

- Kỹ thuật điện hóa trong HPLC và FIA

* Các phương pháp tách trong hoá phân tích

Phần 1: Các kỹ thuật sắc ký khí

- Sắc kí khí  mao quản

- Các kỹ thuật phụ trợ

Phần 2: Các kỹ thuật  sắc ký lỏng

- Sự giãn rộng vùng mẫu, nguyên nhân và cách khắc  phục

- Pha tĩnh trong sắc ký lỏng

- Pha động trong sắc ký lỏng

- Các loại detector

Phần 3: Chuẩn bị mẫu cho phương pháp sắc ký

- Các kỹ thuật tách chiết, làm giàu

* Xử lý số liệu thực nghiệm trong Hóa phân tích:

- Các phương pháp qui hoạch hóa thực nghiệm

- Các phương pháp tìm điều kiện tối ưu phép phân tích

- Phương pháp mạng nơron nhân tạo

-  Phân tích thống kê đa biến

-  Phân tích hồi qui đa biến xác định đồng thời các cấu tử trong hỗn hợp

 

Các môn học lựa chọn (8/28 tín chỉ)

* Phương pháp phân tích động học

- Giới thiệu phương pháp phân tích động học

- Phản ứng xúc tác

- Chất hoạt hóa và chất kìm hãm xúc tác

- Chuẩn độ xúc tác

*  Phân tích môi trường:

            Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức sâu về quan trắc và phân tích môi trường để đánh giá môi trường, bảo vệ môi trường và quản lí môi trường có kết quả tốt. Học xong môn này, người học có thể thu thập số liệu về môi trường, phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận định giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách cần thiết.

16. HHPT 513. Phương pháp phân tích dòng chảy

            Phân tích dòng chảy (FIA) là một kỹ thuật phân tích mang tính tổng hợp cao và là kỹ thuật phân tích có thể sử dụng được nhiều ưu điểm của các phương pháp công cụ khác nhau. Nội dung chủ yếu của chương trình là nguyên lý của phương pháp, các kỹ thuật phân tích của phương pháp và các ứng dụng của nó.

* Phức chất trong hóa học phân tích

- Những khái niệm cơ bản

- Thành phần và cấu tạo của phức chất

- Phức chất trong dung dịch

- Ứng dụng sự tạo phức trong hóa phân tích

*  Các kỹ thuật phân tích điện di,

- Cơ sở lý thuyết của phương pháp 

- Kỹ thuật điện di mao quản vùng (CZE)

- Điện di mao quản điện động học mixen (MECC)

- Điện di mao quản gel

- Sắc ký điện di mao quản

- Thiết bị điện di mao quản

- Điện di mao quản ghép nối detector khối phổ, CE-MS

- Ứng dụng của phương pháp

* Phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng ICP-MS

- Sự xuất hiện phổ nguyên tử ICP-MS

- Nguyên tắc và trang bị của phép đo ICP-MS

- Một số đại lượng đặc trưng cơ bản

- Phân tích định lượng và định tính

- Phạm vi ứng dụng và thí dụ

* Các loại đầu dò (sensor) trong Hóa phân tích

- Đại cương về đầu dò

- Các đầu dò điện hóa  

- Các đầu dò quang học

- Đầu dò nhiệt

- Đầu dò khối lượng

- Đầu dò sinh học

* Phân tích phóng xạ

- Cơ sở của phương pháp

- Thiết bị phát hiện và đo bức xạ

- Hoạt hóa nơtron (NAA)

- Pha loãng đồng vị

- Phân tích định lượng với NAA

- Ứng dụng của phương pháp

- An toàn phóng xạ

* Phương pháp chiết trong hóa Phân tích

- Khái niệm về chiết

- Chiết dung môi

- Chiết pha rắn

- Các phương pháp chiết pha rắn

* Phân tích thực phẩm

- Thành phần các chất trong một số thực phẩm chính

- Phân tích một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm

- Phân tích một số chất vi lượng trong thực phẩm

- Khái niệm phụ gia thực phẩm: chất ổn định, chất chống oxi hóa, chất tạo màu, chất bảo quản, chất tạo hương vị...

- Phân tích các chất phụ gia thực phẩm

- Chất ô nhiễm trong thực phẩm: chất kích thích tăng trưởng, các chất kháng sinh, kim loại nặng, các chất màu ...

- Phân tích đánh giá dư lượng và hàm lượng chất ô nhiễm

*  HHPT 521. Phân tích sinh học

- Các phương pháp quang phổ:

- Các phương pháp Enzym

- Các phương pháp sắc ký

- Các kỹ thuật khác

* Phân tích nông nghiệp

- Nông nghiệp Việt nam và các sản phẩm chủ yếu

- Cây trồng - đất, nước, phân bón, sản phẩm

- Vật nuôi - thức ăn chăn nuôi và sản phẩm

-Thủy sản

- Thuốc trừ sâu

- Thuốc kháng sinh

- Các chất bảo quản

* Phân tích dược

- Dược Phẩm

- Phân loại dược phẩm theo nhóm chức

- Phân tích một vài loại dược phẩm theo các phương pháp khác nhau

- Dược liệu

- Dược liệu thực vật chứa các chất có hoạt tính sinh học

- Phân tích các chất có hoạt tính sinh học trong thực vật

- Dược liệu động vật

- Phân tích các chất có hoạt tính sinh học trong động vật

- Dược liệu khoáng vật

- Phân tích các chất có hoạt tính sinh học trong vật liệu khoáng vật

* Ứng dụng NMR và MS trong Hóa phân tích

Phần 1: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

- Đại cương về phương pháp phổ NMR

- Các phương pháp phân tích phổ NMR của 1H- 13C- 19F, 31P   14N    15N

- Phương pháp phân tích phổ NMR hai chiều

- Phổ cộng hưởng thuận từ electron

- Các kỹ thuật thực nghiệm phổ NMR

Phần 2: Phổ khối

- Đại cương về phương pháp phổ khối lượng

- Nguyên tắc cấu tạo thiết bị MS

- Phổ khối lượng các hợp chất vô cơ và hữu cơ

- Các kỹ thuật thực nghiệm GC-MS, LC-MS, ICP-MS

- Phân tích định tính và định lượng

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang