Ngành Quản lý văn hóa
Ngành đào tạo: QUẢN LÝ VĂN HÓA (Cultural Management)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh vien những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa xã hội.
Mục tiêu cụ thể
Phẩm chất đạo đức
Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Kiến thức
Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Kỹ năng
Có kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
|
6
|
Ngoại ngữ
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
7
|
Tin học đại cương
|
3
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
8
|
Xã hội học đại cương
|
4
|
Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
9
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
10
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Mỹ thuật học đại cương
|
6
|
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
|
2
|
Âm nhạc học đại cương
|
7
|
Quản lý nhà nước về văn hóa
|
3
|
Sân khấu học đại cương
|
8
|
Văn hóa gia đình
|
4
|
Múa đại cương
|
9
|
Quản lý các thiết chế văn hóa
|
5
|
Khoa học quản lý và quản lý văn hóa
|
|
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Chính sách văn hóa
|
5
|
Quản lý lễ hội và sự kiện
|
2
|
Marketing văn hóa nghệ thuật
|
6
|
Tổ chức sự kiện
|
3
|
Quan hệ công chúng
|
7
|
Quản lý di sản văn hóa
|
4
|
Gây quỹ và tìm tài trợ
|
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Mỹ thuật học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản và hệ thống về mỹ thuật: khái niệm, phân loại và đặc trưng các loại hình nghệ thuật như: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, đồ hoạ và mỹ thuật ứng dụng.
Âm nhạc học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về Âm nhạc học như khái niệm, lược trình phát triển; những trường phái âm nhạc thế giới và Việt Nam; phân loại các vùng dân ca Việt Nam.
Sân khấu học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật sân khấu như: khái niệm, nguồn gốc ra đời; vị trí, vai trò, bản chất và đặc điểm của nghệ thuật sân khấu.
Múa đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa như: khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành; các hình thái, đặc trưng cơ bản của nghệ thuật múa; các thể loại múa.
Khoa học quản lý và quản lý văn hóa
Nội dung: những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý như: khái niệm, các chức năng cơ bản; các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng quản lý; giao tiếp trong quản lý; những kiến thức chung về Quản lý văn hoá: khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu của hoạt động quản lý văn hoá; đối tượng quản lý, các công cụ và phương pháp quản lý văn hoá.
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Nội dung: những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo); vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay.
Quản lý nhà nước về văn hóa
Nội dung: những kiến thức về sự hình thành hệ thống pháp luật trong lĩnh vực văn hoá ở Việt Nam; một số văn bản pháp luật của Việt Nam và quốc tế liên quan đến quản lý hoạt động văn hoá nghệ thuật; công tác thanh tra trong ngành văn hoá.
Văn hóa gia đình
Nội dung:
+ Những vấn đề lý luận chung về gia đình như: bản chất, nguồn gốc, chức năng, vai trò và ý nghĩa của gia đình trong đời sống của con người; lịch sử hình thành và các hình thái gia đình trong lịch sử.
+ Những nét cơ bản trong văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam.
+ Thực trạng và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
+ Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình ở Việt Nam và những cơ sở pháp lý để thực hiện.
Quản lý các thiết chế văn hóa (Nhà văn hóa, các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, Bảo tàng, Thư viện, Khu vui chơi giải trí)
Nội dung: những kiến thức và kỹ năng cơ bản về quản lý nhà văn hóa và các tổ chức nghệ thuật biểu diễn, bảo tàng, thư viện và công viên - khu vui chơi giải trí như: khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị; kỹ năng tác nghiệp và tổ chức, quản lý các thiết chế này.
Chính sách văn hóa
Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm chính sách văn hoá, vai trò của chính sách văn hóa và cấu trúc cơ bản của chính sách văn hóa quốc gia; Các mô hình chính sách văn hóa trên thế giới, cụ thể là 4 mô hình phổ biến: người tạo điều kiện, người bảo trợ, nhà kiến trúc, người kỹ sư; phân tích các đặc điểm, ưu điểm, hạn chế và vấn đề thời sự của từng mô hình; những kiến thức về quá trình phát triển và nội dung của chính sách văn hóa của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới.
Marketing văn hóa nghệ thuật
Nội dung: những kiến thức cơ bản về marketing, đặc biệt là marketing văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của marketing, quy trình lập kế hoạch trong các đơn vị văn hoá nghệ thuật.
Quan hệ công chúng
Nội dung: kiến thức cơ bản về quan hệ công chúng (PR); giới thiệu các phương pháp về các tổ chức cung cấp các dịch vụ PR và sự kiện hiện nay ở Việt Nam.
Gây quỹ và tìm tài trợ
Nội dung: hệ thống kiến thức, kỹ năng cơ bản về gây quỹ và thu hút tài trợ cho hoạt động văn hoá nghệ thuật như: khái niệm, nguyên tắc gây quỹ; qui trình phát triển quỹ, điều hành và thực hiện chiến lược gây quỹ; các nguồn gây quỹ và tài trợ.
Quản lý lễ hội và sự kiện
Nội dung: hệ thống kiến thức và kỹ năng về quản lý Festival và các sự kiện văn hóa như: khái niệm, phân loại, cấu trúc và quản lý nhà nước về Festival và sự kiện.
Tổ chức sự kiện
Nội dung: cung cấp cho sinh viên những công cụ để có thể tự mình hoặc tham gia vào việc tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, tiếp xúc công chúng.
Quản lý di sản văn hóa
Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm và phân loại di sản văn hóa, phân vùng văn hóa; những kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; quản lý, đánh giá hoạt động khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch.