Ngành Dược
Ngành đào tạo: DƯỢC
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Đào tạo người Dược sĩ trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về dược để thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên ngành; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Mục tiêu cụ thể
a) Về thái độ
- Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân;
- Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp;
- Trung thực, khách quan, có tinh thần học tập vươn lên;
- Coi trọng kết hợp y- dược học hiện đại với y - dược học cổ truyền.
b) Về kiến thức
- Có kiến thức khoa học cơ bản và dược học cơ sở;
- Có kiến thức chuyên môn cơ bản về dược và kiến thức vững về chuyên ngành (quản lý, cung ứng hoặc kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm);
- Nắm vững chính sách liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong điều kiện chuyên môn cụ thể.
c) Về kỹ năng
- Quản lý, cung ứng thuốc;
- Đảm bảo chất lượng thuốc; chất lượng thí nghiệm
- Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;
- Thực hiện các nghiệp vụ về dược trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Hướng dẫn về chuyên môn cho các cán bộ dược có trình độ thấp hơn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
|
6
|
Vật lý đại cương
|
2
|
Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
|
7
|
Sinh học và Di truyền
|
3
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
8
|
Tin học
|
4
|
Ngoại ngữ (Tiếng Anh) I, II
|
9
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Xác suất - Thống kê y dược
|
10
|
Giáo dục Quốc phòng - An ninh
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
|
1
|
Hoá học đại cương - Vô cơ
|
4
|
Hoá hữu cơ
|
2
|
Vi sinh - Ký sinh trùng
|
5
|
Hóa phân tích
|
3
|
Giải phẫu - Sinh lý
|
6
|
Hoá sinh
|
Kiến thức ngành và chuyên ngành
|
1
|
Thực vật
|
6
|
Dược lý
|
2
|
Pháp luật - Tổ chức và quản lý dược
|
7
|
Kiểm nghiệm
|
3
|
Bào chế
|
8
|
Quản lý tồn trữ thuốc
|
4
|
Hóa dược
|
9
|
Thực tế ngành
|
5
|
Dược liệu
|
|
|
TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN BẮT BUỘC (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Hoá học đại cương – Vô cơ
- Hoá đại cương: các khái niệm và định luật cơ bản về hoá học; các nguyên lí nhiệt động hoá học; cấu tạo chất; các loại phản ứng hoá học; điện hoá học; các hệ keo;
- Hoá vô cơ: một số loại hợp chất vô cơ quan trọng liên quan đến ngành dược.
Vi sinh - Ký sinh trùng
Giới thiệu kiến thức cơ bản về Vi sinh và Ký sinh trùng trong y học.
Giải phẫu - Sinh lý
Giới thiệu kiến thức cơ bản về giải phẫu cơ thể người, giúp cho việc nghiên cứu tác dụng của thuốc trên mô, tế bào, các cơ quan, tổ chức cơ thể người. Các hoạt động sinh lý chủ yếu của các bộ phận trong cơ thể con người; các cơ chế hình thành miễn dịch, nguyên lý tác dụng của vaccin và ứng dụng chúng trong việc phòng chống bệnh tật.
Hoá hữu cơ
- Cấu trúc, danh pháp các nhóm hợp chất hữu cơ quan trọng như: phenol, andehyd-ceton, các acid cacboxylic và dẫn xuất, dị vòng và ancaloid, terpenoid- carotenoid- steroid.
Hoá phân tích
- Các phương pháp phân tích dựa trên các phản ứng hoá học được ứng dụng nhiều trong ngành Dược.
Hoá sinh:
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về các hiện tượng hoá học xảy ra trong cơ thể người và ứng dụng chúng trong công tác nghiên cứu về thuốc và xét nghiệm cận lâm sàng, giúp cho công tác điều trị bệnh.
Thực vật
Gồm 2 nội dung về thực vật và viết, đọc tên thuốc. Giúp sinh viên có kiến thức và kĩ năng cơ bản về thực vật làm cơ sở cho việc nghiên cứu, sưu tầm, kiểm nghiệm. Viết và đọc tên thuốc, cây thuốc theo tiếng Latin, theo danh pháp dược điển.
Pháp luật - Tổ chức và quản lý dược
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản nắm được lý luận và những kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật; về tổ chức y tế, các mô hình tổ chức và quản lý nhà nước về dược: các mô hình công ty, sản xuất kinh doanh thuốc, mô hình quản lý chất lượng thuốc liên quan đến hoạt động nghề nghiệp và thực thi nhiệm vụ của một cán bộ dược có trình độ cao đẳng.
Bào chế
Giúp sinh viên có những kiến thức và kĩ năng cơ bản để bào chế các dạng thuốc thông dụng bằng quy trình và thiết bị công nghệ thích hợp, tiêu chuẩn chất lượng các dạng thuốc. Hướng dẫn sử dụng dạng thuốc an toàn, hợp lý.
Hoá dược
Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về tổng hợp hóa dược, mối liên quan cấu trúc, tác dụng, tính chất hóa lý, chất lượng dược chất, cấu tạo, phương pháp điều chế, phương pháp kiểm nghiệm và áp dụng điều trị của nguyên liệu hóa dược.
Dược liệu
Giúp sinh viên có kiến thức và kĩ năng cơ bản về nhận thức, kiểm nghiệm và sử dụng các cây, con làm thuốc.
Dược lý
Giúp sinh viên có kiến thức cơ bản về dược động học, dược lực học, dược lý học được áp dụng cho việc hướng dẫn sử dụng thuốc có hiệu quả.
Kiểm nghiệm
Giúp sinh viên có kiến thức và kĩ năng cơ bản về:
- Các phương pháp đảm bảo chất lượng thuốc theo đúng qui trình, qui phạm, góp phần quản lý chất lượng thuốc.
- Các yếu tố và điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo tính chính xác, khoa học, tin cậy cho các kết quả thí nghiệm, các biện pháp đảm bảo chất lượng thí nghiệm. Tập trung vào các nội dung: xây dựng nội qui phòng thí nghiệm; dự trù, cung ứng vật tư, hoá chất, dung môi, nước,... cho phòng thí nghiệm; vệ sinh, quản lí, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị thí nghiệm, các nội dung GLP, ISO-hệ thống đảm bảo chất lượng; các biện pháp đảm bảo chất lượng thử nghiệm, thí nghiệm.
Quản lý tồn trữ thuốc
Giúp sinh viên có những kiến thức cơ bản về quy trình bảo quản, quản lý tồn trữ thuốc và trang thiết bị; nội dung về GSP (Good Store Practise).
Thực tế ngành
Tổ chức một đợt thực tế ngành vào cuối khóa học trước khi thi tốt nghiệp. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ sở đào tạo, nhà trường định hướng cho sinh viên đi thực tế ngành theo hướng:
- Tiếp cận và hiểu rõ hơn về kinh tế dược, pháp chế dược, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng bán hàng
- hoặc: Tìm hiểu về các kỹ thuật thường sử dụng tại các trung tâm kiểm nghiệm, y tế dự phòng