Chuyên ngành Vật lý nhiệt

(Theo chương trình đào tạo của Trường ĐH Khoa học tư nhiên – ĐHQGHN)

 

Tên chuyên ngành: VẬT LÝ NHIỆT (Thermal Physics)

Tên ngành: Vật lý

Bậc đào tạo: Thạc sĩ

Tên văn bằng: Thạc sĩ khoa học (Master of Sciences)

 

Đối tượng được đăng kí dự thi Thạc sĩ:

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định dưới đây được dự thi đào tạo thạc sĩ:

*Về văn bằng :

Người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:

Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự  thi.

Riêng đối với ngành ngoại ngữ, nếu người dự thi đăng kí theo ngành ngoại ngữ của bằng tốt nghiệp hệ đại học không chính quy thì cần thêm bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy thuộc ngành ngoại ngữ khác.

Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành đăng kí dự thi đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung do các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo cao học các ngành này quy định.

* Về thâm niên công tác:

Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.

 

Mục tiêu đào tạo thạc sĩ

* Về kiến thức:

Bổ sung và nâng cao một số kiến thức cơ bản ở bậc Đại học.Tăng cường kiến thức chuyên ngành và liên ngành, nắm chắc hơn về lý thuyết và có trình độ cao về thực hành. Biết liên hệ lý thuyết với thực tiễn.

* Về kỹ năng:

Có kỹ năng sử dụng một số thiết bị nghiên cứu khoa học- đặc biệt là các thiết bị đo đạc và làm việc ở những vùng nhiệt độ thấp hoặc cao.

* Về năng lực:

Có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và có khả năng phát hiện và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.

*  Về nghiên cứu:

Có khả năng tham gia nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý chất rắn,vật lý và kỹ thuật nhiệt độ thấp và cao. Có thể tham gia hướng dẫn sinh viênnghiên cứu Khoa học và có khả năng cộng tác hoặc độc lập giải quyết một vấn đề cụ thể trong nghiên cứu Khoa học, trong một số lĩnh vực như Vật lý Nhiệt độ thấp, Vật lý chất rắn và khoa học vật liệu. 

 

Danh mục các môn học và số tín chỉ

TT

Tên môn học

 

Số tín chỉ

 

Khối kiến thức chung

11

1

Triết học (Philosophy)

4

2

Ngoại ngữ chung (Foreign languages)

Ngoại ngữ chuyên ngành

4

3

II

Khối kiến thức cơ sở chuyên ngành

37

 

II.1. Các học phần bắt buộc

27

3

Toán cho Vật lý I + II (Mathematics for Physics I + II)

3

4

Nhập môn lý thuyết trường lượng tử I+II

(Introduction to quantum field theory I + II)

3

5

Tin học cho vật lý I+ II (Informatics for Physics I + II)

3

6

Vật lý chất rắn (Solid state physics)

3

7

Kỹ thuật nhiệt độ thấp (Low temperature technique)

3

8

Nhiệt động học và lý thuyết chuyển pha

(Thermodynamics and phase transition theory)

3

9

Siêu dẫn nhiệt độ thấp ( siêu dẫn cổ điển)

(Low temperature superconductors)

3

10

Phương pháp thực nghiệm ở nhiệt độ thấp

(Experimental method at low temperature)

3

11

Siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng

(High temperature superconductors and their applications)

3

 

II.2. Các học phần tự chọn

10/18

12

Vật lý các hiện tượng tập thể ở nhiệt độ thấp

(Physics of the collective phenomena at low temperature)

3

13

Tương tỏc trong hợp chất kim loại đất hiếm (Interactions in rare-earth intermetallic compounds)

3

14

Hiệu ứng Josephson và ứng dụng (Josephson effect and its application)

3

15

Lý thuyết từ cho hệ điện tử tương tác (Theory of magnetism in interacting electron system)

3

16

Kỹ thuật từ trường cao (High magnetic field technique)

3

17

Các phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể (Methods of crystal structure analysis)

3

III

Luận văn (Graduated thesis)

10

 

Tổng

60

 

TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC

*Vật lý chất rắn

Củng cố phần kiến thức: Vật lý chất rắn đã học và nâng cao các phần sau đây:

- Cấu trúc vùng năng lượng điện tử trong chất rắn: phương pháp gần đúng liên kết chặt, phương pháp sóng phẳng trực giao , lý thuyết.  Cấu trúc vùng năng lượng của một số kim loại và hợp kim.

- Mặt Fermi và kim loại: Phương pháp xây dựng mặt Fermi, hiệu ứng De Haas – Van Alphen.

- Các kích thích cơ bản trong vật lý chất rắn: phonon, exiton, plasmon.

*Kỹ thuật Nhiệt độ thấp:

- Giới thiệu cho học viên các khái niệm về nhiệt độ thấp. Các dụng cụ, thiết bị đo và nghiên cứu các vật liệu ở nhiệt độ thấp. Một số vật liệu cơ bản như nhiệt độ thấp và chân không, cách bảo quản và truyền các chất lỏng lạnh được đặc biệt quan tâm.

- Học viên còn được làm quen với kỹ thuật hoá lỏng khí, các phương pháp tạo ra nhiệt độ thấp và siêu thấp để nghiên cứu vật liệu. Đồng thời, các phương pháp xác định và đo nhiệt độ cũng được nghiên cứu chi tiết.

*Nhiệt động học và lý thuyết chuyển pha

- Chuyển pha là một hiện tượng cân bằng, thường được mô tả bằng một hàm nhiệt động đặc trưng. .Môn học này khảo sát  các vấn đề chuyển pha dựa vào lý thuyết của Landao. Trong đó tham số trật tự thường được đưa vào trong biểu thức khai triển của hàm năng lượng. Các chuyển pha từ, chuyển pha điện môi và chuyển pha siêu dẫn được trình bày chi tiết. Một số phương pháp thực nghiệm thường sử dụng để nghiên cứu các chuyển pha cũng được đề cập tới.

*Siêu dẫn nhiệt độ thấp

- Trang bị cho học viên nắm vững hiện tượng siêu dẫn, quá trình phát triển và nghiên cứu các tính chất siêu dẫn đồng thời đưa ra  những đặc trưng để nhận biết một số chất siêu dẫn.

- Các tính chất của siêu dẫn ở vùng nhiệt độ hêli được nghiên cứu chi tiết và được minh hoạ bằng thực nghiệm. Phần lý thuyết cơ bản như lý thuyết động học về chuyển pha, lý thuyết GinZburg – Landau, lý thuyết lượng tử về siêu dẫn vv...

- Sử dụng một số lý thuyết và kết quả thực nghiệm để giải thích một số hiện tượng thông thường trong chất siêu dẫn. Một số tiêu chuẩn về lý thuyết và thực nghiệm để phân biệt siêu dẫn loại I và siêu dẫn loại II và một số hiệu ứng qua trong trong các chất siêu dẫn. Các nguyên nhân phá vỡ trạng thai siêu dẫn và giải thích. Các thông số vi mô và vĩ mô trong trạng thái siêu dẫn và mối liên hệ giữa chúng với các tính chất của chất siêu dẫn.

*Phương pháp thực nghiệm ở Nhiệt độ thấp:

- Kĩ thuật Nhiệt độ thấp luôn gắn liền với các quá trình biến đổi của các đại lượng  đặc trưng như: áp suất, sức căng, nhiệt độ, mật độ, độ lớn dòng chảy, độ cao chất lỏng. Việc đo đạc chính xác các đại lượng đó là yêu cầu quan trọng. Môn học này giới thiệu các phép đo các đại lượng đó về nguyên lý của phương pháp, mô tả thiết bị, các vật liệu thường được sử dụng cũng như các thông số chuẩn của chúng. Các học viên sẽ được tìm hiểu và nghiên cứu các hiệu ứng vật lý và công nghệ hiện đại được sử dụng trong việc chế tạo các thiết bị đo, đặc biệt là trong các vùng nhiệt độ thấp.

*Siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng:

- Củng cố kiến thức về siêu dẫn nhiệt độ thấp. Mở rộng các lý thuyết cơ bản như  lý thuyết lượng tử về siêu dẫn, và một số lý thuyết mới trong những năm gần đây. Sử dụng một số lý thuyết và kết quả thực nghiệm để giải thích một số hiện tượng thông thường trong chất siêu dẫn.Trang bị cho học viên biết thêm sự phát minh và quá trình nghiên cứu siêu dẫn nhiệt độ cao trên toàn thế giới. Giới thiệu một số chất siêu dẫn cổ điển có cấu trúc và thành phần ổn định. Giới thiệu các phương pháp chế tạo và tổng hợp các chất siêu dẫn nhiệt độ cao. Đi sâu vào một vài tính chât đặc trưng và các thông số vi mô của chất siêu dẫn nhiệt độ cao. Các phép đo thông thường để xác định một vài thông số vi mô cơ bản được trình bày dưới dạng tổng quan. Đặc biệt cần đi sâu nghiên cứu các tính chất và các đặc trưng của các loại siêu dẫn điển hình như  siêu dẫn La (214), siêu dẫn Y (123) và siêu dẫn Bi (2212). Giới thiệu các ứng dụng khoa học trong đời sống của các chất siêu dẫn.

*Vật lý các hiện tượng tập thể ở nhiệt độ thấp

- Môn học trình bày một số hiện tượng tập thể ở nhiệt độ thấp trong các vật liệu khối,  màng mỏng đơn và đa lớp. Trong mỗi cấu trúc đó, học viên sẽ học được các phương pháp chế tạo và nghiên cứu, đo đạc các tính chất của các vật liệu.  Học viên cũng nắm được các lý thuyết cơ bản mô tả mối liên quan của các tính chất, hiệu ứng vật lý xẩy ra trong vật liệu:như các hiệu ứng tập thể, các loại tương tác và sự cạnh tranh tương tác trong các vật liệu dẫn đến sự thay đổi các tính chất đặc trưng của chúng. Một số hiệu ứng chuyển pha thông qua các tương tác cũng được đề cập tới.

*Tư­ơng tác trong hợp kim liên kim loại đất hiếm

- Môn học  đề cập đến các tương tác chính trong các hợp kim liên kim loại đất hiếm: t­ương tác trư­ờng tinh thể, tương tác trao đổi gián tiếp, tư­ơng tác trao đổi 3d – 3d, 4f – 3d và một số tư­ơng tác khác như­ tư­ơng tác siêu tinh tế, tương tác tứ cực, t­ương tác siêu trao đổi.  Các hiệu ứng vật lý liên quan đến các t­ương tác trên và các ph­ương pháp quan sát, phân tích các hiệu ứng đó cũng đ­ược trình bày.

*Hiệu ứng Josephson và ứng dụng:

- Trình bày cho học viên về hiên tượng xuyên ngầm điện tử trong các vật liệu siêu dẫn. Mô tả hiệu ứng Josephson với các loại tiếp xúc cầu và song song. Trong phần ứng dụng của hiệu ứng Josephson, đặc biệt đi sâu về vấn đề giao thoa kế lượng tử siêu dẫn (SQUID). Một số vấn đề chính về tách sóng, ứng dụng trong điện tử và điện tử số, sơ đồ logic và nhớ loại Josephsontrong công nghiệp hiện đại cũng được đề cập đến. 

*Lý thuyết từ cho các hệ điện tử tương tác

- Trình bầy các hệ điện tử tương tác trong từ trường và hệ quả của những tương tác đố. Học viên được nghiên cứu sâu về các loại tương tác như: Tương tác trao đổi kép, tương tác siêu trao đổi, tương tác RKKY và các hiệu ứng có liên quan như từ nhiệt, từ trở trong các vật liệu khối và màng mỏng.

*Kỹ thuật từ trường cao

- Môn học này trang bị cho học viên một số hiện tượng và hiệu ứng đặc biệt trong từ trường cao.

Cách tạo từ trường xung và một số phương pháp đo đạc tính chất vật liệu ở từ trường cao.

- Một số ứng dụng về kỹ thuật từ trường cao trong thực tế cũng được giới thiệu và tìm hiểu.

*Các phương pháp phân tích cấu trúc

Sử dụng các phương pháp vật lý chủ yếu là các phương pháp nhiễu xạ tia – X, hiển vi điện tử (SEM) để nhiên cứu các cấu trúc của vật rắn như tinh thể, vật liệu vô định hình, cấu trúc từ và một số cấu trúc đặc biệt của vật rắn.

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]