Chuyên ngành Hóa học môi trường
(Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội)
Tên chuyên ngành: HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG (Environmental Chemistry)
Tên ngành: Hóa học (Chemistry)
Bậc đào tạo: Thạc sĩ
Tên văn bằng: Thạc sĩ Hóa học (Master in Chemistry)
Đối tượng được đăng kí dự thi
a. Điều kiện về văn bằng
- Cử nhân ngành Hóa học hoặc ngành phù hợp.
- Cử nhân ngành gần với ngành Hóa học đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức tương đương với kiến thức ngành Hóa học.
b. Thâm niên công tác
- Cử nhân tốt nghiệp từ loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm (24 tháng) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (kể từ ngày hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.
Mục tiêu đào tạo
* Về kiến thức
Trang bị kiến thức nâng cao đối với các môn học cơ sở và chuyên đề thuộc lĩnh vực Hóa học môi trường, giúp cho học viên nắm vững lí thuyết, có trình độ và kỹ năng thực hành tốt, có khả năng pháp hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo.
* Về kỹ năng
Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, học viờn cao học có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc chuyên ngành Hóa học môi trường để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác.
* Về năng lực
Sau khi tốt nghiệp học viên có thể trở thành cán bộ có trình độ chuyên môn vững để tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cán bộ nghiên cứu ở các viện, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
* Về nghiên cứu
Có khả năng đề xuất và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực liên quan đến khảo sát đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển và sinh quyển, các qui trỡnh cụng nghệ xử lý mụi trường, tham gia vao các đề tài nghiên cứu KH – CN trong lĩnh vực Húa học và cụng nghệ xử lý mụi trường.
Các môn học của chương trình
TT
|
Tên môn học (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
|
Số tín chỉ
|
I
|
Khối kiến thức chung
|
11
|
1
|
Triết học
|
4
|
2
|
Ngoại ngữ chung
|
4
|
3
|
Ngoại ngữ chuyên ngành
|
3
|
II
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
|
31
|
|
II.1. Các môn học bắt buộc
|
23
|
4
|
Các PPVL trong hóa học (Physical methods in chemistry)
|
3
|
5
|
Thực tập các PPVL trong hóa học
(Practics in Physical methods in chemistry)
|
2
|
6
|
PP Toán – Tin trong hóa (Informatics in chemistry)
|
3
|
7
|
Thực tập PP Toán -Tin trong hóa (Practics in Informatics in chemistry)
|
2
|
8
|
PP tính hóa lượng tử trong hóa (Quantum chemistry)
|
3
|
9
|
Hóa môi trường II (Environmental chemistry part II)
|
2
|
10
|
Hóa học thuỷ quyển II (Aquatic Chemistry part II)
|
2
|
11
|
Phân tích môi trường II (Environmental Analysis part II )
|
2
|
12
|
Độc chất học môi trường (Environmental toxicology)
|
2
|
13
|
Kĩ thuật môi trường (Environmental Technology)
|
2
|
|
II.2. Các môn học lựa chọn
|
8/20
|
14
|
Nguyên lí cơ bản của khoa học môi trường
(Principles of environmental science)
|
2
|
15
|
Xúc tác và khống chế ô nhiễm khí thải từ các động cơ đốt trong
(Catalysis and Automotive pollution control)
|
2
|
16
|
Chuyển hóa sinh học các phế thải thành thương phẩm
(Bioconversion of waste materials to commercial products)
|
2
|
17
|
Hóa học sinh thái
(Ecological chemistry)
|
2
|
18
|
Công nghệ tái sinh và thu hồi nguyên liệu
(Recycling and Resource Recovery Engineering)
|
2
|
19
|
Kĩ thuật xử lí nước, nước thải II
(Water and wastewater technology -part II)
|
2
|
20
|
Kĩ thuật xử lí khí thải II (Wastegases technology – part II)
|
2
|
21
|
Xử lí rác và quản lí bã thải rắn II
(Solid waste treatment and management – part II)
|
2
|
22
|
Nguyên lí mô hình hóa các quá trình sinh học môi trường
(Principles of modeling of Environment Bioprocesses)
|
2
|
23
|
Mô hình hóa các quá trình vận chuyển và tồn lưu các chất ô nhiễm trong môi trường (Modeling fate and transportation of pollutants in Environment)
|
2
|
|
Luận văn
|
15
|
|
Tổng
|
57
|
Tóm tắt nội dung các môn học
Các môn học bắt buộc: 23 tín chỉ
* Các PPVL trong hoá
Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho học viên về các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hoá học, phân tích thành phần định tính và định lượng, nghiên cứu cơ chế phản ứng. Với nội dung sau:
Cơ sở lý thuyết, nguyên lý cấu tạo thiết bị, kỹ thuật thực nghiệm và ứng dụng trong hoá học của các phương pháp sau:
+ Phương pháp phổ hồng ngoại và Raman
+ Phương pháp phổ tử ngoại và khả kiến
+ Phương pháp phổ huỳnh quang và lân quang
+ Phương pháp cộng hưởng từ nhân proton và cacbon 13 (1H và 13C)
+ Phương pháp phổ cộng hưởng spin electron
+ Phương pháp phổ khối lượng.
+ Sự đối xứng của các phân tử. Bảng đặc biểu
+ Phổ hấp thụ electron của các hợp chất vô cơ
+ Phân tích cấu trúc tinh thể
+ Phương pháp đánh giá.
* Thực tập các PPVL trong hoá
Thực tập các phương pháp vật lí hiện đại trong hóa học giúp cho học viên có thể tiếp cận, thực hiện, vận hành, nghiên cứu trên các thiết bị khoa học hiện đại. Đáp ứng nhu cầu về đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu trong luận án, tiếp cận trình độ khoa học tiên tiến để có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học.
+Những nội dung thực tập
- Phổ hồng ngoại
- Phổ UV – VIS
- Phổ Raman
- Sắc kí khí, sắc kí lỏng, sắc kí lỏng hiệu năng cao.
- Phương pháp nhiễu xạ tia X
- Phương pháp phân tích nhiệt
- Phương pháp phổ khối
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
* PP Toán - Tin trong hoá
Cung cấp cho học viên ngành hoá các thuật toán giải lặp các PT một ẩn và hệ phương trình phi tuyến, những phương pháp trong đại số tuyến tính, phương pháp tính gần đúng tích phân, đạo hàm. Với nội dung:
+ Phương pháp giải lặp
+ Phương pháp tính đại số tuyến tính
+ Phương pháp tính gần đúng
+ Phương pháp giải gần đúng phương trình vi phân
+ Thực hành
+ Phương pháp đánh giá
* Thực tập PP Toán -Tin trong hoá
Có 2 nội dung chính
1. Thực hành các kĩ năng lập trình với chương trình mã nguồn mở theo ngôn ngữ PASCAL đơn giản, một số bài toán điển hình ứng dụng tin học trong hóa học bao gồm: Các bài toán hồi qui đa biến tuyến tính, phi tuyến, bình phương tối thiểu riêng phần, phân tích cấu tử chính, thuật giải di truyền mạng nơron.
2. Thực hành các kĩ năng cơ bản về xử lí số liệu thực nghiệm và kế hoạch hóa thực nghiệm trên các phần mềm thông dụng: STATGRAPHIC, CLEMENTINE, MATLAB.
* PP tính hoá lượng tử trong hoá
Giúp cho học viên nắm được những kiến thức của hoá học lượng tử hiện đại. Nội dung:
+ Hình thức luận cơ học lượng tử
+ Nguyên tử
+ Tính đối xứng của phân tử - lý thuyết nhóm
+ Thuyết MO và ứng dụng lý thuyết nhóm trong hoá lượng tử
+ Giới thiệu một số phương pháp tính lý thuyết và bán thực nghiệm
+ Phương pháp đánh giá
* Hóa môi trường II
Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về:
+ Mối quan hệ giữa cấu trúc hóa học và các quá trình vận chuyển, phản ứng của các chất hữu cơ trong môi trường.
+ Sử dụng các nguyên lý hóa học, vật lý, sinh học để đánh giá định lượng các quá trình này (thông qua hằng số tốc độ, hằng số cân bằng).
+ Các mô hình đánh giá ảnh hưởng của những yếu tố môi trường lên sự phân bố thời gian lưu trú của các chất hữu cơ trong môi trường nước.
* Hóa học thuỷ quyển II
Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về quá trình cân bằng diễn ra trong môi trường nước làm cơ sở cho việc dự đoán thành phần hóa học và đặc tính của môi trường nước.
* Phân tích môi trường II
Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản và hiện đại của hóa phân tích, nắm được nội dung và yêu cầu các bước của một qui trình phân tích tổng thể, biết cách lập kế hoạch phân tích để giải quyết các vấn đề phân tích môi trường trong thực tiễn.
* Độc chất học môi trường II
Trang bị cho sinh viên cao học những khái niệm cơ bản của môn độc chất học, cơ chế gây độc của một số hoá chất trong môi trường đối với người và động vật.
* Kĩ thuật môi trường
Trang bị cho sinh cao học kiến thức về các quá trình kỹ thuật cơ bản xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Các môn học lựa chọn: 8/20 tín chỉ
*Nguyên lí cơ bản của khoa học môi trường
Cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản của khoa học môi trường. Có kiến thức tổng quan phục vụ cho nghiên cứu về môi trường.
* Xúc tác và khống chế ô nhiễm khí thải từ các động cơ đốt trong
Giới thiệu cho sinh viên cao học các loại khí thải gây ô nhiễm môi trường từ các động cơ đốt trong, vai trò xúc tác của các hệ xúc tác trong việc chuyển hoá, xử lý các khí thải này.
* Chuyển hóa sinh học các phế thải thành thương phẩm
Trang bị cho sinh viên cao học những kiến thức cơ bản về chuyển hoá sinh học các phế thải thành thương phẩm để có tiềm năng sử dụng như một phương pháp xử lý có hiệu quả.
* Hóa học sinh thái
Trang bị cho sinh viên cao học những kiến thức cơ bản về phương pháp chemometric và những ứng dụng của phương pháp toán học này để giải quyết một số vấn đề trong khi nghiên cứu hoá môi trường.
* Công nghệ tái sinh và thu hồi nguyên liệu
Giới thiệu cho sinh viên cao học ý nghĩa của việc tái sinh và thu hồi nguyên liệu đối với việc bảo vệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đối với nền kinh tế quốc dân. Các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng các loại vật chất trong quá trình sản xuất: điện, nước, năng lượng, kim loại...
* Kĩ thuật xử lí nước, nước thải II
Trang bị cho sinh viên cao học những kỹ thuật xử lý nước phụ vụ cho việc sản xuất nước sinh hoạt cũng như xử lý nước thải.
*Kĩ thuật xử lí khí thải II
Trang bị cho sinh viên cao học những kỹ thuật tách loại khí thải công nghiệp để hạn chế lượng phát thải các khí ô nhiễm và môi trường.
* Xử lí rác và quản lí bã thải rắn II
Trang bị cho sinh viên cao học phương pháp quản lý chất thải rắn và một số kỹ thuật cơ bản xử lý chất thải rắn.
* Nguyên lí mô hình hóa các quá trình sinh học môi trường
Trang bị cho sinh viên cao học những nguyên lý cơ bản về mô hình hoá các quá trình sinh học môi trường.
* Mô hình hóa các quá trình vận chuyển và tồn lưu các chất ô nhiễm trong môi trường
Trang bị cho sinh viên cao học những kiến thức về một số mô hình cơ bản cho sự tồn lưu và vận chuyển các chất ô nhiễm trong môi trường.