Ngành Công nghệ Hóa vô cơ

Ngành đào tạo:                       CÔNG NGHỆ HÓA VÔ CƠ

Trình độ đào tạo:                    Trung cấp chuyên nghiệp

Thời gian đào tạo:                   2 năm

Đối tượng tuyển sinh:             Học sinh đã tốt nghiệp THPT

 

Giới thiệu chung

Chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Hoá vô cơ được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Hoá vô cơ, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

            Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trợ giúp cho kỹ sư và các nhà chuyên môn trong việc sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản, phân vi lượng và phân bón hóa học.

            Chương trình khóa học bao gồm các nội dung cơ bản về về môi trường và xử lý chất thải, phương pháp phân tích định tính và định lượng, phương pháp chọn mẫu phân tích, chuẩn hóa dụng cụ đo, phương pháp thí nghiệm và chuẩn bị báo cáo, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

            Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật trung cấp chuyên nghiệp về công nghệ hoá vô cơ, có thể đảm nhận được nhiệm vụ tại các phòng thí nghiệm nhà máy hóa chất, trực tiếp vận hành các thiết bị chính của dây truyền sản xuất trong các cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ, tham gia làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu về hóa vô cơ, có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ Cao đẳng, Đại học.

           

Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong chương trình này người học có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được những nội dung cơ bản về hoá hữu cơ, hóa vô cơ, hóa lý, hóa phân tích, hoá kỹ thuật, thiết bị và công nghệ hoá học, vẽ kỹ thuật, điện kỹ thuật, môi trường và xử lý chất thải, an toàn lao động...

            - Áp dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để phân tích các quá trình công nghệ Hóa vô cơ và các công nghệ mới của chuyên ngành Hóa vô cơ.

            - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành các thiết bị chính trong dây truyền sản xuất các chất vô cơ thường gặp.

Về kỹ năng

            - Sử dụng thành thạo, an toàn các thiết bị trong các dây chuyền sản xuất các sản phẩm, bán thành phẩm thuộc lĩnh vực hoá vô cơ từ nguyên liệu ban đầu và thành thạo các thao tác thực hành, thực nghiệm về hoá học cơ bản.

            - Lựa chọn được nguyên liệu đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật và tham gia sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới thuộc chuyên ngành Hóa vô cơ.

            - Lập được kế hoạch, kiểm tra và chuẩn bị tài liệu hướng dẫn, tiến hành các bước cần thiết để thực hiện được một chương trình khoa học thuộc lĩnh vực Hóa vô cơ.

            - Giám sát, kiểm tra được các chỉ tiêu kỹ thuật trong phân xưởng, phán đoán được diễn biến các phản ứng hoá học trong quá trình sản xuất và chế biến được các sản phẩm hóa vô cơ, hợp tác với các đồng nghiệp trong quá trình làm việc để phát hiện nguyên nhân hỏng hóc, bảo dưỡng, phòng ngừa và xử lý các tình huống cụ thể.

            - Áp dụng được những quy định liên quan để thực hiện việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và  đảm bảo an toàn lao động.

            - Có khả năng quản lý, điều hành một tổ sản xuất trong dây truyền sản xuất thuộc lĩnh vực hóa vô cơ, là cầu nối trung gian tin cậy giữa kỹ sư và công nhân, giữa lãnh đạo và công nhân trong nghiên cứu, sản xuất thuộc lĩnh vực hóa vô cơ .

 

 

Về thái độ

            Có phẩm chất đạo đức, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất chất vô cơ và viện nghiên cứu hóa học.

 

Chương trình đào tạo

Danh mục các học phần bắt buộc của chương trình

I

Các học phần chung

1

Giáo dục quốc phòng - An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Pháp luật

3

Giáo dục thể chất

6

Ngoại ngữ

II

Các học phần cơ sở

1

An toàn lao động

6

Hoá lý

2

Vẽ kỹ thuật

7

Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học

3

Điện kỹ thuật

8

Đại cương môi trường

4

Hoá vô cơ

9

Hoá phân tích

5

Hoá hữu cơ

 

 

III

Các học phần chuyên môn

1

Công nghệ axít

5

Công nghệ muối khoáng

2

Công nghệ các chất kiềm

6

Công nghệ xi măng

3

Công nghệ mạ điện

7

Công nghệ gốm sứ thủy tinh

4

Công nghệ phân khoáng

8

Công nghệ các hợp chất nitơ

IV

Thực tập nghề nghiệp

 

 

V

Thực tập tốt nghiệp

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (học phần cơ sở và chuyên môn)

An toàn lao động 

Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về sự an toàn trong lao động như: An toàn khi sử dụng các thiết bị điện, an toàn trong môi trường làm việc có hoá chất độc hại, an toàn khi vận hành các thiết bị làm việc ở áp suất cao, an toàn trong môi trường làm việc có cháy, nổ.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những nội dung cơ bản về an toàn trong lao động, từ đó có các biện pháp phòng tránh để bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc tại các cơ sở sản xuất.

Vẽ kỹ thuật 

Học phần này cung cấp cho học sinh các tiêu chuẩn của Nhà nước về vẽ kỹ thuật để trình bày một bản vẽ, cách biểu diễn vật thể trên mặt phẳng, cách dựng và đọc một bản vẽ kỹ thuật .

Sau khi học xong học phần này, người học có thể  biểu diễn được vật thể trên mặt phẳng khi sử dụng 3 mặt phẳng chiếu theo các tiêu chuẩn của Nhà nước, từ các hình chiếu có thể hình dung được vật thể, từ đó có thể thực hiện các phương pháp tách, ghép vật thể và có thể hiểu được nguyên lý làm việc của chúng.

Điện kỹ thuật 

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về mạch điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các loại máy điện quay, máy điện tĩnh và các loại khí cụ điện thường được sư dụng trong công nghiệp.

            Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp vận hành các loại máy điện cũng như những vấn đề về bảo dưỡng, xử lý các sự cố thường gặp của các loại máy điện.

Hoá vô cơ 

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cấu tạo, tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế các nguyên tố hoá học và các hợp chất của các nguyên tố từ nhóm I đến nhóm VII trong bảng hệ thống tuần hoàn. Ngoài ra học sinh còn được thực hiện những bài thực hành cơ bản nhằm chứng minh những phần lý thuyết đã học.

Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế các nguyên tố hoá học và các hợp chất của chúng, từ đó làm cơ sở để học tiếp các học phần Hoá lý, Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, Hoá phân tích và các học phần chuyên môn.

Hoá hữu cơ 

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết hoá hữu cơ, mối liên hệ giữa cấu tạo và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ, phương pháp điều chế, tính chất và ứng dụng của các hợp chất hữu cơ quan trọng như: cacbuahyđro, rượu, alđêhyt, axit, este…Học phần này còn cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thực hiện các bài thí nghiệm, đồng thời nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết để giải thích kết quả thực nghiệm và để chứng minh các phần lý thuyết đã học như tính chất và phương pháp điều chế một hợp chất hữu cơ.

             Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, tính chất, ứng dụng và phương pháp điều chế của các chất hữu cơ quan trọng, từ đó làm cơ sở để học tiếp các học phần Hoá lý, Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học, Hoá phân tích và các học phần chuyên môn. Ngoài ra, khi kết thúc học phần này, người học còn trình bày được phương pháp, thực hiện được việc lắp đặt và tiến hành bài thí nghiệm hữu cơ đảm bảo an toàn. Phân tích, lý giải được các thông số kỹ thuật và quy trình bài thí nghiệm, đồng thời củng cố thêm kiến thức các phần lý thuyết đã học .

Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã  học học phần Hoá vô cơ.

Hoá lý

            Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết của các quá trình hóa học: Nhiệt hoá học, chiều và giới hạn  của các quá trình cân bằng hoá học, cân bằng pha, các cân bằng trong dung dịch, cân bằng lỏng - hơi, lỏng - rắn. Sự liên quan của điện với các quá trình hoá học, các quá trình xảy ra trên bề mặt điện cực, vận tốc phản ứng, quá trình hấp phụ, tính chất của trạng thái keo và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của trạng thái keo. Ngoài ra chương trình còn có nội dung thực hành đó là những bài thực hành cơ bản nhằm chứng minh những phần lý thuyết đã học.

Sau khi học xong học phần này, người học giải thích được cơ sở lý thuyết của các quá trình lý, hoá xảy ra trong hoá học, từ đó làm cơ sở để học tiếp các học phần Hoá phân tích và các học phần chuyên môn .

Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học 

          Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học như các quá trình thuỷ lực: tĩnh lực học và động lực học của chất lỏng, các phương trình cơ bản của chất lỏng, chế độ chuyển động; quá trình phân riêng hệ không đồng nhất như: khí - rắn, khí - lỏng, lỏng- rắn; quá trình truyền nhiệt như: đun nóng, làm nguội, ngưng tụ, sấy; các quá trình chuyển khối như: hấp phụ, hấp thụ, chưng luyện, cô đặc; các quá trình gia công cơ học như: đập, nghiền, sàng…

            Sau khi học xong học phần này, người học có thể phân tích được các cơ sở lý thuyết của các quá trình; trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc các thiết bị được sử dụng trong công nghệ hoá học và có thể tính toán, thiết kế thiết bị; từ đó làm cơ sở để học tiếp các học phần chuyên môn.

Đại cương môi trường

Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường như: nguồn gốc và bản chất của sự ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước; những kiến thức cơ bản về ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và tiếng ồn. Những vấn đề về môi trường toàn cầu và các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải để bảo vệ môi trường bền vững.

           Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những nội dung cơ bản về môi trường và các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải để bảo vệ môi trường, từ đó có ý thức để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.

Hoá phân tích 

          Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các phương pháp phân tích bằng phương pháp hóa học như: Cân bằng trong dung dịch axit - bazơ; các phản ứng oxihoá - khử; các phương pháp phân tích định tính để xác định sự có mặt của các ion trong dung dịch; các phương pháp phân tích định lượng như: phương pháp khối lượng, chuẩn độ axit-bazơ, oxihoá- khử, phức chất và kết tủa. Ngoài ra học phần này còn trang bị cho học sinh các kỹ năng cơ bản của quá trình phân tích để định lượng chính xác nhất như: Lấy mẫu, tính toán để pha chế dung dịch, cân mẫu, hoà tan mẫu, chuẩn độ và tính toán kết quả sau phân tích nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng thực hành, xây dựng tác phong thí nghiệm chính xác, khoa học và củng cố thêm kiến thức các phần lý thuyết đã học.

          Sau khi học xong học phần này, người học có thể phân tích được các cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích bằng phương pháp hóa học, bản chất của các quá trình phân tích và điều kiện để tiến hành các quá trình phân tích đó, phân tích và giải thích được các thao tác, quy trình tiến hành phân tích một mẫu xác định, có thể độc lập tiến hành phân tích khi có các mẫu cần xác định, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành, xây dựng tác phong thí nghiệm chính xác và khoa học.

Công nghệ axít

           Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất và các thiết bị sử dụng trong công nghệ sản xuất các chất axít cơ bản như: H2SO4,  H3PO4, HCl  và giới thiệu các ứng dụng của chúng.

         Sau khi học xong học phần này học sinh trình bày và phân tích  được cơ sở lý thuyết, dây chuyền sản xuất và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chủ yếu trong công nghệ sản xuất các chất axít cơ bản, từ đó có thể đảm nhận các công việc tại các công đoạn sản xuất.

Công nghệ các chất kiềm  

            Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương pháp sản xuất các chất kiềm điển hình như:

            - Công nghệ sản xuất vôi bằng cách nung đá vôi trong các lò nung dán đoạn và lò nung liên tục, thu hồi sản phẩm, chế biến sản phẩm, bảo quản sản phẩm.

            - Công nghệ sản xuất xút-clo bằng điện phân dung dịch muối ăn: Muối ăn được hoà tan trong nước, tinh chế dung dịch, điện phân dung dịch có màng ngăn thu được NaOH và Clo.

Công nghệ mạ điện  

            Học phần này cung cấp cho học sinh những những kiến thức, kỹ năng cơ bản về:

            - Công nghệ điện hoá, các phản ứng ở điện cực trong điện phân thoát kim loại, quá trình hoà tan anot, kết tủa ở điện cực kim loại ứng dụng vào công nghệ mạ điện tạo lớp phủ trên bề mặt vật liệu.

            - Quá trình xử lý, làm sạch bề mặt của vật cần mạ

            - Công nghệ mạ điện dùng để: Mạ đồng, mạ Crôm, mạ Niken, mạ 1 lớp, mạ nhiều lớp, nhiều kim loại

            - Chuẩn bị bể mạ, dung dịch mạ, thành phần của từng loại dung dịch ứng với các phương pháp và kim loại dùng để mạ phủ trên từng loại vật liệu.

            - Kỹ thuật tiến hành mạ điện, thứ tự thực hiện lớp mạ.

            - Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạ điện.  

Công nghệ phân khoáng            

         Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất và các thiết bị sử dụng trong công nghệ sản xuất các loại phân lân như: super lân đơn, super lân kép; phân lân nung chảy, và phân tổng hợp N-P-K.

        Sau khi học xong học phần này học sinh trình bày và phân tích được cơ sở lý thuyết, dây chuyền sản xuất và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chủ yếu trong công nghệ sản xuất các loại phân khoáng, từ đó có thể đảm nhận các công việc tại các công đoạn sản xuất.

Công nghệ muối khoáng   

          Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về các giản đồ độ tan để kết tinh và tách muối trong các dung dịch của các hệ 2, 3, 4 cấu tử, quá trình sản xuất và các thiết bị sử dụng trong công nghệ sản xuất các muối vô cơ như: Na2SO4, Na2CO3, phèn nhôm, K2Cr2O7 ...

          Sau khi học xong học phần này học sinh giải thích được các loại giản đồ độ tan, khảo sát được quá trình bốc hơi nước đẳng nhiệt, làm lạnh để kết  tinh và tách muối ra khỏi dung dịch, hiểu được cơ sở lý thuyết, dây chuyền sản xuất và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chủ yếu trong công nghệ sản xuất các muối khoáng, từ đó có thể đảm nhận các công việc tại các công đoạn sản xuất.

            Điều kiện tiên quyết: Thực hiện sau khi đã học các học phần: Hoá lý, Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học.

Công nghệ xi măng   

           Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cơ bản về:

            - Công nghệ sản xuất xi măng: Nguyên liệu, thành phần phối liệu, thành phần khoáng chất của các loại xi măng, nung klinke trong các loại lò nung xi măng, quá trình đóng rắn xi măng và một số tính chất đặc trưng của xi măng.

            - Nguyên lý, cấu tạo các thiết bị chính trong sản xuất xi măng  như: Máy cắt, máy đập, máy nghiền, lò nung theo các loại công nghệ sản xuất xi măng.

            - Máy đóng bao, băng tải, kho chứa.

Công nghệ gốm sứ thủy tinh  

            Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức và kỹ năng cơ bản về:

            - Tính chất cơ bản của vật liệu silicat, một số qui trình sản xuất sản phẩm gốm, xứ thông dụng: Như sản xuất gạch, sản xuất các loại bình gốm, sản xuất sứ gia dụng, sản xuất sứ mỹ nghệ: Các loại nguyên liệu cho sản xuất, các loại lò nung, kỹ thuật nung, các yếu tố ảnh hưởng.

- Công nghệ sản xuất các loại thuỷ tinh: Sản xuất kính phẳng, sản xuất các loại thuỷ tinh gia dụng và thuỷ tinh mỹ nghệ: Các loại nguyên liệu cho sản xuất, các loại lò nung, kỹ thuật nung, các yếu tố ảnh hưởng.

Công nghệ các hợp chất nitơ   

            Học phần này cung cấp các kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất và các thiết bị sử dụng trong công nghệ sản xuất các hợp chất nitơ như: NH3, HNO3, Urê, hoá lỏng và phân ly không khí.

            Sau khi học xong học phần này học sinh trình bày và phân tích được cơ sở lý thuyết, dây chuyền sản xuất và cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị chủ yếu trong công nghệ sản xuất các hợp chất nitơ, từ đó có thể đảm nhận các công việc tại các công đoạn sản xuất.

Thực tập nghề nghiệp

            Học sinh đi tham quan, kiến tập tại các nhà máy hoặc công ty sản xuất để tìm hiểu thực tế sau khi đã học xong các học phần cơ sở, để giúp học sinh củng cố thêm các kiến thức của các học phần cơ sở và tạo điều kiện thuận lợi để tiếp thu tiếp các học phần chuyên môn.

            Học sinh đi thực tập công nghệ  tại các nhà máy, công ty sản xuất sau khi đã học xong các học phần chuyên môn để nắm bắt dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật, vận hành các thiết bị và sử lý các sự cố thường gặp trong quá trình sản xuất.

Thực tập tốt nghiệp   

            Học sinh đi thực tập tốt nghiệp tại các nhà máy, công ty sản xuất sau khi đã học xong các học phần chuyên môn để thu thập các số liệu, nắm bắt được dây chuyền sản xuất, tìm hiểu các sự cố, nguyên nhân và các biện pháp khắc phục; để phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp.

 

Danh mục các học phần tự chọn

 

Các học phần chung

1

Khởi tạo doanh nghiệp

3

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2

Kỹ năng giao tiếp

 

 

 

Các học phần cơ sở

1

Quản lý xí nghiệp

5

Dụng cụ đo

2

Hoá kỹ thuật đại cương

6

Tự động hoá xí nghiệp

3

Tin học trong hoá học

7

Xây dựng công nghiệp

4

CAD

8

Hoá đại cương

 

Các học phần chuyên môn

1

Công nghệ bột màu vô cơ

7

Công nghệ chế biến dầu mỏ

2

Động học và thiết bị phản ứng

8

Hoá phân tích công cụ

3

Công nghệ gia công và sử lý các quặng Zn , Cu , Ni, Ti...

9

Thí nghiệm Hoá phân tích công cụ

4

Công nghệ sản xuất TiO2

10

Công nghệ bô xít

5

Công nghệ phân bón vi sinh

11

Động học xúc tác

6

Công nghệ axit H2SO4

12

Công nghệ chế tạo vật liệu

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]