Ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
Ngành đào tạo: BIỂU DIỄN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
(Performance of Traditional musical instruments)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống trình độ cao đẳng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về âm nhạc, về kỹ thuật biểu diễn. Sau khi tốt nghiệp trở thành nhạc công chuyên nghiệp, hoạt động trong các đơn vị nghệ thuật và có khả năng học tiếp ở trình độ cao hơn.
Mục tiêu cụ thể
Phẩm chất đạo đức
Có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Kiến thức
Nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống kiến thức về lĩnh vực âm nhạc nói chung và biểu diễn âm nhạc truyền thống nói riêng.
Kỹ năng
Có kỹ thuật, kỹ năng biểu diễn nhạc cụ truyền thống và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin
|
6
|
Tin học đại cương
|
2
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
7
|
Ngoại ngữ
|
3
|
Đường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
8
|
Giáo dục thể chất
|
4
|
Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
9
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh
|
5
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
|
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở của nhóm ngành và ngành
|
1
|
Lịch sử âm nhạc phương Tây I
|
4
|
Ký - xướng âm I
|
2
|
Lịch sử âm nhạc Việt Nam
|
5
|
Phân tích tác phẩm âm nhạc
|
3
|
Hòa âm I
|
|
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Hòa tấu nhạc truyền thống I
|
6
|
Ca - Hát truyền thống I
|
2
|
Hòa tấu nhạc truyền thống II
|
7
|
Ca - Hát truyền thống II
|
3
|
Hòa tấu nhạc truyền thống III
|
8
|
Ca - Hát truyền thống III
|
4
|
Dàn nhạc I
|
9
|
Ký - Xướng âm nhạc truyền thống
|
5
|
Dàn nhạc II
|
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Lịch sử âm nhạc phương Tây I
Nội dung: những kiến thức cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của nền âm nhạc châu Âu từ thời kỳ cổ đại cho tới nửa đầu thế kỷ XIX. Từ đó, sinh viên nắm được những đặc điểm chính về phong cách, quan điểm thẩm mỹ cũng như bút pháp sáng tác trong từng thời kỳ, từng trường phái âm nhạc thông qua các nhạc sỹ tiêu biểu.
Lịch sử âm nhạc Việt Nam
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam từ thời Hùng Vương đến nay, bao gồm các nội dung: Âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ III trước Công nguyên đến cuối thế kỷ IX sau công nguyên; Âm nhạc Việt Nam từ đầu thế kỷ X đến thế kỷ XIX; Âm nhạc Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến trước cách mạng tháng 8 năm 1945; Âm nhạc Việt Nam từ Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay.
Hòa âm I
Nội dung: những kiến thức cơ bản về hòa âm: cấu trúc điệu thức và vai trò của hệ thống công năng; tính ổn định và không ổn định trong điệu thức; màu sắc và vai trò của hệ thống biến âm, âm nền; các lý thuyết về chuyển điệu.
Ký - Xướng âm I
Nội dung: sinh viên đọc các gam trưởng, thứ từ 0 đến 2 dấu hóa; chủ yếu luyện đọc quãng với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4; nghe ghi các giọng từ 0 đến 1 dấu hóa với các loại nhịp 2/4, 3/4, 4/4, 3/8, 6/8 và các loại tiết tấu cơ bản.
Phân tích tác phẩm âm nhạc
Nội dung: những kiến thức cơ bản về hình thức âm nhạc, những đặc điểm về thể loại, cấu trúc, phong cách sáng tác của từng thời kỳ và một số tác giả điển hình.
Hòa tấu nhạc truyền thống I
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Bắc bộ.
Hòa tấu nhạc truyền thống II
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Trung bộ.
Hòa tấu nhạc truyền thống III
Nội dung: những kiến thức cơ bản về lý luận và rèn luyện kỹ năng thực hành hòa tấu nhạc cụ truyền thống từ hai nhạc cụ đến tốp nhạc với những bài bản cổ vùng Nam bộ.
Dàn nhạc I
Nội dung: rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.
Dàn nhạc II
Nội dung: Tiếp tục Rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng hòa tấu các tác phẩm âm nhạc mới được sáng tác cho dàn nhạc dân tộc truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với các hình thức dàn nhạc nhỏ, dàn nhạc lớn.
Ca - Hát truyền thống I
Nội dung: sinh viên thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.
Ca - Hát truyền thống II
Nội dung: tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.
Ca - Hát truyền thống III
Nội dung: tiếp tục thực hành một số làn điệu, bài bản tiêu biểu của nghệ thuật ca - hát truyền thống.
Ký - Xướng âm nhạc truyền thống
Nội dung: các kiến thức cơ bản về nhạc lý cổ truyền Việt Nam, các lối ký âm, xướng âm cổ truyền.
Thực tập nghiệp
Nội dung: thực hành biểu diễn dưới các hình thức độc tấu, hòa tấu dàn nhạc trong các chương trình biểu diễn của nhà trường, cũng như tại một số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.