Ngành Bảo tàng học
Ngành đào tạo: BẢO TÀNG HỌC (Museology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Bảo tàng học trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Bảo tàng học để có năng lực thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại các bảo tàng, di tích và các thiết chế văn hóa có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Mục tiêu cụ thể
Phẩm chất đạo đức
Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, yêu nghề; nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hoá.
Kiến thức
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn và hệ thống kiến thức cơ bản về Bảo tàng học và di sản văn hoá.
Kỹ năng
- Thực hành thành thạo một số kỹ năng trong hoạt động: sưu tầm, kiểm kê, tổ chức kho, bảo quản hiện vật, trưng bày và tổ chức phục vụ khách tham quan bảo tàng.
- Thực hành thành thạo quy trình kiểm kê, xếp hạng, phát huy giá trị di tích, nắm vững quy trình bảo quản, tu sửa di tích lịch sử - văn hóa.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
|
6
|
Ngoại ngữ
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
7
|
Tin học đại cương
|
3
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
8
|
Văn hóa học đại cương
|
4
|
Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt nam
|
9
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
10
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại
|
5
|
Pháp chế về di sản văn hóa
|
2
|
Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại
|
6
|
Mỹ thuật cổ Việt Nam
|
3
|
Khảo cổ học đại cương
|
7
|
Cơ sở ngữ văn Hán Nôm
|
4
|
Dân tộc học đại cương
|
8
|
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Bảo tàng học đại cương
|
8
|
Công tác giáo dục của bảo tàng
|
2
|
Di sản văn hóa phi vật thể
|
9
|
Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam
|
3
|
Cổ vật
|
10
|
Đại cương bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
|
4
|
Sưu tầm hiện vật bảo tàng
|
11
|
Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa
|
5
|
Kiểm kê hiện vật bảo tàng
|
12
|
Bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử- văn hóa
|
6
|
Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng
|
13
|
Khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hóa
|
7
|
Trưng bày hiện vật bảo tàng
|
|
|
Tóm tắt nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức GD chuyên nghiệp)
Lịch sử Việt Nam cổ, trung đại
Nội dung: những kiến thức cơ bản, những mốc quan trọng về các giai đoạn của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cổ, trung đại.
Lịch sử Việt Nam cận, hiện đại
Nội dung: những kiến thức cơ bản, những mốc quan trọng về các giai đoạn của lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cận và hiện đại.
Khảo cổ học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về Khảo cổ học như: khái niệm, đối tượng, điều tra khai quật khảo cổ; phương pháp nghiên cứu khảo cổ học; nguồn gốc loài người; các nguồn tư liệu hiện vật khảo cổ học; đặc trưng các thời đại khảo cổ của thế giới và Việt Nam; mối quan hệ giữa khảo cổ học và Bảo tàng học.
Dân tộc học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về Dân tộc học như: khái niệm, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của Dân tộc học; các tiêu chí, các loại hình cộng đồng tộc người; các dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam; quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam; mối quan hệ giữa Dân tộc học và Bảo tàng học.
Pháp chế về di sản văn hoá
Nội dung: những nội dung cơ bản của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của quốc gia liên quan đến lĩnh vực di sản văn hoá; các nguyên tắc cần tuân thủ trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá.
Mỹ thuật cổ Việt Nam
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử mỹ thuật truyền thống như: khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu mỹ thuật; giá trị và đặc điểm mỹ thuật của các loại hình kiến trúc, điêu khắc, trang trí; mỹ thuật truyền thống và hiện đại, mỹ thuật tộc người.
Cơ sở ngữ văn Hán Nôm
Nội dung: những kiến thức cơ bản về ngữ văn Hán Nôm; nguồn gốc và kết cấu chữ Hán; cách tra từ điển; giới thiệu các bộ cơ bản của chữ Hán và các bài khóa minh họa; nghiên cứu ba mặt: hình thể - âm đọc - ý nghĩa.
Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam
Nội dung: những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam như: khái niệm tôn giáo và tín ngưỡng, các loại tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo) và vai trò của tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống văn hóa hiện nay.
Bảo tàng học đại cương
Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo tàng học như: khái niệm bảo tàng và Bảo tàng học; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của bảo tàng học; đặc trưng và các chức năng xã hội của bảo tàng; phân loại bảo tàng, đặc điểm của hiện vật bảo tang; hiện vật trưng bày và vai trò của chúng trong hoạt động bảo tàng.
Di sản văn hoá phi vật thể
Nội dung: hệ thống lý luận về di sản văn hoá phi vật thể: khái niệm, cấu trúc và phân loại di sản văn hoá phi vật thể; giá trị và vai trò của di sản văn hoá phi vật thể trong đời sống xã hội; phương pháp nghiên cứu và cách thức bảo tồn, phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay.
Cổ vật
Nội dung: những kiến thức cơ bản về: khái niệm, tiêu chí, giá trị cổ vật; những đặc trưng, chức năng và sự phân loại cổ vật; phương pháp nghiên cứu, giám định các loại hình cổ vật và đặc điểm cơ bản của những loại hình cổ vật ở Việt Nam và cổ vật của nước ngoài ở Việt Nam.
Sưu tầm hiện vật bảo tàng
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng như: khái niệm, vị trí, nội dung, nhiệm vụ, tính chất nghiên cứu; đối tượng sưu tầm, nguyên tắc và các phương pháp sưu tầm hiện vật bảo tàng; việc lập kế hoạch, đề cương sưu tầm; cách ghi chép, lập hồ sơ khoa học - pháp lý cho hiện vật bảo tàng trong quá trình sưu tầm.
Kiểm kê hiện vật bảo tàng
Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng như: khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của công tác kiểm kê hiện vật bảo tang; cách đánh số cho hiện vật, cách thức xây dựng hệ thống phiếu tra cứu; lập phiếu kiểm kê khoa học và miêu tả khoa học các hiện vật bảo tàng.
Tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng
Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kho - bảo quản hiện vật bảo tàng như: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kho bảo tàng, khái niệm và cấu trúc kho bảo tàng; phân loại, sắp xếp và bảo quản hiện vật bảo tàng; các phương pháp và kỹ thuật bảo quản, đóng gói vận chuyển hiện vật bảo tàng.
Trưng bày hiện vật bảo tàng
Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác trưng bày hiện vật bảo tàng như: khái niệm, các phương pháp trưng bày, thiết kế khoa học trưng bày (soạn thảo đề cương, xây dựng kế hoạch đề cương, kế hoạch trưng bày); các giải pháp về kiến trúc và nghệ thuật trưng bày, tổ chức thi công lắp ráp trưng bày.
Công tác giáo dục của bảo tàng
Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác giáo dục của bảo tàng như: khái niệm, nội dung, mục đích, nhiệm vụ, đặc trưng và các hình thức, biện pháp giáo dục của bảo tàng; phương pháp đánh giá khách tham quan bảo tàng.
Di tích lịch sử - văn hóa Việt Nam
Nội dung: những kiến thức cơ bản về các loại hình di tích và đặc điểm của từng loại hình, loại di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam (di tích khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh).
Đại cương Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa như: khái niệm, mục tiêu bảo tồn di tích; các hoạt động bảo tồn di tích trên thế giới và ở Việt Nam; các khâu nghiệp vụ bảo tồn di tích và bảo tàng hóa di tích.
Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử- văn hoá
Nội dung: những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm, vị trí, mục đích, tính chất và nội dung của công tác kiểm kê di tích lịch sử - văn hóa; phương pháp khảo sát di tích và lập hồ sơ khoa học di tích, xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa.
Bảo quản, tu sửa và phục hồi di tích lịch sử - văn hoá
Nội dung: những kiến thức cơ bản về bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm bảo quản, tu sửa di tích, phục hồi di tích; những nguyên nhân làm biến đổi, hủy hoại di tích; những nguyên tắc và phương pháp bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích; quy trình tiến hành bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích.
Khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hoá
Nội dung: những kiến thức cơ bản về việc khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa như: khái niệm, vị trí, ý nghĩa, mục đích và các hình thức khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch.