Ngành Khai thác hàng hải thủy sản

Ngành đào tạo:                       KHAI THÁC HÀNG HẢI THỦY SẢN

Trình độ đào tạo:                    Trung cấp chuyên nghiệp

Thời gian đào tạo:                   2 năm

Đối tượng tuyển sinh:             Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

 

GIỚI THIỆU

            Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Khai thác hàng hải thuỷ sản được thiết kế để đào tạo người học trở thành kỹ thuật viên về lĩnh vực khai thác hàng hải thuỷ sản, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc; có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình khóa học bao gồm những nội dung về điều khiển tàu, thuỷ nghiệp cơ bản, ngư trường ngư loại, công nghệ đánh bắt, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, hàng hải thiên văn, địa văn, khai thác, vận chuyển và bảo quản hàng hoá trên tàu, quản lý doang nghiệp, an toàn lao động và luật chuyên ngành, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên về khai thác hàng hải thủy sản trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trực tiếp trên các tàu thuỷ sản, tàu vận tải hoặc làm cán bộ nghiệp vụ ở các thành phần kinh tế quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước của ngành thuỷ sản. Ngoài ra, sau khi ra trường người học còn có khả năng tổ chức quản lý một cơ sở khai thác, dịch vụ nghề cá vừa và nhỏ; có khả năng giúp việc cho kỹ sư thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khai thác hàng hải thuỷ sản.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi tốt nghiệp người học có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được các luật cơ bản có liên quan đến hàng hải và khai thác thuỷ sản;

- Trình bày được các kiến thức cơ bản về hàng hải thiên văn, hàng hải địa văn, khí tượng, hải dương, máy móc điện vô tuyến điện trên tàu áp dụng vào việc dẫn tàu hành trình và đánh cá trên biển;

- Xác định được kết cấu, trang thiết bị trên tàu; các kiến thức và kỹ thuật hàng hải, kỹ thuật thi công và khai thác thuỷ sản;

- Trình bày được kết cấu và tính năng hàng hải của tàu và trang thiết bị trên tàu;

- Trình bày được các đặc điểm của ngư trường, của đối tượng đánh bắt;

- Trình bày được nguyên lý đọc bản vẽ lắp ráp, sửa chữa một số loại ngư cụ phổ biến, kỹ thuật khai thác thuỷ sản và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;

- Trình bày được cách phân loại và bảo quản các sản phẩm thủy sản sau thu hoạch;

- Nêu được các kiến thức về an toàn trên biển.

Về kỹ năng

- Thực hiện được việc xử lý các thông tin về khí tượng thuỷ văn để đảm bảo an toàn hàng hải;

- Biết sử dụng các máy móc và trang thiết bị trên tàu;

- Thao tác thành thạo về thuỷ nghiệp cơ bản;

- Thực hiện được điều khiển tàu và xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình hàng hải và đánh bắt thuỷ sản; thi công, lắp ráp một số ngư cụ thông dụng để đánh bắt thuỷ sản;

- Phân loại, sơ chế và bảo quản sơ bộ các sản phẩm sau thu hoạch.

Về thái độ

            Có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở đơn vị công tác. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần của chương trình

A

Các học phần chung

I.

Học phần bắt buộc

 

 

1

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Ngoại ngữ

3

Giáo dục thể chất

6

Pháp luật

II.

Học phần tự chọn (Chọn 1 trong 3 học phần)

1

Kỹ năng giao tiếp

3

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2

Khởi tạo doanh nghiệp

 

 

B

Các học phần cơ sở

1

Vẽ kỹ thuật

5

Ngư­ trư­ờng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

2

Lý thuyết tàu

6

Vật liệu và chế tạo ng­ư cụ

3

Nghiệp vụ thuyền viên

7

Luật chuyên ngành

4

Điều động – Khí t­ượng

 

 

C

Các học phần chuyên môn

1

Hàng hải địa văn

6

Khai thác thuỷ sản 2

2

Hàng hải thiên văn

7

Máy khai thác

3

Kỹ thuật điện

8

An toàn lao động trên biển

4

Máy điện hàng hải

9

Khai thác, vận chuyển và bảo quản  hàng hoá trên tàu

5

Khai thác thuỷ sản 1

10

Quản lý doanh nghiệp khai thác thuỷ sản

D

Thực tập cơ bản

 

Nội dung thực tập cơ bản gồm các nội dung về Nghiệp vụ thuyền viên, ngư cụ, hàng hải thiên địa văn, kỹ thuật điện, máy điện hàng hải, điều động khí tượng và kỹ thuật khai thác thuỷ sản.

E

Thực tập tốt nghiệp

 

 

Nội dung thực tập tốt nghiệp gồm: Ngư trường ngư loại, kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật khai thác.

Nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn

Vẽ kỹ thuật

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về đọc và thiết lập các bản vẽ kỹ thuật bao gồm: vẽ hình học, hình chiếu vuông góc, biểu diễn vật thể, hình chiếu trục đo, vẽ quy ước một số chi tiết máy thông dụng và hệ thống bản vẽ cơ khí.

Sau khi học xong học phần này, người học đọc được  bản vẽ lưới, bản vẽ tàu và bản vẽ máy khai thác.

Lý thuyết tàu thuyền

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tính toán cơ bản kết cấu vỏ tàu, tính nổi, tính ổn định và các tính năng hàng hải khác của tàu thuyền; các đặc điểm kỹ thuật về kết cấu và cách bố trí các máy móc trang thiết bị của các tàu  đánh bắt các loại thuỷ sản khác nhau.

            Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được kết cấu và tính năng của tàu thuyền nói chung và nhất là tính năng hàng hải của tàu thuyền đánh cá.

Nghiệp vụ thuyền viên          

            Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các trang thiết bị trên boong; nguyên lý hoạt động và các chức năng của trang thiết bị trên boong; chức trách và nhiệm vụ của cán bộ và thuyền viên, các quy định về an toàn trên tàu đánh cá.

           Sau khi học xong học phần này, người học sử dụng được các trang thiết bị trên boong; thực hiện đúng chức trách và nhệm vụ của cán bộ thuyền viên, các quy định về an toàn trên tàu đánh cá. 

Điều động – Khí tượng

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về điều động tàu; các yếu tố khí tượng cơ bản, nguyên nhân sinh ra bão và cách phòng tránh, các phương pháp dự đoán thời tiết, tính toán thuỷ triều.

Sau khi học xong học phần này, người học phân tích được các phương pháp điều động tàu và dự đoán được các yếu tố thời tiết và bão.

Ngư trường và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

            Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngư trường; đặc điểm hình thái, sinh học một số loài cá và động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế. Ngoài ra, học phần này còn cung cấp những kiến thức cơ bản và các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam.

            Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được ngư trường, ngư loại và các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản ở Việt Nam.

Vật liệu và chế tạo ngư cụ     

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lý luận tính toán các thông số kỹ thuật ngư cụ; thi công, lắp ráp được các dụng cụ đánh cá thông dụng, cách sửa chữa và bảo quản ngư lưới cụ.

Sau khi học xong  học phần này, người học tính toán được các thông số cơ bản của ngư cụ, thực hiện đan, cắt, vá, lắp ráp lưới và các trang thiết bị phụ tùng dùng trong bản vẽ.

Luật  chuyên ngành   

Học phần này cung cấp cho người học nội dung của Luật tránh va quốc tế   (Quy tắc Quốc tế phòng ngừa va chạm trên biển,1972), Luật tín hiệu quốc tế, Luật Hàng hải, Luật giao thông đường thuỷ, Luật thuỷ sản. Ngoài ra còn giới thiệu cho người học về hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc.

             Sau khi học xong học phần này, người học nêu được nội dung cơ bản của các Luật và áp dụng các điều luật cơ bản vào trong thực tiễn đi biển và sản xuất đánh bắt thuỷ sản.

Hàng hải địa văn

             Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về hàng hải địa văn gồm những khái niệm cơ bản dùng trong hàng hải, hướng đi và hướng ngắm trên biển, những dụng cụ dùng trong hàng hải, hàng hải dự đoán và hàng hải chính xác; ảnh  hưởng của gió và nước đến hướng đi của tàu.

             Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các kiến thức về hàng hải địa văn; tính toán được hướng đi, đường đi của tàu; tính toán được các ảnh hưởng của gió, nước đến hướng đi của tàu; xácđịnh vị trí tàu bằng địa văn.

Hàng hải thiên văn

Học phần này cung cấp cho người học những khái niệm dùng trong thiên văn gồm thiên cầu và hệ toạ độ cầu, thời gian và dụng cụ đo thời gian, lịch thiên văn hàng hải, bầu trời sao hàng hải.      

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các kiến thức về hàng hải thiên văn,  tính được múi giờ và xác định được vị trí các chòm sao cơ bản phục vụ hàng hải.

Kỹ thuật điện

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, điện từ và cảm ứng điện từ, máy biến áp, động cơ và máy phát, đo điện.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các kiến thức cơ bản  về điện kỹ thuật, tính toán được các bài toán về mạch điện 1chiều, mạch xoay chiều, mạch điện 3 pha, đo được các thông số về điện.

Máy điện hàng hải

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các máy điện hàng hải như: Radar, máy đo sâu dò cá, máy xác định vị trí tàu bằng vệ tinh, máy thông tin, và các máy    tuyến chuyên ngành  khác.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy điện hàng hải; sử dụng được các máy móc đó phục vụ khai thác hàng hải thuỷ sản có hiệu quả và an toàn.

Khai thác thuỷ sản 1

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý đánh bắt, cấu tạo, tính toán các thông số kỹ thuật lưới cụ; kỹ thuật đánh bắt và cách xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình khai thác.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, tính toán được các thông số kỹ thuật cơ bản của lưới cụ; thực hiện được kỹ thuật khai thác và xử lý các tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác.

Khai thác thuỷ sản 2

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các nghề  câu, nghề lưới đánh cá kết hợp ánh sáng, lưới cố định và một số nghề đánh cá khác.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo của các nghề trên, tính toán được các thông số kỹ thuật cơ bản của các loại lưới đó, thực hiện được kỹ thuật khai thác và xử lý các tai nạn xảy ra trong quá trình khai thác.

Máy khai thác

            Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các loại máy móc, trang thiết bị dùng cho khai thác thuỷ sản.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các máy móc trang bị trên tàu. Sử dụng được các máy móc trang thiết bị đó phục vụ khai thác thuỷ sản.

An toàn lao động  trên biển

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vệ sinh hàng hải, các quy định và kỹ thuật an toàn trong quá trình hàng hải và đánh bắt thuỷ sản.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được các quy định và kỹ thuật an toàn trong quá trình hàng hải và đánh bắt thuỷ sản.

Khai thác, vận chuyển và bảo quản hàng hoá trên tàu

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các phương pháp phân loại, bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trên tàu, đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản.

           Sau khi học xong học phần này, người học thực hiện được cách phân loại, bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trên tàu.

Quản lý doanh nghiệp khai thác thuỷ sản

Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức, hạch toán, quản lý doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khai thác thuỷ sản nói riêng.

Sau khi học xong học phần này, người học hiểu được công tác tổ chức, quản lý, hạch toán ở trong một doanh nghiệp khai thác thuỷ sản, trên tàu đánh cá hoặc tàu dịch vụ, thu mua thuỷ sản.

Thực tập cơ bản                                                                     

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ thuyền viên; ng­ư cụ; hàng hải địa văn, hàng hải thiên văn; những kỹ năng vận hành, nguyên lý làm việc của các loại máy điện hàng hải; điều động - khí tượng và thực tập kỹ thuật đánh cá.

- Thực tập kỹ năng nghề                   

             Phần thực tập này giúp người học rèn luyện tay nghề về dây nút, bảo quản vỏ tàu, cách sử dụng các trang thiết bị ở trên tàu; thực hiện đan, cắt, lắp ráp và sửa chữa ngư lưới cụ dùng trong nghề cá; người học có khả năng sử dụng một số máy móc, thiết bị hàng hải, nhận dạng các chòm sao phục vụ cho việc xác định vị trí tàu trên biển; rèn luyện cho người học khả năng chịu đựng sóng gió khi làm việc trên biển.

- Thực tập giáo trình

Phần thực tập này giúp người học rèn luyện tay nghề về điều động tàu và các yếu tố khí tượng thời tiết có liên quan; thực hành về một số nghề chủ yếu  ở Việt Nam như: lưới rê, lưới vây, lưới đánh cá kết hợp ánh sáng, lưới cố định, câu…nhằm giúp cho người học hiểu rõ hơn những phần lý thuyết đã học, tiếp xúc với thực tiễn sản xuất.

Thực tập tốt nghiệp                                                   

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức về ngư trường, ngư loại, tàu thuyền và các loại máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu, kỹ thuật khai thác, cách phân loại và bảo quản sản phẩm khai thác; những kiến thức, kỹ năng thực tế về quản lý, tổ chức doanh nghiệp khai thác thuỷ sản tại cơ sở thực tập.

Sau khi thực tập tốt nghiệp, người học xác định được ngư trường khai thác, mùa vụ đánh bắt; Nắm được các thông số kỹ thuật của tàu mình đi thực tập; Sử dụng được các loại máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu và điều động tàu đúng luật; Trình bày được cấu tạo, các thông số kỹ thuật của lưới; thi công đúng quy trình một vàng lưới hoàn chỉnh, thực hiện đúng quy trình khai thác, xử lý được các tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất; lập kế hoạch chuyến biển, hạch toán chuyến biển và tính toán giá thành sản phẩm trên tàu.

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]