Ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

Ngành đào tạo:           PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sinh viên tốt nghiệp ngành Sư phạm Kĩ thuật Nông nghiệp trình độ cao đẳng phải :

- Có những phẩm chất cơ bản của người giáo viên nhà trường XHCN Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm xã hội, đạo đức, tác phong người thầy giáo.

- Có đủ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đảm bảo được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục/dạy học môn Công nghệ- phần Kĩ thuật nông nghiệp ở trường Trung học cơ sở (THCS), đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS về quy mô, chất lượng, hiệu quả, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có tiềm lực để không ngừng hoàn thiện trình độ đào tạo ban đầu, vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới.

- Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngành Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp phải dạy được môn thứ hai khác môn Công nghệ - phần Kĩ thuật nông nghiệp trong kế hoạch dạy học ở THCS, làm công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc                                    

Kiến thức giáo dục đại cương         

a. Chung cho khối ngành CĐSP                                                    

1

Triết học Mác-Lê nin

6

Quản lí hành chính Nhà nước và quản lí ngành

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

7

Ngoại ngữ

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8

Giáo dục thể chất

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục quốc phòng

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

 

b.  Riêng cho ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp                

1

Nhập môn Tin học

5

Thực hành Sinh học đại cương

2

Hoá học đại cương B

6

Xác suất - Thống kê B

3

Sinh học đại cương A1

7

Hoá sinh học nông nghiệp

4

Sinh học đại cương Â2

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức nghiệp vụ chung cho khối ngành                              

1

Tâm lý học đại cương

5

Hoạt động giáo dục ở trường THCS

2

Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm

6

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên

3

Giáo dục học đại cương

7

Công tác Đội thiếu niên tiền phong HCM

4

Hoạt động dạy học ở trường THCS.

 

 

b. Kiến thức ngành Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (môn 1)       

1

Sinh lý thực vật

9

Giống vật nuôi

2

Sinh lý vật nuôi

10

Thức ăn vật nuôi

3

Vi sinh vật học nông nghiệp

11

Thú y 

4

Sinh thái học nông nghiệp

12

Lâm nghiệp

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

13

Thuỷ sản

6

Giống cây trồng

14

Lý luận dạy học Kĩ thuật nông nghiệp

7

Đất và Phân bón

15

Phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp ở  trường THCS

8

Bảo vệ thực vật

 

 

c. Thực tập sư phạm                                                                      

1

Thực tập sư phạm 1

2

Thực tập sư phạm 2

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Tâm lý học đại cương                        

Cung cấp những nội dung cơ bản khái quát về tâm lý học đại cương, tạo cơ sở cho việc tiếp thụ học phần Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, các học phần giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ở trường THCS), các học phần thuộc về nghiệp vụ sư phạm (Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên, Thực tập sư phạm ). Bước đầu hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý người.

Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm 

Cung cấp cho sinh viên những vấn đề lý luận cơ bản về tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm: lý luận chung về sự phát triển tâm lý người theo các lứa tuổi, các giai đoạn, thời kỳ phát triển tâm lý con người, trong đó đi sâu vào đặc điểm tâm lý học sinh THCS. Trình bày các nội dung cơ bản về tâm lý học của hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và người thầy giáo THCS.

Giáo dục học đại cương                                          

Cung cấp một cách có hệ thống các kiến thức cơ bản, đại cương về giáo dục học: các khái niệm, các phạm trù, các nguyên tắc và phương pháp cơ bản của giáo dục học, làm cơ sở cho việc tiếp thụ các học phần hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, thực tập sư phạm.

Hoạt động dạy học ở trường THCS       

Cung cấp những khái niệm, phạm trù cơ bản của lý luận dạy học đại cương, các đặc điểm cơ bản của hoạt động dạy học ở trường THCS, giúp sinh viên có kỹ năng vận dụng những kiến thức lý luận dạy học vào việc rèn luyện kỹ năng dạy học ở trường THCS, vận dụng vào việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học ở trường THCS.

Hoạt động giáo dục ở trường THCS    

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình, nguyên tắc và phương pháp giáo dục cũng như những kiến thức về việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường THCS, các kỹ năng tổ chức, triển khai, đánh giá, kết hợp các hoạt động giáo dục ở trường THCS.

Rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên      

Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học ở tất cả các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện các kỹ năng cụ thể của dạy học, của giáo dục, kỹ năng tự học, tự bồi dưỡng, góp phần hình thành trình độ nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; Chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các hoạt động dạy học, giáo dục trong các đợt thực tập sư phạm.

Công tác Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Cung cấp các kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, công tác phụ trách đội, tổng phụ trách đội.

Sinh lý thực vật   

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình sinh lý của cây ở mức tế baò và cơ thể, bản chất của các quá trình sinh lý diễn ra trong cây và mối quan hệ giữa các quá trình này. Từ đó suy ra cơ sở khoa học của các biện pháp tác động đến cây trồng nhằm điều chỉnh hoạt động sinh lý của cây để đạt năng xuất cao, chất lượng tốt.

Sinh lý vật nuôi       

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về chức năng sinh lý của các cơ quan, cơ chế của các qúa trình sinh lý xẩy ra trong cơ thể vật nuôi. Từ đó đưa ra cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật tác động đến cơ thể vật nuôi nhằm đảm bảo các hoạt động sinh lý tốt nhất để vật nuôi đạt năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ.

Vi sinh vật học nông nghiệp  

Học phần trang bị các kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sống rất đa dạng của vi sinh vật, sự khác nhau giữa cơ thể vi sinh vật và cơ thể sống bậc cao. Đi sâu vào một số nhóm vi sinh vật chính có ý nghĩa trong nông nghiệp, cơ chế hoạt động của chúng và những ứng dụng chính trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong chương trình có đề cập và nhấn mạnh đến "công nghệ vi sinh" và việc ứng dụng công nghệ này trong nông nghiệp.

Sinh thái học nông nghiệp    

Học phần cung cấp  các khái niệm và kiến thức cơ bản về sinh thái học nói chung và Sinh thái học nông nghiệp, giải thích mối quan hệ giữa các nguyên lý của Sinh thái học nông nghiệp với sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp  

Học phần trang bị các nguyên tắc cơ bản và các bước tiến hành của một thí nghiệm nông nghiệp, các yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm, cách thu thập số liệu, phương pháp xử lý thống kê để tìm hiểu bản chất số liệu, rút ra các kết luận khoa học và cách viết báo cáo tổng kết thí nghiệm.

Giống cây trồng     

Học phần trang bị kiến thức về khái niệm và vai trò của giống cây trồng, về phương pháp chọn tạo giống cây trồng cơ bản (phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp tạo giống đột biến và đa bội thể...) và quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây trồng. Học phần có dành thời lượng thích đáng cho nội dung "ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống cây trồng". Các nội dung được nhấn mạnh như: phương pháp gây đột biến, phương pháp gây đa bội, sử dụng các thể đơn bội, phương pháp khắc phục tính bất tương hợp trong lai xa, kỹ thuật cứu phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật nuôi cấy mô-tế bào..., những thành công và triển vọng về công nghệ sinh học trên thế giới và ở Việt Nam.

Đất và Phân bón   

Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hình thành đất, các thành phần và tính chất chính của đất, nguyên nhân hình thành các loại đất khác nhau và đưa ra các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, cải tạo và sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Học phần còn trang bị các kiến thức cơ bản về tính chất và biện pháp sử dụng đúng kỹ thuật các loại phân bón, mối quan hệ tương tác đất trồng - phân bón -  cây trồng.

Bảo vệ thực vật    

Học phần trang bị kiến thức cơ bản về côn trùng và bệnh cây, nguyên lý chung về phòng trừ dịch hại cây trồng, đặc điểm một số sâu bệnh hại trên các đối tượng cây trồng chính và cách phòng trừ chúng.

Giống vật nuôi   

Học phần cung cấp các khái niệm và kiến thức về giống vật nuôi, căn cứ để đánh giá và chọn lọc vật nuôi làm giống, các phương pháp chọn lọc và nhân giống vật nuôi, quy trình kỹ thuật đang được áp dụng tạo giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt.

Thức ăn vật nuôi 

Học phần cung cấp  các kiến thức cơ bản về vai trò của chất dinh dưỡng và nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi, phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần, xây dựng quy trình nuôi dưỡng đối với các loài vật nuôi khác nhau.

Thú y 

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản về dược lý, một số bệnh thường gặp ở vật nuôi như bệnh nội, ngoại và sản khoa ở vật nuôi, bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, bệnh truyền nhiễm ở vật nuôi, cơ sở khoa học của các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi và cách phòng chống.

Lâm nghiệp                

Học phần cung cấp  các khái niệm về rừng, đặc trưng cơ bản của rừng và tài nguyên rừng Việt Nam, vai trò của rừng, mối quan hệ qua lại giữa rừng và môi trường, phương hướng và nội dung cơ bản của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, quy trình kỹ thuật và kỹ năng  trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và cây rừng sau khi trồng.

Thủy sản   

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về nguồn lợi thuỷ sản như các đặc điểm về hình thái giải phẫu, đặc điểm sinh lý, sinh thái đặc thù, các tập tính, nhu cầu về dinh dưỡng của các loài thuỷ sản nói chung, cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, các biện pháp và kỹ năng nuôi thuỷ sản phổ biến (kỹ thuật nuôi cá nước tĩnh, cá nước chảy, kỹ thuật phòng trừ dịch hại thuỷ sản và bảo vệ môi trường).

Lý luận dạy học Kĩ thuật nông nghiệp    

Học phần là phần nối tiếp và vận dụng kiến thức tâm lý học, giáo dục học vào dạy học bộ môn nhằm trực tiếp hình thành năng lực sư phạm trong mục tiêu đào tạo giáo viên. Đặc biệt chú ý đến khả năng phân tích, thiết kế và triển khai các bài dạy theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp  ở trường THCS  

Học phần nhằm giúp sinh viên có kỹ năng dạy học, chuyển hóa nội dung sách giáo khoa thành nội dung dạy học cụ thể phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học, gắn kết nội dung đào tạo chuyên môn ở CĐSP với nội dung môn Công nghệ ở THCS. Trong quá trình dạy học phần này cần có một số tiết dạy mẫu trên băng hình để minh họa và có một số giáo án tốt cho sinh viên tham khảo.

Thực tập sư phạm 1    

Học phần nhằm củng cố và khắc sâu lý thuyết các học phần tâm lý học, giáo dục học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các tình huống sư phạm trong kiến tập sư phạm: tìm hiểu tình hình thực tiễn địa phương, thực tiễn giáo dục ở THCS, tập làm công tác dạy học, chủ nhiệm lớp, triển khai bài tập thực hành Tâm lý - Giáo dục.   

Thực tập sư phạm 2   

Học phần nhằm củng cố và nâng cao các kiến thức lý thuyết về chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học, phương pháp dạy học bộ môn; vận dụng những kiến thức đó vào việc giải quyết các tình huống cụ thể trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, tiếp tục rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục, kỹ năng nghiên cứu khoa hoc giáo dục.

    

Kiến thức bắt buộc ngành phụ (môn 2) Sư phạm Kĩ thuật nông nghiệp

trong chương trình đào tạo kiểu 2 ngành

1

Sinh lý thực vật                    

9

Giống vật nuôi                      

2

Sinh lý vật nuôi                         

10

Thức ăn vật nuôi                     

3

Vi sinh vật học nông nghiệp         

11

Thú y            

4

Sinh thái học nông nghiệp           

12

Lâm nghiệp                          

5

Phương pháp thí nghiệm nông nghiệp

13

Thuỷ sản

6

Giống cây trồng                  

14

Lý luận dạy học Kĩ thuật nông nghiệp               

7

Đất trồng - Phân bón      

15

Phương pháp dạy học Kĩ thuật nông nghiệp ở trường THCS        

8

Bảo vệ cây trồng           

 

 

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]