Chuyên ngành Báo chí học

(Theo chương trình đào tạo Thạc sĩ của ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội)

 

Chuyên ngành: BÁO CHÍ HỌC

Ngành: Báo chí

Văn bằng

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ Báo chí

- Tên tiếng Anh: Master in Journalism

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

- Về kiến thức: Trang bị cho học viên cao học những kiến thức phù hợp với yêu cầu bậc đào tạo Thạc sĩ, những kiến thức chuyên ngành về truyền thông đại chúng và báo chí học.

 

- Về năng lực: Kết thúc khoá học, học viên sẽ được nâng cao về trình độ, nghiệp vụ là những cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, có lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với khu vực và quốc tế. Người học sau khi tốt nghiệp có khả năng độc lập nghiên cứu và giảng dạy ngành khoa học này ở các trường đại học, có đủ kiến thức và năng lực để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn của hoạt động báo chí nước ta cũng như tiếp tục học tập để đạt học vị cao hơn.

 

- Về kĩ năng: Trang bị bổ sung cho học viên cao học phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và những kĩ năng nghiệp vụ với mục tiêu nâng cao khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy cũng như trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp nói riêng và thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội nói chung.

 

- Về nghiên cứu: Các hướng nghiên cứu chính:

*Nghiên cứu các luận cứ khoa học - thực tiễn về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hoạt động báo chí và truyền thông đại chúng; tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lí của Đảng và Nhà nước ta, những căn cứ khoa học - thực tiễn trong việc hoạch định chiến lược truyền thông quốc gia trong bối cảnh hội nhập đa phương và xu thế toàn cầu hoá.

*Hệ thống giá trị di sản báo chí Hồ Chí Minh và báo chí cách mạng Việt Nam.

*Vai trò và cơ chế tác động của báo chí vào đời sống xã hội hiện đại, vấn đề hiệu lực và hiệu quả báo chí.

*Bổ sung, nâng cao, hiện đại hoá những kiến thức cơ sở, chuyên môn về báo chí học; các phương hướng và phương pháp nghiên cứu báo chí hiện đại.

*Những vấn đề lí luận và kĩ năng thực hành các loại hình truyền thông đại chúng hiện đại.

 

DANH MỤC CÁC MÔN HỌC VÀ SỐ TÍN CHỈ

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

I

Khối kiến thức chung

11

1.

Triết học

4

2.

Ngoại ngữ chung

4

3.

Ngoại ngữ chuyên ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

36

II.1.

Bắt buộc

32

4.

Lí luận báo chí truyền thông (nâng cao)

2

5.

Hồ Chí Minh bàn về báo chí

2

6.

Đảng lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động báo chí

2

7.

Quản lí Nhà nước và luật pháp về báo chí

2

8.

Lịch sử báo chí Việt Nam (nâng cao)

2

9.

Tác phẩm báo chí (nâng cao)

2

10.

Văn học - nghệ thuật và hoạt động báo chí

2

11.

Lịch sử nghiên cứu báo chí - truyền thông

2

12.

Ngôn ngữ truyền thông

2

13.

Xã hội học về truyền thông (nâng cao)

2

14.

Xu hướng phát triển của thể loại báo chí

2

15.

Lí luận và thực tiễn báo phát thanh

2

16.

Lí luận và thực tiễn báo truyền hình

2

17.

Lí luận và thực tiễn báo in

2

18.

Lí luận và thực tiễn báo ảnh

2

19.

Lí luận và thực tiễn báo trực tuyến

2

II.2.

Lựa chọn

4/16

20.

Văn hoá và báo chí Việt Nam

2

21.

Báo chí các nước phát triển

2

22.

Báo chí về thông tin quốc tế và báo chí đối ngoại

2

23.

Phát hành và kinh doanh báo chí (nâng cao)

2

24.

Hoạt động sáng tạo tác phẩm báo in

2

25.

Hoạt động sáng tạo tác phẩm phát thanh

2

26.

Hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền hình

2

27.

Hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí

2

III

Luận văn

13

 

Tổng cộng:

60

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang