Chuyên ngành Vật lý chất rắn

(Theo chương trình đào tạo của trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQGHN)

 

Tên chuyên ngành:      VẬT LÝ CHẤT RẮN (Solid State Phyics)

Tên ngành :                  Vật lý (Physics)

Bậc đào tạo:                 Thạc sĩ

Tên văn bằng:             Thạc sĩ Vật lý (Master of Physics)

 

Điều kiện dự thi đào tạo thạc sĩ

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ các điều kiện quy định dưới đây được dự thi đào tạo thạc sĩ:

*Về văn bằng : người dự thi cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây

a. Có văn bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự  thi.

b. Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành gần với ngành đăng kí dự thi đã học bổ sung kiến thức các môn học hay các học phần để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng. Nội dung, khối lượng (số tiết) các môn học bổ sung do các trường đại học được giao nhiệm vụ đào tạo cao học các ngành này quy định.

* Về thâm niên công tác:

a. Người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng kí dự thi, được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.

b. Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng kí quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng kí dự thi.

 

Mục tiêu đào tạo

*Về  kiến thức:

 Học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức của vật lý hiện đại về vật lý chất rắn, có trình độ về lý thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực về chất rắn, có trình độ cao về lý thuyết và thực nghiệm trong các hướng chuyên ngành của vật lý chất rắn: Từ học, bán dẫn, sensơ… Sau quá trình đào tạo các cán bộ này có khả năng ứng dụng tốt các kiến thức, kỹ năng thực hành đã học vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

*Về năng lực:

Sau khi được đào tạo các học viên đáp ứng tốt yêu cầu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học, Cao đẳng, cơ sở sản xuất và kinh doanh… có liên quan đến lĩnh vực vật lý chất rắn, vật liệu điện tử và công nghệ vật liệu.

*Về nghiên cứu:

Các học viên được tham gia nghiên cứu theo một trong các hướng khoa học hiện đại, cập nhật hiện nay trên thế giới và trong khu vực:

+ Các vật liệu và các vật liệu bán dẫn (gốm ferite, hợp kim, màng mỏng bán dẫn…)

+ Thiết lập và giải các bài toán mô phỏng, thực hiện tính toán ở mức độ trung bình.

+ Chế tạo các mảng mỏng nhạy quang, quang điện tử khảo sát tính chất vật lý của chúng và khả năng ứng dụng.

*Về kĩ năng:

Sử dụng thành thạo các thiết bị, máy móc được trang bị tại bộ môn

 

Các môn học và số tín chỉ

TT

Tên môn học (ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh)

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1

Triết học  (Phylosophy)

4

2

Ngoại ngữ chung (English A)

4

3

Ngoại ngữ chuyên ngành (English B)

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

II.1. Các môn học bắt buộc

21

4

Toán cho Vật lý (Mathematics for Physics)

3

5

Nhập môn lý thuyết trường lượng tử

(Introduction to quantum field theory)

3

6

Tin học cho Vật lý (Physics informatics)

3

7

Vật lý chất rắn (Solid State Physics)

2

8

Vật lý các hiện tượng từ và siêu dẫn

(Physics of magnetic and superconducting phenomena)

2

9

Vật lý bán dẫn (Physics of semiconductors)

2

10

Tinh thể học (Crystallography)

2

11

Các phương pháp phân tích cấu trúc (Methods of structural analyse)

2

12

Thực hành vật lý chất rắn (Solid State Physics Practice)

2

 

II.2. Các môn học lựa chọn

8

13

Nhiệt động học và lý thuyết chuyển pha

(Themodynamics and phase transition theory)

2

14

Cảm biến và ứng dụng (Sensors and applications)

2

15

Các phép đo từ (Magnetic measurements)

2

16

Lý thuyết nhóm và ứng dụng trong vật lý chất rắn

(Group theory and application in solid state physics)

2

17

Lý thuyết lượng tử chất rắn (Quantum theory of solids)

2

18

Một số vấn đề mới của vật liệu rắn (New trends in materials sciences)

2

19

Vật lý kim loại (Physics of metals)

2

20

Vật lý và công nghệ màng mỏng (Physics and technology of thin films)

2

21

Vật lý hệ thấp chiều (Physics of low dimentional structure)

2

22

Phân tích cấu trúc vật rắn bằng phương pháp Rietveld (Analysics the Crystalline structure of the solid state materials by Rietveld method)

2

III

Luận văn

15

 

Tổng

57

 

TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC MÔN HỌC

* Vật lý chất rắn

Dao động mạng tinh thể, phonon. Cấu trúc vùng năng lượng của điện tử. Mặt Fermi của điện tử trong kim loại. Hiện tượng truyền trong chất rắn. Quá trình quang học, exciton.

* Vật lý các hiện tượng từ và siêu dẫn

Thuận từ, sắt từ, nghịch từ. Các hiện tượng từ (dị hướng, từ giải, từ nhiệt…). Lý thuyết từ học điện từ linh động. Tính chất siêu dẫn điện, lý thuyết BCS. Siêu dẫn nhiệt độ cao.

* Vật lý bán dẫn

Lý thuyết vùng năng lượng, điện tử, lỗ trống. Thống kê hạt tải trong bán dẫn, hạt tải dư, hiện tượng mặt ngoài.

* Tinh thể học

Cấu trúc nguyên tử và liên kết hoá học, cấu trúc tinh thể vật rắn. Tinh thể thực. ảnh hưởng của sai hỏng lên tính chất vật lý của tinh thể.

* Các phương pháp phân tích cấu trúc

Cơ sở phương pháp phân tích cấu trúc tinh thể bằng tia X và chùm điện tử .

* Thực hành Vật lý chất rắn

Thực hành chế tạo vật liệu bằng các phương pháp công nghệ khác nhau (gốm, bốc bay nhiệt, nguội nhanh…). Thực hành xác định cấu trúc vật liệu bằng X-Ray, DTA, DTG, SEM. Thực hành xác định một số tính chất điện từ.

* Nhiệt động học, chuyển pha

Chuyển pha là một sự cân bằng. Chuyển pha thường được mô tả một hàm nhiệt động đặc trưng. Trong môn học này các vấn đề chuyển pha đã được khảo sát dựa vào lý thuyết của Landau, trong đó tham số trật tự đã được đưa vào trong biểu thức của hàm năng lượng. Các khảo sát chi tiết đã được trình bày cho các chuyển pha từ, chuyển pha điện môi và chuyển pha siêu dẫn. Cuối cùng một số phương pháp thực nghiệm thường được sử dụng để nghiên cứu các chuyển pha cũng được đề cập.

* Cảm biến (sensor) và ứng dụng

Sensor và vật liệu để chế tạo sensor; Công nghệ chế tạo một số loại sensor; Một vài ứng dụng của yếu của sensor; Tạp nội

* Các phép đo từ

Các nguồn từ trường và phương pháp xác định cường độ từ trường. Các phương pháp xác định các đặc trưng tĩnh và động… của vật liệu từ.

* Lý thuyết nhóm và ứng dụng trong vật lý chất rắn

Cơ sở lý thuyết nhóm, nhóm điểm. Cơ sở lý thuyết biểu diễn nhóm. Một số ứng dụng trong vật lý chất rắn.

* Lý thuyết lượng tử chất rắn

Khí điện tử tự do và có tương tác. Gần đúng Hartree – Fock, sự chắn Coulomb, plasmon điện tử trong tinh thể, lý thuyết vùng năng lượng. Dao động mạng tinh thể, phonon. Sóng Spin trong tinh thể sắt từ, magnon, Exciton.

* Một số vấn đề mới của vật liệu rắn

Vật liệu vô định hình và vi hạt, vật liệu Compoite, vật liệu gốm, vật liệu nhiệt điện.

* Vật lý kim loại

Cấu trúc giản đồ pha của một số kim loại hợp kim điển hình. Lệch mạng và tính chất cơ của vật liệu. Nhiệt luyện. Hợp kim bột.

* Vật lý và công nghệ màng mỏng

Kỹ thuật chân không, các phương pháp chế tạo màng mỏng, các phương pháp nghiên cứu màng mỏng. Một số tính chất vật lý của màng mỏng và ứng dụng.

* Vật lý hệ thấp chiều

Các cấu trúc với khí điện tử hai chiều, phổ năng lượng thống kê hạt tải, tính chất quang, động học của hệ hai chiều. Hiệu ứng Hall lượng tử, hiện tượng truyền kiểu đạn đạo, hiệu ứng đường hầm và phong tỏa Coulomb.

* Phân tích cấu trúc vật rắn bằng phương pháp Rietveld

Cấu trúc ô mạng cơ sở, phương pháp Rietveld, cấu trúc perovskite.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]