Chuyên ngành Khảo cổ học

(Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội)

 

Chuyên ngành:            KHẢO CỔ HỌC

Ngành:                         Lịch sử

Tên văn bằng:             Thạc sĩ Lịch sử (Master in History)

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

*Về kiến thức: Người học được bổ sung và nâng cao các kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về Khảo cổ học Việt Nam và hệ thống lí luận sử học.

 

*Về năng lực: Các học viên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học có khả năng độc lập nghiên cứu giải quyết các vấn đề về Khảo cổ học và của khoa học lịch sử nói chung.

 

Người có bằng Thạc sĩ Khảo cổ học có thể làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu hoặc công tác tại các cơ quan đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử.

 

*Về kĩ năng: Người học được trang bị các phương pháp tiếp cận chuyên ngành Khảo cổ học, các kĩ năng nghiên cứu khoa học lịch sử và khả năng thích ứng với các công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.

 

*Về nghiên cứu: Học viên cao học có thể nghiên cứu theo các hướng cơ bản sau:

- Văn hoá Hoà Bình và văn hoá Bắc Sơn.

- Các văn hoá trung kì đá mới: Đa Bút và Quỳnh Văn.

- Các văn hoá hậu kì đá mới: Hạ Long và Bàu Tró.

- Hệ thống văn hoá Phùng Nguyên - Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng.

- Các văn hoá tiền Sa Huỳnh ở Trung bộ Việt Nam.

- Văn hoá Sa Huỳnh.

- Văn hoá Đông Sơn.

- Các loại hình mộ cổ 10 thế kỉ đầu Công nguyên.

- Các trung tâm chế tác đá ở lưu vực sông Hồng.

- Văn hoá Óc Eo.

- Khảo cổ học Chămpa

- Con đường tơ lụa gốm sứ trên biển Đông.

 

CÁC MÔN HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1.

Triết học

4

2.

Ngoại ngữ chung

4

3.

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

II.1.

Bắt buộc

30

4.

Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học

2

5.

Quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử

Việt Nam

2

6.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam

2

7.

Lịch sử các vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam

2

8.

Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam

2

9.

Quan điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam

2

10.

Vấn đề văn hoá Đông Nam Á và lịch sử quá trình hội nhập

2

11.

Thành phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam

2

12.

Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới

2

13.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam

2

14.

Một số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong lịch sử

2

15.

Tổng quan phương pháp nghiên cứu khu vực học

2

16.

Một số phương pháp nghiên cứu khảo cổ học

2

17.

Khảo cổ học Việt Nam

2

18.

Khảo cổ học Đông Nam Á

2

II.2.

Lựa chọn

6/18

19.

Các truyền thống công cụ cuội ở Việt Nam

2

20.

Các nghề thủ công thời tiền sơ sở Việt Nam

2

21.

Khảo cổ học tiền sử và sơ sơ sử Nam Trung Quốc

2

22.

Mộ táng trong thời đại kim khí ở Việt Nam

2

23.

Các loại mộ táng cổ Việt Nam

2

24.

Thành cổ Việt Nam

2

25.

Một số vấn đề về gốm sứ cổ Việt Nam và Đông Nam Á

2

26.

Các trung tâm gốm sứ cổ ở Hải Dương

2

27.

Các thương cảng cổ ở Việt Nam

2

III

Luận văn

13

 

Tổng cộng:

60

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang