Ngành Sư phạm Hóa học
Ngành đào tạo: SƯ PHẠM HÓA HỌC
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Hoá học trình độ cao đẳng phải :
- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.
- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Hoá học ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.
- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Hoá học còn phải dạy được môn thứ hai khác môn Hoá học, trong kế hoạch dạy học ở trường THCS, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
a. Chung cho khối ngành CĐSP
|
1
|
Triết học Mác-Lênin
|
6
|
Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
7
|
Ngoại ngữ
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
8
|
Giáo dục thể chất
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
9
|
Giáo dục quốc phòng
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
|
|
b. Riêng cho ngành Sư phạm Hoá học
|
1
|
Bổ túc toán
|
4
|
Hoá học Đại cương 3
|
2
|
Hoá học Đại cương 1
|
5
|
Nhập môn tin học
|
3
|
Hoá học Đại cương 2
|
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
a. Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành
|
1
|
Tâm lý học đại cương
|
5
|
Hoạt động giáo dục ở trường THCS
|
2
|
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm
|
6
|
Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên
|
3
|
Giáo dục học đại cương
|
7
|
Công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
|
4
|
Hoạt động dạy học ở trường THCS.
|
|
|
b. Kiến thức ngành Sư phạm Hoá học (môn 1)
|
1
|
Hoá học vô cơ 1
|
10
|
Hoá học phân tích 3
|
2
|
Hoá học vô cơ 2
|
11
|
Hoá học phân tích 4
|
3
|
Hoá học vô cơ 3
|
12
|
Hoá học công nghệ và môi trường 1
|
4
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 1
|
13
|
Hoá học công nghệ và môi trường 2
|
5
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 2
|
14
|
Hoá học công nghệ và môi trường 3
|
6
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 3
|
15
|
Hoá học công nghệ và môi trường 4
|
7
|
Cơ sở hóa học hữu cơ 4
|
16
|
Phương pháp dạy học hoá học 1
|
8
|
Hoá học phân tích 1
|
17
|
Phương pháp dạy học hoá học 2
|
9
|
Hoá học phân tích 2
|
18
|
Phương pháp dạy học hoá học 3
|
c. Thực tập sư phạm
|
1
|
Thực tập sư phạm 1
|
2
|
Thực tập sư phạm 2
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Tâm lý học đại cương
Học phần cung cấp những nội dung cơ bản và khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thu các học phần khác về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và Hoạt động giáo dục ở trường THCS), các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Học phần cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh THCS. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo THCS.
Giáo dục học đại cương
Học phần cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thu các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.
Hoạt động dạy học ở trường THCS
Học phần cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường THCS, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường THCS, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường THCS.
Hoạt động giáo dục ở trường THCS
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường THCS, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường THCS.
Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên
Học phần củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.
Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách Đội, tổng phụ trách Đội.
Hoá học vô cơ 1
Học phần giới thiệu các kiến thức cơ bản và có hệ thống về hoá học của các nguyên tố phi kim : hiđro, oxi và nước, các nguyên tố phi kim nhóm VII A, VI A, VA, IV A, III A.
Hoá học vô cơ 2
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức đại cương về kim loại, các nguyên tố kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, các nguyên tố kim loại nhóm III A, IVA, VA, đại cương các nguyên tố chuyển tiếp, các nguyên tố nhóm VIB, VIIB, VIIIB, IB, IIB, lantan và các nguyên tố họ lantan, giới thiệu Actini và các nguyên tố họ actini.
Hoá học vô cơ 3
Phần thực hành về tính chất lí - hoá học của các đơn chất, hợp chất hóa học vô cơ. Rèn luyện kỹ năng thực hành và các thao tác cơ bản trong phòng thí nghiệm để có thể thực hiện các thí nghiệm chứng minh ở THCS.
Cơ sở Hoá học hữu cơ 1
Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản và hiện đại về Hoá học hữu cơ gồm : Đại cương về hoá học hữu cơ; Hidrocacbon no; Hidrocacbon không no; Hidrocacbon thơm; Nguồn Hidrocacbon trong thiên nhiên.
Cơ sở Hoá học hữu cơ 2
Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản và hiện đại về các chất hữu cơ đơn chức và đa chức; về tính chất, ứng dụng và điều chế của các hợp chất hữu cơ; dẫn xuất halogen của hidrocacbon; hợp chất cơ nguyên tố; ancol-phenol-ete; anđehit- xeton; axit cacbonxylic; dẫn xuất của axit, lipit; hợp chất chứa nitơ; hợp chất dị vòng.
Cơ sở Hoá học hữu cơ 3
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản nhất của một số loại hợp chất tạp chức như : hidroxicacbonyl, hidroxiaxit, aminoaxit, cacbonhidrat, protein và các hợp chất cao phân tử.
Cơ sở Hoá học hữu cơ 4
Phần thực hành về Hóa học hữu cơ giúp cho sinh viên hiểu và thực hiện được những kỹ thuật cơ bản về thực hành Hoá hữu cơ, phương pháp tổng hợp một số hợp chất hữu cơ cơ bản; phương pháp phân tích định tính nguyên tố và nhóm chức.
Hoá học phân tích 1
Học phần trang bị các kiến thức về lý thuyết cân bằng ion nhằm cung cấp các quy luật cần thiết để hiểu sâu về các phản ứng xảy ra trong dung dịch gồm : Các định luât cơ bản của hoá học áp dụng cho hệ chất điện li; cân bằng axit- bazơ; Cân bằng tạo phức trong dung dịch; cân bằng oxi hoá - khử; cân bằng trong dung dịch chứa hợp chất ít tan; Cân bằng phân bố chất tan giữa hai pha không trộn lẫn.
Hoá học phân tích 2
Thực hành về tính chất và phản ứng ion trong dung dịch (sau khi đã học lý thuyết Hoá học phân tích 1 và học phần Hoá vô cơ) nhằm giúp sinh viên vận dụng thành thạo các kiến thức đã học.
Hoá học phân tích 3
Học phần trang bị các phương pháp định lượng hoá học: đối tượng nhiệm vụ của phân tích định lượng; Phân loại các phương pháp phân tích định lượng; Biểu diễn và đánh giá kết quả phân tích định lượng; Phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích thể tích; phương pháp chuẩn độ axit- bazơ; Chuẩn độ tạo phức; Chuẩn độ kết tủa; Chuẩn độ oxi hoá- khử
Hoá học phân tích 4
Phần thực hành phân tích định lượng nhằm giúp sinh viên nắm được các kĩ năng cơ bản về pha chế dung dịch các loại nồng độ, sử dụng thành thạo các dụng cụ đo thể tích chính xác và kĩ năng chuẩn độ.
Hoá học công nghệ và môi trường 1,2,3,4
Các học phần Hoá học công nghệ và môi trường có thể chia thành 4 phần:
Phần 1: Trang bị những kiến thức Hoá kĩ thuật đại cương gồm những kiến thức cơ bản về công nghệ hoá học; Quy trình sản xuất một số chất cụ thể: sản xuất axit sunfuric; tổng hợp amoniac và sản xuất axit nitric; điện phân dung dịch NaCl; sản xuất NaOH, Clo, HCl ; sản xuất phân bón; công nghệ silicat; sản xuất gang thép; kỹ thuật nhiên liệu; sản xuất hợp chất cao phân tử.
Phần 2: Cung cấp những kiến thức cơ bản về Hoá học Môi trường: đại cương về hóa học môi trường; môi trường khí quyển; thạch quyển; thuỷ quyển; sự ô nhiễm môi trường; độc chất hoá học; công nghệ môi trường; giáo dục môi trường trong nhà trường.
Phần 3: Cung cấp các kiến thức cơ bản về hoá nông học : đất, phân bón và các loại hoá dược dùng trong nông nghiệp gồm : thành phần hoá học, sự chuyển hoá và cách bảo quản, sử dụng chúng
Phần 4: Tham quan thực tế để tăng cường hiểu biết thực tiễn cho sinh viên.
Phương pháp dạy học hoá học 1
Học phần hệ thống các kiến thức cơ bản về đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học hóa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học về phương pháp dạy học môn Hoá học ở THCS.
Phương pháp dạy học hoá học 2
Sinh viên biết vận dụng các kiến thức của Phương pháp dạy học Hoá học 1 vào các bài hoá học cụ thể trong chương trình hoá học THCS để chuẩn bị cho thực tập sư phạm .
36. Phương pháp dạy học hoá học 3
Thực hành phương pháp dạy học hoá học gồm các bài thí nghiệm hoá học quan trọng và các bài tập hoá học điển hình phục vụ cho việc dạy hoá học THCS.
Thực tập sư phạm 1
Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết ở các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở trường THCS, tập làm công tác dạy học, công tác chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành tâm lý - giáo dục.
38. Thực tập sư phạm 2
Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.
Kiến thức bắt buộc ngành phụ (môn 2) Sư phạm Hoá học
trong chương trình đào tạo kiểu 2 ngành
1
|
Hoá học đại cương 1
|
9
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 3
|
2
|
Hoá học đại cương 2
|
10
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 4 (TN)
|
3
|
Hoá học đại cương 3 (TN)
|
11
|
Hoá học phân tích 1
|
4
|
Hoá học vô cơ 1
|
12
|
Hoá học phân tích 2 (TN)
|
5
|
Hoá học vô cơ 2
|
13
|
Hoá học công nghệ và môi trường
|
6
|
Hoá học vô cơ 3 (TN)
|
14
|
Phương pháp dạy học Hoá học 1
|
7
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 1
|
15
|
Phương pháp dạy học Hoá học 2
|
8
|
Cơ sở hoá học hữu cơ 2
|
16
|
Phương pháp dạy học Hoá học 3
|