Ngành Kỹ thuật Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngành đào tạo: KỸ THUẬT KIỂM NGHIỆM AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM (ATVSTP)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu tổng quát
Đào tạo Kỹ thuật viên trình độ cao đẳng Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để làm được các kỹ thuật kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở y tế, các trung tâm kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm; các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và tham gia kiểm tra chất lượng ATVSTP; có phẩm chất đạo đức tốt, tác phong tỷ mỷ, chính xác, trung thực; có sức khoẻ; và khả năng học tập vươn lên.
Mục tiêu cụ thể
Về thái độ
- Tận tuỵ với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Tác phong tỷ mỷ, chính xác, trung thực, khách quan và có tinh thần học tập vươn lên.
Về kiến thức
- Kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở làm nền tảng cho công tác kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Kiến thức cần thiết về kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Luật pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm và công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Về kỹ năng:
- Thực hiện được các quy trình kiểm nghiệm và đánh giá kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thực hiện giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát ngộ độc thực phẩm, và đề xuất các biện pháp xử lý;
- Tham gia truyền thông, tư vấn về an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Thực hiện các quy định về an toàn lao động ở phòng xét nghiệm;
- Tổ chức, quản lý phòng xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Quản lý, thống kê và lưu trữ dữ liệu, báo cáo theo quy định;
- Sử dụng, bảo quản trang thiết bị, vật tư, hoá chất. Phát hiện các hỏng hóc và hiệu chỉnh các sai lệch đơn giản của trang thiết bị.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Triết học Mác - Lênin
|
6
|
Nhà nước và pháp luật
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác Lênin
|
7
|
Tâm lý học và Y đức
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
8
|
Ngoại ngữ (có ngoại ngữ chuyên ngành)
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
9
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
10
|
Giáo dục quốc phòng và Y học quân sự
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
|
Kiến thức cơ sở khối ngành
|
1
|
Tin học
|
4
|
Hoá học
|
2
|
Xác suất thống kê
|
5
|
Sinh học đại cương và Di truyền
|
3
|
Vật lý đại cương - Lý sinh
|
|
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Giải phẫu học
|
9
|
Cơ sở dinh dưỡng học - ATVSTP
|
2
|
Sinh lý học
|
10
|
Bệnh học cơ sở
|
3
|
Sinh lý bệnh - Miễn dịch
|
11
|
Bệnh học dinh dưỡng và thực phẩm
|
4
|
Dược học
|
12
|
Sức khoẻ môi trường
|
5
|
Hoá sinh
|
13
|
Dịch tễ học
|
6
|
Vi sinh vật
|
14
|
Tổ chức y tế - Chương trình y tế quốc gia
|
7
|
Ký sinh trùng
|
15
|
Điều dưỡng cơ bản - Cấp cứu ban đầu
|
8
|
Độc chất học
|
|
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Thực phẩm học
|
10
|
Kỹ thuật phân tích độc chất học thực phẩm
|
2
|
Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản
|
11
|
Truyền thông giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm
|
3
|
Kỹ thuật hoá phân tích thực phẩm I
|
12
|
Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm
|
4
|
Kỹ thuật hoá phân tích thực phẩm II
|
13
|
Kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm
|
5
|
Kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm
|
14
|
Đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
|
6
|
Kỹ thuật phân tích nấm mốc thực phẩm
|
15
|
Thực tập kiểm nghiệm ATVSTP I
|
7
|
Kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm I
|
16
|
Thực tập kiểm nghiệm ATVSTP II
|
8
|
Kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm II
|
17
|
Thực tập tốt nghiệp và Thực tế cộng đồng
|
9
|
Kỹ thuật phân tích ký sinh trùng thực phẩm
|
|
|
Nội dung các phần học bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Tin học:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về tin học, có kỹ năng sử dụng máy vi tính và các phầm mềm thông dụng nhất.
Xác suất thống kê:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về xác suất và thống kê (các TEST thống kê) nhằm phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo và nghiên cứu khoa học.
Vật lý đại cương - Lý sinh:
Học phần giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về lý sinh y học, cơ chế vật lý của những quá trình sinh học xảy ra trong cơ thể con người. ứng dụng các phương pháp lý sinh trong lĩnh vực y học.
Hoá học:
Nội dung bao gồm những kiến thức cơ bản về hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ và ứng dụng vào nghiên cứu lĩnh vực y học.
Sinh học đại cương và Di truyền:
Học phần giúp sinh viên có kiến thức về sinh học và di truyền. Nội dung bao gồm: Cấu trúc, chức năng sinh học của tế bào; sự phân chia tế bào; sự phát sinh giao tử ở người; sinh học phát triển; các quy luật di truyền; nhiễm sắc thể (NST) và bệnh học NST ở người; di truyền giới tính và bệnh học; sinh học phân tử và sinh thái học.
Giải phẫu học:
Nội dung học phần bao gồm những kiến thức về hình thể, cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể người bình thường: Giải phẫu hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ xương khớp; giải phẫu chi trên, chi dưới, giải phẫu đầu mặt cổ, ngũ quan; giải phẫu thân mình; giải phẫu hệ thần kinh.
Sinh lý học:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức về chức năng, hoạt động chức năng và điều hoà chức năng của các cơ quan trong cơ thể người bình thường. Nội dung bao gồm: Sinh lý máu, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá; chuyển hoá - điều hoà nhiệt, tiết niệu, nội tiết, sinh dục và hệ thần kinh trung ương.
inh lý bệnh - miễn dịch:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức về khái niệm bệnh nguyên, bệnh sinh, kiến thức cơ bản về rối loạn hoạt động chức năng chủ yếu của các cơ quan và hệ thống trong một số bệnh phổ biến. Nội dung bao gồm: khái niệm về bệnh; miễn dịch học cơ bản và bệnh lý; rối loạn chuyển hoá Glucid, Protid, Lipid, chuyển hoá nước - điện giải, thăng bằng kiềm toan; sinh lý bệnh quá trình viêm, thân nhiệt, sốt; sinh lý bệnh hệ thống tạo máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu; sinh lý bệnh chức năng gan.
Dược lý học:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về tác dụng và cách sử dụng các thuốc thông thường, tác dụng không mong muốn của thuốc và cách phòng ngừa.
Hoá sinh:
Nội dung bao gồm kiến thức về thành phần cấu tạo hoá học, sự chuyển hoá các chất trong cơ thể sống và kỹ năng nhận định một số kết quả xét nghiệm hoá sinh thông thường: đại cương hoá sinh; hoá học Glucid, Lipid, Protid, Hemoglobin, acid Nucleic; vitamin, enzym, hormon; chuyển hoá các chất, chuyển hoá năng lượng, điều hoà chuyển hoá; hoá sinh gan, thận và các dịch cơ thể.
Vi sinh:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về vi sinh y học và kỹ năng nhận định hình thể của một số loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp. Nội dung bao gồm: đại cương về vi sinh y học; một số vi khuẩn và virus gây bệnh thường gặp.
Ký sinh trùng:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về ký sinh trùng y học và kỹ năng nhận định hình thể của một số loại ký sinh trùng phổ biến. Nội dung bao gồm: đại cương về ký sinh trùng y học; các loại giun sán, đơn bào, nấm, tiết túc thường gặp.
Độc chất học:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng về cách lấy mẫu, xử lý, bảo quản mẫu để làm xét nghiệm độc chất. Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm, phát hiện một số ngộ độc thông thường. Nội dung bao gồm: đại cương về độc chất học; phương pháp lấy mẫu, giao nhận, xử lý; bảo quản trước khi gửi tới cơ sở chẩn đoán. Xác định ngộ độc các loại thuốc trừ sâu, bả chuột, kim loại nặng, một số loại Alcaloid độc.
Cơ sở dinh dưỡng - An toàn vệ sinh thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng về các chất dinh dưỡng: vai trò và nhu cầu của Protein, Lipid và Glucid; vai trò và nhu cầu của các vitamin, acid folic; vai trò và nhu cầu của các chất khoáng đối với cơ thể con người. Vai trò của An toàn vệ sinh thực phẩm.
Bệnh học cơ sở:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, hướng xử trí và dự phòng một số bệnh liên quan đến nội khoa, nhi khoa, truyền nhiễm, ngoại khoa và sản khoa thường gặp.
Bệnh học dinh dưỡng và thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức về: mối liên quan giữa thực phẩm và các bệnh dinh dưỡng. Những đặc điểm và chế độ dinh dưỡng cho các đối tượng. Các bệnh lây truyền qua thực phẩm. Các biện pháp giải quyết vấn đề dinh dưỡng, An toàn vệ sinh thực phẩm ở cộng đồng.
Sức khoẻ - Môi trường:
Học phần giúp sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về mối quan hệ sức khoẻ, môi trường và bệnh tật, các yếu tố nguy cơ của môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và các biện pháp phòng chống. Nội dung bao gồm: những khái niệm về môi trường và sức khoẻ; vệ sinh môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước; đánh giá tác động môi trường.
Dịch tễ học:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ, diễn biến, các biện pháp phòng chống dịch và đặc điểm dịch tễ học một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Nội dung bao gồm: Dịch tễ học đại cương; quá trình dịch, cảm nhiễm, miễn dịch, vaccin; giám sát và phòng chống dịch; dịch tễ học một số bệnh truyền nhiễm thường gặp.
Tổ chức quản lý y tế - chương trình y tế quốc gia:
Học phần giới thiệu cho sinh viên những kiến thức về hệ thống y tế Việt Nam và các chương trình y tế quốc gia. Nội dung bao gồm: Quan điểm y tế của Đảng và Nhà nước; quản lý y tế và quản lý cơ sở; hệ thống tổ chức ngành y tế; chiến lược ngành y tế Việt Nam; tổ chức và quản lý bệnh viện; các chương trình y tế quốc gia; dân số - sức khoẻ sinh sản.
Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản về điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu. Nội dung bao gồm: Giới thiệu ngành điều dưỡng; bản chất, chức năng điều dưỡng; vô khuẩn và tiệt khuẩn; kỹ thuật chăm sóc cơ bản và kỹ thuật sơ cứu và cấp cứu thông thường.
Thực phẩm học:
Học phần bao gồm những nội dung: giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm; các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm; các biện pháp quản lý chất lượng thực phẩm.
Kỹ thuật xét nghiệm cơ bản:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng về xét nghiệm cơ bản: phân loại, nguyên tắc sử dụng, bảo quản các trang thiết bị máy móc thông thường của phòng xét nghiệm (kính hiển vi, máy li tâm, nồi hấp ướt, tủ ấm, tủ sấy ...). Khái niệm chung về kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm: tiêu chuẩn thực phẩm và các quy định pháp chế hiện hành. Quy trình lấy mẫu, xử lý mẫu, các phương pháp cơ bản trong xét nghiệm ATVSTP. Trình bày kết quả và báo cáo. Đề phòng và sơ cứu các tai nạn thường gặp trong phòng thí nghiệm.
Kỹ thuật hoá phân tích thực phẩm I:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về cân bằng hoá học và các phương pháp phân tích hoá học.
Kỹ thuật hoá phân tích thực phẩm II:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về các phương pháp phân tích hoá lý thực phẩm: các đại lượng đặc trưng cho bức xạ ánh sáng, mối quan hệ giữa mức năng lượng nguyên tử và phân tử với sự hấp thụ và phát xạ ánh sáng. Nguyên tắc của các phương pháp định tính, định lượng bằng kỹ thuật quang phổ tử ngoại, khả biến (UV - Vis). Kỹ thuật xác định nồng độ dung dịch bằng phổ UV - Vis và các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Nguyên lý, các yếu tố ảnh hưởng và ứng dụng kỹ thuật chiết lỏng và chiết pha rắn. Nguyên tắc, ứng dụng của kỹ thuật phổ hồng ngoại, phổ huỳnh quang và phổ hấp thụ nguyên tử. Nguyên tắc và ứng dụng các phương pháp định tính, định lượng bằng kỹ thuật sắc ký khí, sắc ký lỏng. Nguyên lý, ứng dụng của phép đo pH, đo cực phổ và chuẩn độ đo thế, đo ampe.
Kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng về kiểm nghiệm thực phẩm. Nội dung bao gồm: các yêu cầu của công tác kiểm nghiệm; đảm bảo chất lượng kiểm nghiệm; các phương pháp kiểm nghiệm
Kỹ thuật phân tích nấm mốc thực phẩm:
Học phần bao gồm những kiến thức, kỹ năng về: khái niệm, phân loại nấm mốc liên quan tới ATVSTP; các nguyên tắc và kỹ thuật kiểm nghiệm phân tích nấm mốc thực phẩm cơ bản (kỹ thuật xác định tổng số bào tử nấm men, nấm mốc; nhóm nấm mốc A.flavius, A.niger, Afumigatus; nhóm nấm mốc A.parasitius, A.versicolor ...).
Kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm I:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm: khái niệm và phân loại vi sinh thực phẩm liên quan tới ATVSTP; kỹ thuật phân tích vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh thực phẩm (kỹ thuật xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí, Coliform, Ecoli, Chất lượng, Cl.perfringrus).
Kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm II:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật phân tích vi sinh thực phẩm: kỹ thuật phân tích vi khuẩn gây bệnh (kỹ thuật định danh Salmonella, Listeria monocytogenes, campylobacter jejuni; S.aureus ...).
Kỹ thuật phân tích ký sinh trùng thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật phân tích ký sinh trùng thực phẩm: phân loại ký sinh trùng thực phẩm; kỹ thuật phân tích ký sinh trùng (kỹ thuật kiểm trứng giun, ấu trùng, giun sán, đơn bào trong thực phẩm).
Kỹ thuật phân tích độc chất học thực phẩm:
Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về phân tích độc chất thực phẩm: khái niệm, phân loại độc chất liên quan tới ATVSTP. Các nguyên tắc và kỹ thuật xét nghiệm phân tích độc chất thực phẩm cơ bản (kỹ thuật xét nghiệm các kim loại nặng, các chất phụ gia, phẩm màu và chất bảo quản trong thực phẩm; kỹ thuật xét nghiệm các chất chống oxy hoá, chất chống nấm men, nấm mốc; vi nấm (aflatoxin), dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm chlor hữu cơ, lân hữu cơ, dư lượng một số kháng sinh trong thực phẩm...).
Truyền thông giáo dục an toàn vệ sinh thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng về truyền thông giáo dục ATVSTP: đặc điểm truyền thông giáo dục đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các nội dung và kỹ năng tư vấn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động chỉ đạo tuyến đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và các nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.
Điều tra, giám sát ngộ độc thực phẩm:
Học phần bao gồm những kiến thức về khái niệm, đặc điểm dịch tễ học và một số loại ngộ độc thực phẩm thường gặp; những quy định pháp luật về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; kỹ năng về các phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm cơ bản.
Kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm:
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức, kỹ năng để kiểm tra chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm: khái niệm, những thuật ngữ về tiêu chuẩn thực phẩm và kiểm nghiệm thực phẩm; một số khái niệm về phụ gia thực phẩm, ghi nhãn và bao gói thực phẩm; các phương pháp lấy mẫu, lưu mẫu thực phẩm và bảo quản thực phẩm; một số biện pháp kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Các nội dung kiểm tra, quản lý và công bố chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; hệ thống quản lý chất lượng và các quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm:
Học phần gồm các kiến thức, kỹ năng đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm: khái niệm ô nhiễm thực phẩm; các nguy cơ và phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; các nguyên tắc quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
Thực tập kiểm nghiệm ATVSTP (Thực tập I, II):
Học phần giúp cho sinh viên vận dụng những kiến thức chuyên ngành để thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm ATVSTP; tham gia kiểm tra chất lượng vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công cộng; thực hiện giáo dục truyền thông ATVSTP tại cộng đồng. Thực hiện công tác hành chính, quản lý hồ sơ, lưu trữ sổ sách, thống kê, báo cáo và quản lý, bảo quản trang thiết bị, vật tư trong đơn vị. Rèn luyện đạo đức người kỹ thuật viên cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác và trung thực; thực hiện kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và cộng đồng.