Chuyên ngành Lịch sử sử học và sử liệu học

(Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội)

 

Chuyên ngành:             LỊCH SỬ SỬ HỌC VÀ SỬ LIỆU HỌC

Ngành:                         Lịch sử

Tên văn bằng:              Thạc sĩ Lịch sử  (Tên tiếng Anh: Master in History)

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

*Về kiến thức: Người học được bổ sung và nâng cao các kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, các kiến thức chuyên sâu và cập nhật về Lịch sử sử học thế giới, Lịch sử sử học Việt Nam, Sử liệu học và hệ thống lí luận sử học.

 

*Về năng lực: Các học viên tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học có khả năng độc lập nghiên cứu giải quyết các vấn đề về Lịch sử sử học và Sử liệu học và của khoa học lịch sử nói chung.

 

Người có bằng Thạc sĩ Lịch sử sử học và Sử liệu học có thể làm công tác nghiên cứu hoặc giảng dạy lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu hoặc công tác tại các cơ quan đoàn thể xã hội có liên quan và sử dụng đến kiến thức lịch sử.

 

*Về kĩ năng: Người học được trang bị các phương pháp tiếp cận chuyên ngành Lịch sử sử học và Sử liệu học, các kĩ năng nghiên cứu khoa học lịch sử và khả năng thích ứng với các công việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn.

 

*Về nghiên cứu: Học viên cao học có thể nghiên cứu theo các hướng cơ bản sau:

- Mô tả và đánh giá các nguồn sử liệu lịch sử Việt Nam.

- Khảo sát quá trình nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam.

- Tập hợp các nguồn sử liệu và khai thác thông tin lịch sử để khôi phục một vấn đề lịch sử cụ thể.

- Các khuynh hướng sử học Việt Nam.

- Các tác gia sử học Việt Nam.

 

CÁC MÔN HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1.

Triết học

4

2.

Ngoại ngữ chung

4

3.

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

II.1.

Bắt buộc

30

4.

Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học

2

5.

Quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử

Việt Nam

2

6.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam

2

7.

Lịch sử các vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam

2

8.

Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam

2

9.

Quan điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam

2

10.

Vấn đề văn hoá Đông Nam Á và lịch sử quá trình hội nhập

2

11.

Thành phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam

2

12.

Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới

2

13.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam

2

14.

Một số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong lịch sử

2

15.

Tổng quan phương pháp nghiên cứu khu vực học

2

16.

Tư tưởng sử học qua các thời đại

2

17.

Các khuynh hướng sử học Việt Nam cận – hiện đại

2

18.

Các phương pháp sử liệu học

2

II.2.

Lựa chọn

6/14

19.

Các trường phái triết học lịch sử hiện đại

2

20.

Văn bản học

2

21.

Một số vấn đề về lịch sử địa phương và lịch sử ngành

2

22.

Tạp chí nghiên cứu lịch sử – Những vấn đề lịch sử sử học

2

23.

Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu

lịch sử

2

24.

Lịch sử xuất bản sách ở Việt Nam

2

25.

Sử học Việt Nam trong thời kì Đổi Mới

2

III

Luận văn

13

 

Tổng cộng:

60

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang