Ngành Chăn nuôi và thú y
Ngành đào tạo : CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
Trình độ đào tạo : Trung cấp chuyên nghiệp
Thời gian đào tạo : 2 năm
Đối tượng tuyển sinh : Học sinh đã tốt nghiệp THPT
Giới thiệu chương trình
Chương trình trung cấp chuyên nghiệp ngành Chăn nuôi và thú y đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Chăn nuôi và thú y có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình chuẩn bị cho người học lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc bán vật nuôi, quản lý, chăm sóc, các thủ tục lâm sàng trợ giúp con bệnh và giao tiếp với chủ nuôi dưới sự giám sát của bác sỹ thu y, các chuyên gia động vật của các phòng thí nghiệm và các nhà chuyên gia về động vật.
Chương trình đào tạo bao gồm những nội dung cơ bản về cơ sở khoa học động vật, dinh dưỡng và sức khỏe động vật áp dụng cho các loài và giống khác nhau, giống và kỹ thuật truyền giống, dinh dưỡng và thức ăn, chăn nuôi lợn và gia cầm, dược lý thú y, các hình thức chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, chăm sóc điều dưỡng động vật; quản lý động vật, bệnh lý lâm sàng, chẩn đoán các bệnh nội, ngoại, sản khoa, các bệnh truyền nhiễm và kiểm nghiệm súc sản và những nội dung cơ bản về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng-an ninh.
Sau khi tốt nghiệp người học có thể trở thành kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp về Chăn nuôi và thú y, có thể đảm nhận được nhiệm vụ tại trạm thú y, trang trại chăn nuôi, mạng lưới thú y xã, phường và hỗ trợ các kỹ sư trong lĩnh vực chuyên môn.
Mục tiêu đào tạo
Sau khi học xong chương trình người học có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày được phương pháp tổ chức và thực hiện công việc chăn nuôi và thú y đối với các loại vật nuôi;
- Vận dụng những kiến thức đã học phát hiện được các bệnh thông thường hay gặp trên các loại vật nuôi khác nhau để có biện pháp phòng chống và điều trị bệnh.
2. Về kỹ năng
- Sử dụng thành thạo được các phương tiện phục vụ trong chăn nuôi và thú y;
- Chọn giống, tổ hợp thức ăn chẩn đoán được bệnh thông qua triệu chứng lâm sàng;
- Sử dụng được các loại thuốc văcxin thông dụng trên thị trường để phòng và trị bệnh cho vật nuôi;
- Có khả năng tự tổ chức, quản lý, chăn nuôi theo quy mô gia đình, trang trại.
3. Về thái độ
- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiểu và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi thú y.
- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.
Chương trình đào tạo
Các học phần của chương trình
Các Học phần chung
|
1
|
Chính trị
|
5
|
Giáo dục quốc phòng -An ninh
|
2
|
Ngoại ngữ
|
6
|
Pháp luật
|
3
|
Tin học
|
7
|
Khởi tạo doanh nghiệp
|
4
|
Giáo dục thể chất
|
|
|
Các học phần cơ sở
|
1
|
Giải phẫu sinh lý vật nuôi
|
6
|
Cơ khí chăn nuôi
|
2
|
Dược lý thú y
|
7
|
Tổ chức quản lý doanh nghiệp
|
3
|
Giống và kỹ thuật truyền giống
|
8
|
Khuyến nông
|
4
|
Dinh dưỡng và thức ăn
|
9
|
Bảo vệ môi trường
|
5
|
Phương pháp thực nghiệm
|
|
|
Các học phần chuyên môn
|
Các học phần bắt buộc
|
1
|
Pháp luật chuyên ngành
|
6
|
Ngoại và sản khoa
|
2
|
Chăn nuôi lợn (heo)
|
7
|
Ký sinh trùng
|
3
|
Chăn nuôi gia cầm
|
8
|
Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm
|
4
|
Chăn nuôi trâu bò
|
9
|
Kiểm nghiệm súc sản
|
5
|
Chẩn đoán và bệnh nội khoa
|
|
|
Các học phần tự chọn (chọn 2 trong 4 học phần)
|
1
|
Vệ sinh gia súc
|
3
|
Bệnh gia súc lây sang người
|
2
|
Chăn nuôi động vật khác
|
4
|
Trồng trọt đại cương
|
Thực tập
|
1
|
Thực tập cơ bản:
|
|
|
|
Chăn nuôi:
- Chọn giống, nhân giống;
- Phối giống, thụ tinh nhân tạo;
- Phối hợp khẩu phần thức ăn;
- Chế biến bảo quản thức ăn;
- Quy trình chăn nuôi.
|
|
Thú y:
- Chẩn đoán và điều trị;
- Thuốc và vắc xin;
- Dụng cụ thú y;
- Vệ sinh thú y.
|
2
|
Thực tập tốt nghiệp
|
|
|
|
- Điều tra cơ bản;
- Phục vụ sản xuất;
- Viết báo cáo tổng hợp.
|
|
|
Nội dung các học phần cơ sở và chuyên môn
Giải phẫu sinh lý vật nuôi
Học phần này giới thiệu vị trí, hình dạng, cấu tạo và hoạt động của các cơ quan, bộ máy trên cơ thể động vật sống bình thường.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể động vật.
Sau khi học xong, người học xác định được vị trí, nhận biết được hình dạng và hiểu được cấu tạo và hoạt động của các cơ quan, các bộ máy trong một cơ thể bình thường.
Dược lý thú y
Học phần này giới thiệu nhận dạng các loại dược phẩm sử dụng trong lĩnh vực thú y.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản để nhận dạng dược phẩm sử dụng trong lĩnh vực thú y, biết tác dụng chính và phụ của thuốc.
Sau khi học xong, người học biết cách lựa chọn và sửa dụng các loại thuốc thường dùng trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.
Giống và kỹ thuật truyền giống
Học phần này giới thiệu những vấn đề chung nhất về lĩnh vực chọn giống, nhân giống và kỹ thuật truyền giống.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực chọn giống, chọn phối, nhân giống và kỹ thuật truyền tinh nhân tạo cho vật nuôi.
Sau khi học xong, người học biết cách đánh giá, chọn lọc và phối hợp các giống trong lai tạo để có được con giống tốt phú hợp với từng điều kiện chăn nuôi cụ thể.
Dinh dưỡng và thức ăn
Học phần này giới thiệu những vấn đề chung nhất về lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về thức ăn và chất dinh dưỡng trong chăn nuôi, cách chế biến, bảo quản và phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi.
Sau khi học xong, người học biết chọn và phối hợp các nguyên liệu làm thức ăn cho vật nuôi, chế biến và bảo quản thực liệu, phòng và xử lý các bệnh về dinh dưỡng trên vật nuôi.
Phương pháp thực nghiệm
Học phần này giới thiệu cách tổ chức một thí nghiệm đơn giản và phân tích kết quả thí nghiệm.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về môn phương pháp thí nghiệm (phương pháp, nguyên tắc để tổ chức một thí nghiệm, phân tích kết quả, viết một báo cáo thí nghiệm).
Sau khi học xong, người học phải thực hiện được một thí nghiệm (tổ chức, theo dõi, thực hiện toàn bộ thí nghiệm), phân tích được kết quả thí nghiệm, viết được một báo cáo thí nghiệm vừa tổ chức.
Cơ khí chăn nuôi
Học phần này giới thiệu tầm quan trọng của việc cơ giới hóa và mức độ cơ giới hóa hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về một số loại máy móc, thiết bị cơ khí phổ biến trong ngành chăn nuôi thú y hiện nay.
Sau khi học xong, người học có thể vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật đối với các máy nông nghiệp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực chăn nuôi.
Tổ chức quản lý doanh nghiệp
Học phần này giới thiệu tổng quan về tổ chức quản lý, môi trường và tiếp thị, hoạch địch cung, cầu về lao động trong doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế trong đầu tư dài hạn.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kinh tế và một số tính toán trong quản trị góp phần nâng cao chất lượng đào tạo học sinh một cách toàn diện.
Sau khi học xong, người học có thể tự đứng ra tổ chức hoặc cùng với đồng nghiệp tạo dựng doanh nghiệp.
Khuyến nông
Học phần này giới thiệu các phương pháp khuyến nông để chuyển giao kiến thức về chăn nuôi, thú y, trồng trọt - bảo vệ thực vật xuống cho nông dân.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về khuyến nông, tổ chức khuyến nông và phương pháp tiếp cận với nông dân, biết xây dựng kế hoạch cho một chương trình chuyển giao.
Sau khi học xong, người học biết cách xây dựng kế hoạch cho một chương trình chuyển giao, sử dụng một số thiết bị khi chuyển giao một chương trình khuyến nông.
Bảo vệ môi trường
Học phần này giới thiệu khái niệm môi trường, bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và ô nhiễm môi trường.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và ô nhiễm môi trường; các kỹ thuật cơ bản về môi trường như bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, bảo vệ môi trường không khí, quản lý môi trường.
Sau khi học xong, người học biết cách lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đơn giản.
Pháp luật chuyên ngành
Học phần này giới thiệu các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi thú y.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các văn bản pháp luật có liên quan đến ngành chăn nuôi thú y.
Sau khi học xong, người học tuyên truyền và vận động các tổ chức và cá nhân có liên quan đến các hoạt động chăn nuôi thú y thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh thú y.
Chăn nuôi lợn
Học phần này giới thiệu đặc điểm ngoại hình, thể chất của các giống lợn, chọn lợn và phối giống cho lợn.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về công tác giống heo, dinh dưỡng và thức ăn nuôi heo, xây dựng chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc và phòng bệnh cho đến việc quản lý sản xuất trong trại heo đạt hiệu quả.
Sau khi học xong, người học phải nhận biết được các giống lợn, chọn lợn nuôi thịt và chọn lợn giống, biết pha trộn, kiểm tra và bảo quản và sử dụng thức ăn, xây dựng và quản lý các kiểu chuồng trại nuôi lợn.
Chăn nuôi gia cầm
Học phần này giới thiệu các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm như chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng chăm sóc, kỹ thuật ấp trứng gia cầm. Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi gia cầm như chọn giống, xây dựng chuồng trại, lựa chọn và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý đàn gia cầm, kỹ thuật ấp trứng gia cầm.
Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu trong quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc gia cầm và kỹ thuật ấp trứng gia cầm.
Chăn nuôi trâu bò
Học phần này giới thiệu các khâu kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò nh chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế biến và sử dụng thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc trâu bò.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những đặc điểm sinh học của trâu bò, về quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu bò như thiết kế xây dựng chuồng trại, chọn giống, chọn lựa và sử dụng thức ăn, cách chăm sóc nuôi dưỡng, phòng trị bệnh và quản lý chăn nuôi.
Sau khi học xong, người học có khả năng làm thành thạo các khâu kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi trâu bò theo quy mô gia đình, hợp tác xã và trang trại.
Chẩn đoán và bệnh nội khoa
Học phần này giới thiệu cách chẩn đoán và điều trị những bệnh nội khoa thường hay xảy ra.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về về nguồn gốc bênh, cách chẩn đoán, phòng và chống những loại bệnh nội khoa thường hay xảy ra.
Sau khi học xong, người học có khả năng khống chế được gia súc trong việc khám và điều trị sử dụng đúng các dụng cụ khám và điều trị thành thạo các thao tác khám bệnh, phòng và trị được các bệnh nội khoa thường hay xảy ra..
Ngoại và sản khoa
Học phần này giới thiệu những bệnh ngoại sản khoa thường xảy ra trên gia súc.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về những bệnh ngoại sản khoa thường xảy ra trên gia súc.
Sau khi học xong, người học có khả năng phòng và trị một số bệnh ngoại sản khoa trên gia súc.
Ký sinh trùng
Học phần này giới thiệu những bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi thường xảy ra trên gia súc.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi như: nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách chuẩn đoán và cách đối phó với bệnh.
Sau khi học xong, người học có khả năng điều trị được một số bệnh ký sinh trùng trên vật nuôi, có thể đề ra được một quy trình phòng bệnh.
Vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm
Học phần này giới thiệu cách chẩn đoán và phân biệt một số loại vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vi sinh vật và tình trạng bệnh lý của bệnh truyền nhiễm của gia súc - gia cầm.
Sau khi học xong, người học có khả năng chẩn đoán, điều trị và phòng được bệnh cho gia súc - gia cầm.
Kiểm nghiệm súc sản
Học phần này giới thiệu những tác hại của mầm bệnh gây ra do con người sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc động vật không qua kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về các bệnh học, luật lệ thú y và tác hại của các bệnh tật trên người gây ra bởi việc dùng thịt thú không bình thường.
Sau khi học xong, người học biết cách kiểm tra thịt để vừa không bỏ sót những tình trạng bệnh tật khi khám lâm sàng hoặc bỏ sót những bệnh tích các bệnh có khả năng lây cho người nhưng không làm tổn hại giá trị thương mại của thân thịt.
Thực tập cơ bản
Phân bố vào 3 học kỳ cuối, mỗi học kỳ từ 3 - 4 tuần tuỳ theo điều kiện khách quan.
- Lần 1: Tổ chức cho học sinh thâm nhập vào thực tế sản xuất để tìm hiểu, phần tích về các nội dung: con giống, thức ăn, cách chăn nuôi mà người chăn nuôi hiện đang áp dụng để:
+ Chọn giống, nhân giống;
+ Phối giống, thụ tinh nhân tạo;
+ Phối hợp khẩu phần thức ăn;
+ Chế biến, bảo quản thức ăn;
+ Điều hành quy trình chăn nuôi.
- Lần 2: Cho học sinh tham gia các đợt tiêm phòng chính vụ do các cơ quan thú y cấp tỉnh hoặc cấp huyện tổ chức hàng năm. Học sinh phải phân tích về cách tổ chức đợt tiêm phòng, đánh giá hiệu quả đợt tiêm phòng, tham gia các công tác điều trị bệnh cho gia súc gia cầm cùng với thú y sĩ tại cơ sở để:
+ Chẩn đoán và điều trị bênh cho gia súc, gia cầm;
+ Sử dụng đúng các loại thuốc và vắc xin;
+ Sử dụng và bảo quản được các dụng cụ thú y;
+ Biết cách vệ sinh thú y.
Thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện những chuyên đề nhỏ như: tổ chức thí nghiệm về dinh dưỡng, chăn nuôi gia súc, gia cầm, khảo sát các quy trình chăn nuôi, các phương pháp điều trị bệnh, khảo sát tình trạng bệnh trên một loại gia súc, gia cầm nào đó.
- Chuyên đề do học sinh tự chọn theo sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên đề thực hiện tại các cơ sở chăn nuôi, cơ quan thú y, hoặc tại địa phương của người học.
- Sau khi thực tập xong người học phải có một báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nêu được các kết quả đã làm và phân tích các kết quả này theo các yếu tố liên quan. Trình bày được ý nghĩa của chuyên đề trong thực tiễn.