Chuyên ngành Hóa dầu và Xúc tác hữu cơ
(Theo chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội)
Tên chuyên ngành: HÓA DẦU VÀ XÚC TÁC HỮU CƠ
Petroleum-chemistry and Organic catalysis
Tên ngành: Hóa học (Chemistry)
Bậc đào tạo: Thạc sĩ
Tên văn bằng: Thạc sĩ Hóa học (Master in Chemistry)
Đối tượng được đăng kí dự thi:
a. Điều kiện về văn bằng:
- Cử nhân ngành Hóa học hoặc ngành phù hợp;
- Cử nhân ngành gần với ngành Hóa học đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức tương đương với kiến thức ngành Hóa học như cử nhân Hóa sư phạm.
- Các kỹ sư tốt nghiệp ngành Hóa học ở ĐHBK, ĐH Mỏ địa chất.
b. Thâm niên công tác:
- Cử nhân tốt nghiệp từ loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm (24 tháng) kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (kể từ ngày hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.
Mục tiêu đào tạo
* Về kiến thức:
Mở rộng, nâng cao và cập nhật các kiến thức cơ sở đã được giảng dạy ở bậc đại học, tăng cường kiến thức liên ngành và trang bị theo hướng chuyên sâu kiến thức chuyên ngành Hóa học cần thiết đảm bảo cho học viên nắm vững lý thuyết, có khả năng làm chủ chương trình giảng dạy môn Hóa học, nghiên cứu khoa học cũng như các công tác khác.
* Về kỹ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng phân tích, phát hiện, lựa chọn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thuộc chuyên ngành Hóa dầu và xúc tác hữu cơ để bổ sung vào nhận thức của cá nhân và ứng dụng vào giảng dạy, nghiên cứu khoa học và công tác.
* Về năng lực:
Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng giảng dạy môn học Hóa học ở bậc đại học với chất lượng tốt, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
* Về nghiên cứu:
Các hướng nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành của Hóa dầu và Xúc tác hữu cơ hiện đại.
Danh mục các môn học
TT
|
Tên môn học (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
|
Số tín chỉ
|
I
|
Khối kiến thức chung
|
11
|
1
|
Triết học
|
4
|
2
|
Ngoại ngữ chung
|
4
|
3
|
Ngoại ngữ chuyên ngành
|
3
|
II
|
Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
|
31
|
|
II.1. Các môn học bắt buộc
|
23
|
4
|
Các PPVL trong hoá (Physical methods in chemistry)
|
3
|
5
|
Thực tập các PPVL trong hoá
(Practics in Physical methods in chemistry)
|
2
|
6
|
PP Toán -Tin trong hoá (Informatics in chemistry)
|
3
|
7
|
Thực tập PP Toán -Tin trong hoá (Practics in Informatics in chemistry)
|
2
|
8
|
PP tính hóa lượng tử trong hóa (Quantum chemistry)
|
3
|
9
|
Một số chương chọn lọc của công nghệ hoá dầu
(Selected topics in refinery and petrochemistry)
|
2
|
10
|
Hoá học bề mặt ( Surface Chemistry)
|
2
|
11
|
Nhiệt động học ứng dụng trong công nghiệp dầu khí
(Thermodynamics applied in petrochemical industry)
|
2
|
12
|
Các phương pháp vật lý ứng dụng trong phân tích SP dầu mỏ
(Physical methods for Petroleum and it’s products analysis)
|
2
|
13
|
Xúc tác trong công nghiệp hoá dầu
(Catalysis in refinery and petrochemistry)
|
2
|
|
II.2. Các môn học lựa chọn
|
8/14
|
14
|
Vật liệu polime và ứng dụng
(Polimer materials and application)
|
2
|
15
|
Dầu, mỡ bôi trơn và phụ gia
(Lubrificants and additives)
|
2
|
16
|
Hoá học và chất hoạt động bề mặt
(Surfactant Chemistry)
|
2
|
17
|
Công nghệ khí thiên nhiên
( Natural gas Processing)
|
2
|
18
|
Vật liệu xúc tác và các PP vật lý nghiên cứu xúc tác rắn (Catalysts and Physical Methods studying their structural characteristics)
|
2
|
19
|
Khống chế ô nhiễm môi trường dầu khí
(Pollution control in petrochemical industry)
|
2
|
20
|
Lọc hoá dầu: Công nghệ và kinh tế
(Petrochemical Industry: Technology and economics)
|
2
|
Tóm tắt nội dung các môn học (Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành):
Các môn học bắt buộc: 23 tín chỉ
* Các PPVL trong hóa
Nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản cho học viên về các phương pháp phân tích hiện đại ứng dụng để nghiên cứu cấu trúc các hợp chất hoá học, phân tích thành phần định tính và định lượng, nghiên cứu cơ chế phản ứng. Với nội dung sau:
+ Phương pháp phổ hồng ngoại và Raman
+ Phương pháp phổ tử ngoại và khả kiến
+ Phương pháp phổ huỳnh quang và lõn quang
+ Phương pháp cộng hưởng từ nhân proton và cacbon 13 (1H và 13C)
+ Phương pháp phổ cộng hưởng spin electron
+ Phương pháp phổ khối lượng.
+ Sự đối xứng của các phân tử. Bảng đặc biểu
+ Phổ hấp thụ electron của các hợp chất vô cơ
+ Phõn tớch cấu trỳc tinh thể
+ Phương pháp đánh giá.
* Thực tập các PPVL trong hoá
Thực tập các phương pháp vật lí hiện đại trong hóa học giúp cho học viên có thể tiếp cận, thực hiện, vận hành, nghiên cứu trên các thiết bị khoa học hiện đại. Đáp ứng nhu cầu về đổi mới đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu trong luận án, tiếp cận trỡnh độ khoa học tiên tiến để có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực hóa học.
+Những nội dung thực tập
- Phổ hồng ngoại
- Phổ UV – VIS
- Phổ Raman
- Sắc kí khí, sắc kí lỏng, sắc kí lỏng hiệu năng cao.
- Phương pháp nhiễu xạ tia X
- Phương pháp phân tích nhiệt
- Phương pháp phổ khối
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhõn.
* PP Toán -Tin trong hóa
Cung cấp cho học viên ngành hoá các thuật toán giải lặp các PT một ẩn và hệ phương trỡnh phi tuyến, những phương pháp trong đại số tuyến tính, phương pháp tính gần đúng tích phân, đạo hàm, gồm:
- Phương pháp giải lặp
- Phương pháp tính đại số tuyến tính
- Phương pháp tính gần đúng
- Phương pháp giải gần đúng phương trình vi phân
- Thực hành
- Phương pháp đánh giá
- Phõn tớch nhúm dữ liệu
- Phõn tớch thành phần chớnh
- Kế hoạch hoỏ thực nghiệm
- Tối ưu hoá thực nghiệm
- Phương pháp đánh giá
* Thực tập PP Toán -Tin trong hoá
Có 2 nội dung chính
1. Thực hành các kĩ năng lập trình với chương trình mã nguồn mở theo ngôn ngữ PASCAL đơn giản, một số bài toán điển hình ứng dụng tin học trong hóa học bao gồm: Các bài toán hồi qui đa biến tuyến tính, phi tuyến, bình phương tối thiểu riêng phần, phân tích cấu tử chính, thuật giải di truyền mạng nơron.
2. Thực hành các kĩ năng cơ bản về xử lí số liệu thực nghiệm và kế hoạch hóa thực nghiệm trên các phần mềm thông dụng: STATGRAPHIC, CLEMENTINE, MATLAB.
* PP tính hoá lượng tử trong hóa
Giúp cho học viên nắm được những kiến thức của hoá học lượng tử hiện đại. Nội dung:
- Hình thức luận cơ học lượng tử.
- Nguyên tử.
- Tính đối xứng của phân tử - lý thuyết nhóm
- Thuyết MO và ứng dụng lý thuyết nhóm trong hoá lượng tử.
- Giới thiệu một số phương pháp tính lý thuyết và bán thực nghiệm.
- Phương pháp đánh giá.
* Một số chương chọn lọc của công nghệ hoá dầu
- Tinh chế các sản phẩm nhẹ
+ Tách các olefin C=, C3=, C4=. ; + Tách điolefin C42 =.
- Tách asphalt khỏi cặn chưng cất chân không bằng dung môi chọn lọc
+ Các quá trình tách asphalt ; + Lựa chọn quá trình đối với NLĐ nặng
- Quá trình dùng dung môi
- Quá trình Demex
- Quá trình MDS
- Quá trình ROSE
- Tách parafin và sáp từ phân đoạn dầu bôi trơn
+ Các quá trình tách parafin ; + Các quá trình tách sáp
- Xử lý làm sạch dầu bôi trơn, parafin, phụ gia
+ Quá trình xử lý hóa học ; + Xử lý bằng hiđro hóa ; + Xử lý bằng dung môi; + Xử lý làm sạch
- Sản xuất bitum
+ Các quá trình sản xuất bitum; + Các tính chất hóa học của bitum; + Các tính chất lưu biến của bitum
- Sản xuất protein từ các hiđrocacbon từ dầu mỏ.
* Hoá học bề mặt
- Các kiểu bề mặt; - Cấu tạo bề mặt; - Nhiệt động học bề mặt; - Động lực học bề mặt; - Tính chất điện của bề mặt; - Liên kết hoá học trên bề mặt; - Tính chất cơ học của bề mặt
* Nhiệt động học ứng dụng trong dầu khí
Nội dung môn học gồm:
- Các khí thực - hệ một cấu tử:
+ Tính chất các khí thực ; + Nguyên lý các trạng thái tương ứng; + Các phương trình trạng thái
- Các tính chất nhiệt động của hỗn hợp có thành phần thay đổi.
+ Đại cương mol riêng phần; + Hoá thế; + Hoạt độ; + Trạng thái tiêu chuẩn
- Các hỗn hợp khí thực
- Các tính chất nhiệt động của pha lỏng: dung dịch thực
* Các PPVL ứng dụng trong phân tích sản phẩm dầu mỏ
Nội dung môn học gồm:
Phân tích dầu thô và sản phẩm dầu thô là những công việc hết sức quan trọng nhằm phân loại dầu thô để đưa ra các công nghệ lọc dầu, đánh giá chất lượng dầu và sản phẩm dầu.
- Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử, AAS
+ Phân tích kim loại theo ASTM; + Phân tích lưu huỳnh theo ASTM
- Phương pháp sắc ký khí - khối phổ, GC-MS.
+ Phân tích GC-MS theo chuẩn ASTM; + Chưng cất mô phỏng; + Sắc ký HPLC
- Phương pháp sắc ký - hồng ngoại, GC-FTIR.
- Phương pháp sắc ký PONA
- Phương pháp phân tích nguyên tố CHNS
+ Phân tích CHN theo ASTM; + Phân tích lưu huỳnh theo ASTM
- Phương pháp quang phổ
+ Phương pháp IR; + Phương pháp RMN; + Phương pháp MS;
+ Phương pháp ESR; + Phương pháp UV; + Phương pháp XRD
- Phương pháp phổ khối lượng
- Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân 1H và - 13C
- Các phương pháp khác.
* Xúc tác trong công nghiệp hoá dầu:
Các chất xúc tác và các quá trình xúc tác có vai trò rất quan trọng trong xử lý, chế biến dầu mỏ, các phân đoạn dầu mỏ và hoá dầu. Nội dung môn học:
- Vai trò của xúc tác trong công nghệ hoá dầu
- Những cơ sở của quá trình xúc tác dị thể: Định nghĩa, tầm quan trọng.
- Động học của các phản ứng hoá học trong xúc tác dị thể
- Các xúc tác cho công nghiệp hoá dầu
+ Xúc tác crackinh các hiđrocacbon ; + Xúc tác đa chức năng ; + Xúc tác lai tạp ; + Xúc tác mang
- Sản xuất xúc tác cho công nghiệp hoá dầu
+ Sản xuất zeolit và xúc tác crackinh ; + Sản xuất xúc tác lưỡng chức
- Thiết bị cho sản xuất xúc tác trên phạm vi công nghiệp
- Các phương pháp nghiên cứu tính chất xúc tác công nghiệp
+ Xác định độ hoạt động, độ chọn lọc của xúc tác ; + Xác định khối lượng riêng ; + Xác định độ bền cơ học
- Nghiên cứu đặc trưng vật lý hoá học của xúc tác rắn
+ Các đặc trưng cấu trúc của xúc tác; + Các đặc trưng texture của xúc tác công nghiệp
- Sử dụng xúc tác trong công nghiệp hoá dầu.
Các môn học lựa chọn: 8/14 tín chỉ
* Vật liệu polime và ứng dụng
- Nguồn hiđrocacbon olefin
+ Crackinh với hơi nước
+ Các nguồn olefin từ crackinh xúc tác, crackinh nhiệt, đehyđro hoá parafin
- Tách các mono olefin, diolefin C4
+ Công nghệ tách mono olefin C4=; + Công nghệ tách điolefin C42 =
- Sản xuất butadien từ butan, buten
+ Công nghệ sản xuất butadien từ butan; + Công nghệ sản xuất butadien từ buten
- Sản xuất iso-buten, isopren, stiren, p-metylstiren
- Các monome chứa oxi, clo, nitơ
- Polime hoá. Động học. Cơ chế phản ứng
- Tổng hợp các polime, chất dẻo, tơ sợi nhân tạo
+ Tổng hợp polieste, poliamit...; + Tổng hợp poliamit; + Tổng hợp policacbonat
- Ứng dụng của các polime.
* Dầu, mỡ bôi trơn và phụ gia
- Chức năng của dầu bôi trơn
- Các tính chất của dầu bôi trơn
- Các công đoạn sản xuất dầu gốc từ dầu mỏ
+ Sản xuất dầu gốc; + Sản xuất dầu động cơ; + Sản xuất dầu xe máy; + Sản xuất dầu tuabin
- Phụ gia dầu bôi trơn
+ Phụ gia ức chế oxi hóa; + Phụ gia ức chế ăn mòn; + Phụ gia ức chế gỉ; + Phụ gia tẩy rửa, phân tán; + Phụ gia chống tạo bọt; + Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt; + Phụ gia giảm nhiệt độ đông đặc; + Phụ gia tribology
- Dầu béo. Dầu tổng hợp
- Các tính chất của mỡ bôi trơn
- Sản xuất mỡ bôi trơn
- Cấu trúc mỡ bôi trơn
- Phụ gia cho mỡ bôi trơn
- Các tính chất lưu biến và úng dụng của dầu, mỡ bôi trơn, chất bôi trơn công nghiệp
- Khuynh hướng chế tạo dầu, mỡ bôi trơn hiện đại.
* Hoá học và chất hoạt động bề mặt
- Phân loại chất hoạt động bề mặt
+ Chất hoạt động bề mặt (HĐBM) cation ; + Chất HĐBM anion; + Chất HĐBM không ion
- Các tính chất chung của chất HĐBM
- Nguồn nguyên liệu từ dầu mỏ cho tổng hợp các chất hoạt động bề mặt
- Vai trò của chất hoạt động bề mặt trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau: Công nghiệp khai thác dầu thô, công nghiệp chất tẩy rửa.
- Nguyên lý tác dụng của chất hoạt động bề mặt
- Sản xuất chất HĐBM cation
- Sản xuất chất HĐBM anion
- Sản xuất chất HĐBM không ion
- Đơn pha chế thương phẩm chất HĐBM
- Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong công nghiệp dầu khí.
+ Chất HĐBM cho dung dịch khoan
+ Chất HĐBM cho tẩy rửa, làm sạch tàu thuyền vận tải dầu, sản phẩm dầu
* Công nghệ khí thiên nhiên
- Nguồn gốc khí thiên nhiên
- Khai thác khí thiên nhiên
- Các nguyên liệu trung gian đi từ khí thiên nhiên
+ Khí than ướt – crackinh với hơi nước, metan; + Khí hiđro cho các quá trình hóa dầu
- Nhiệt động học của các quá trình chuyển hoá metan
- Các quá trình chuyển hoá metan thành các sản phẩm khác: nhiên liệu, xăng, các hoá chất khác.
+ Quá trình Fisher - Tropp.; + Tổng hợp các hiđrocacbon Cn, n ≥ 2.; + Tổng hợp các ancol béo
- Các xúc tác dùng trong quá trình chuyển hoá metan.
* Vật liệu xúc tác và các phương pháp vật lý nghiên cứu xúc tác rắn
Vật liệu xúc tác và các phương pháp vật lý nghiên cứu xúc tác rắn cung cấp cho học viên các kiến thức cơ bản về các vật liệu xúc tác dùng để chế biến các phân đoạn dầu, các cấu tử riêng biệt từ dầu mỏ như các phương pháp điều chế từ phòng thí ngiệm tới công nghiệp; Các phương pháp vật lý hiện đại nghiên cứu các tính chất cấu trúc, bề mặt, hình thể vật liệu xúc tác.
Tóm tắt nội dung môn học:
- Mở đầu : Các khái niệm cơ bản về xúc tác dị thể
- Các kiểu xúc tác khối : Xúc tác nóng chảy, xúc tác kim loại, xúc tác hỗn hợp các oxit kim loại, sunphua kim loại, cacbua kim lọai, nitrua kim loại chuyển tiếp, cacbon, dị đa axit và siêu axit.
- Các zeolit và vật liệu tương tự zeolit
- Các kiểu xúc tác mang : mang kim loại lên zeolit, phương pháp CVD
- Các kiểu xúc tác lai
- Các phương pháp vật lý nghiên cứu xúc tác rắn :
* Khống chế ô nhiễm môi trường dầu khí
- Nguồn ô nhiễm môi trường từ công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến dầu, khí.
- Các chất ô nhiễm: khí, lỏng, rắn từ dầu khí.
- Các chất thải từ các quá trình công nghệ lọc, hóa dầu
+ Quá trình loại muối; + Quá trình chưng cất; + Quá trình crackinh nhiệt và visbreaking
+ Quá trình cốc hóa; + Quá trình FCC
- Các vùng đất, nước bị ô nhiễm trong công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp chế biến dầu khí.
- Sự độc hại của rác thải dầu khí
- Xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ công nghiệp dầu khí.
- Xử lý dầu tràn.
- Xử lý khí thải từ động cơ, lò đốt nhiên liệu dầu.
- Xử lý sự cố vận chuyển , tàng trữ, bảo quản sản phẩm dầu
- Quản lý các sản phẩm dầu
+ Quy trình công nghệ mới; + Tận dụng các nguồn thải, công nghệ sạch.
* Lọc hoá dầu: Công nghệ và kinh tế
- Nhà máy lọc hoá dầu. Phân loại nhà máy lọc hoá dầu
- Các yêu cầu vị trí xây dựng nhà máy lọc hoá dầu
- Lựa chọn các nguồn thay thế
- Quy tắc xây dựng các xưởng chế biến các phân đoạn dầu
- vận chuyển dầu thô và sản phẩm dầu. Bể chứa sản phẩm dầu
- Thiết lập các chương trình sản xuất
- Tổ chức và kinh tế trong CN lọc - hoá dầu
- Sự phát triển CN lọc - hoá dầu trên thế giới và vai trò của công nghiệp lọc hoá dầu trong nền kinh tế Quốc dân.
- Quản lý nguồn tài nguyên dầu khí.