Ngành Công nghệ sợi
Ngành đào tạo : CÔNG NGHỆ SỢI
Trình độ đào tạo : Trung cấp chuyên nghiệp
Đối tượng tuyển sinh : Tốt nghiệp Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo : 2 năm
I. Giới thiệu và mô tả chương trình
Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Công nghệ Sợi được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe để làm việc.Về năng lực chuyên môn, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để tìm việc làm, đồng thời có khả năng tự học, tự nghiên cứu tiếp thu các thành tựu của khoa học kỹ thuật hoặc học liên thông lên các bậc học cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển của bản thân, của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế xã hội.
Chương trình chuẩn bị cho người học áp dụng các nguyên lý và kỹ năng kỹ thuật, hỗ trợ các kỹ sư và nhà chuyên môn để thiết kế, phát triển và đánh giá quy trình sản xuất sợi và các sản phẩm sợi.
Nội dung khóa học bao gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện, vẽ kỹ thuật, vật liệu sợi dệt, an toàn lao động, công nghệ và thiết bị sợi. Bên cạnh đó, người học cũng được trang bị những kiến thức về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng - an ninh.
Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng Trung cấp chuyên nghiệp ngành công nghệ Sợi, có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ trong dây chuyền sản xuất công nghệ Sợi và có thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến công nghệ Sợi, đồng thời có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học.
II. Mục tiêu đào tạo
Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:
1. Về kiến thức
- Trình bày được tính chất của nguyên liệu dùng cho kéo sợi và những nội dung cơ bản về công nghệ kéo sợi, các thiết bị kéo sợi.
- Phân tích được công tác kiểm tra chất lượng bán sản phẩm và sản phẩm trong dây chuyền kéo sợi.
- Trình bày được những vấn đề về công nghệ, thao tác, chất lượng sản phẩm sợi.
2. Về kỹ năng
- Kiểm tra và giám sát được việc sản xuất sợi.
- Quản lý công nghệ, thiết bị và chất lượng sản phẩm trong dây chuyền kéo sợi.
- Có khả năng giao tiếp, tổ chức sản xuất, làm việc theo nhóm và quản lý trong lĩnh vực được phân công.
3. Về thái độ
Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty sản xuất các sản phẩm dệt.
III. Khung chương trình đào tạo
1. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo
TT
|
Nội dung
|
Khối lượng (ĐVHT)
|
1
|
Các học phần chung
|
22
|
2
|
Các học phần cơ sở
|
22
|
3
|
Các học phần chuyên môn
|
31
|
4
|
Thực tập nghề nghiệp
|
16
|
5
|
Thực tập tốt nghiệp
|
6
|
Tổng khối lượng chương trình
|
97
|
2. Các học phần của chương trình
I
|
Các học phần chung
|
A
|
Các học phần bắt buộc
|
1
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh
|
4
|
Tin học
|
2
|
Chính trị
|
5
|
Ngoại ngữ
|
3
|
Giáo dục thể chất
|
6
|
Pháp luật
|
B
|
Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)
|
7
|
Khởi tạo doanh nghiệp
|
9
|
Kỹ năng giao tiếp
|
8
|
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
|
|
|
II
|
Các học phần cơ sở
|
10
|
Kỹ thuật điện - Điện tử
|
15
|
Thông gió điều hoà không khí
|
11
|
Cơ học ứng dụng
|
16
|
Tổ chức sản xuất
|
12
|
Vẽ kỹ thuật
|
17
|
Vật liệu dệt
|
13
|
An toàn lao động và môi trường
|
18
|
Đại cương công nghệ dệt, công nghệ nhuộm
|
14
|
Nguyên lý – Chi tiết máy
|
|
|
III
|
Các học phần chuyên môn
|
19
|
Công nghệ và thiết bị bông chải
|
25
|
Kỹ thuật bảo toàn máy sợi
|
20
|
Công nghệ và thiết bị ghép, cuộn cúi, chải kỹ
|
26
|
Định mức kỹ thuật trong nhà máy sợi
|
21
|
Công nghệ và thiết bị sợi thô
|
27
|
Quản lý chất lượng sản phẩm
|
22
|
Công nghệ và thiết bị sợi con
|
28
|
Công nghệ và thiết bị kéo sợi len
|
23
|
Công nghệ và thiết bị ống, đậu, xe
|
29
|
Công nghệ và thiết bị kéo sợi Libe
|
24
|
Thiết kế công nghệ sợi
|
|
|
IV
|
Thực tập nghề nghiệp
|
30
|
Thực tập thao tác và luyện kỹ năng tay nghề trên dây chuyền sản xuất sợi
|
32
|
Thực tập quản lý thiết bị sợi
|
31
|
Thực tập quản lý công nghệ sợi
|
|
|
V
|
Thực tập tốt nghiệp
|
IV. Nội dung thi tốt nghiệp
TT
|
Nội dung
|
1
|
Chính trị
- Học phần chính trị
|
2
|
Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):
- Công nghệ và thiết bị bông chải
- Công nghệ và thiết bị ghép, cuộn cúi, chải kỹ
- Công nghệ và thiết bị sợi thô
- Công nghệ và thiết bị sợi con
- Công nghệ và thiết bị ống, đậu, xe
|
3
|
Thực hành nghề nghiệp:
Công nghệ và thiết bị sợi con
|
V. Mô tả nội dung các học phần (Học phần cơ sở và học phần chuyên môn)
Kỹ thuật điện - Điện tử
Học phần này trang bị cho học sinh: Cơ sở lý thuyết mạch điện, mạch điện điều hòa tuyến tính xác lập một pha, ba pha và các phương pháp phân tích mạch. Nguyên lý cấu tạo và quá trình làm việc của các loại máy điện và chế độ làm việc cơ bản của nó. Một số thiết bị điện cơ bản và ứng dụng của nó trong các hệ thống điện, trong các máy sản xuất thường gặp.
Khái niệm chung về kỹ thuật điện tử, chất bán dẫn khuyết đại dùng transistor, vi mạch thuật toán, tạo dao động điều hòa, kỹ thuật số, bộ vi xử lý tín hiệu đầu cuối.
Sau khi học xong học phần này học sinh có khả năng sử dụng các thiết bị điện - điện tử liên quan tới nghề nghiệp.
Cơ học ứng dụng
Học phần này cung cấp các kiến thức nền tảng để tiếp thu những học phần cơ sở và chuyên ngành khác của lĩnh vực cơ khí nói chung. Nội dung học phần bao gồm: các tiên đề tĩnh học, lực, liên kết, phản lực liên kết, phương pháp khảo sát các hệ lực phẳng, ngẫu lực và mômen; Nghiên cứu sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực; tính ứng suất và biến dạng của vật liệu kim loại trong miền đàn hồi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được một số khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu, định lý cơ học, giải được một số bài toán đơn giản về tĩnh học, động học - động lực học; một số khái niệm cơ bản về động học, tính được một số thông số động lực của bộ phận máy theo ngành nghề đào tạo, từ đó có thể tính toán thiết kế được các cơ cấu, bộ phận máy thông dụng.
Vẽ kỹ thuật
Học phần này cung cấp những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật, bao gồm các tiêu chuẩn hình thành bản vẽ kỹ thuật, các yếu tố cơ bản của bản vẽ kỹ thuật: Điểm, đường, hình chiếu, hình cắt; các loại bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN và ISO. Giới thiệu về ứng dụng máy tính trong bản vẽ 2D.
Sau khi học xong học phần này, học sinh có khả năng vẽ được bản vẽ chi tiết máy, bản vẽ lắp và bản vẽ sơ đồ động học máy thuộc ngành nghề đào tạo.
An toàn lao động và môi trường
Học phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về an toàn điện; về phòng chống cháy nổ; về an toàn trong sử dụng, vận hành thiết bị về sợi; về môi trường trong công nghiệp sản xuất sợi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được ý nghĩa chính trị của học phần để nâng cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ kỹ thuật đối với tính mạng, sức khỏe của công nhân đối với tài sản của nhà nước; đồng thời biết được nguyên nhân gây ra mất an toàn trong sản xuất của ngành để đề ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
Nguyên lý - Chi tiết máy
Học phần này giúp học sinh nghiên cứu cấu trúc, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán thiết kế động học và động lực học của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí.
Sau khi học xong học phần này, học sinh có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế máy và chi tiết máy trong thực tế kỹ thuật sau này.
Thông gió điều hoà không khí
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về không khí, phương pháp tính toán và xử lý nhiễm ẩm chất độc tỏa ra trong gian máy, trên cơ sở đó xác định lưu lượng khí cần thiết để khử nhiệt thừa, hơi nước và khí độc tỏa ra trong gian máy. Đồng thời học phần nêu ra một số giải pháp tổ chức thông gió và điều hòa không khí, phương pháp lọc bụi và tiêu ẩm để tạo ra môi trường không khí trong sạch và chế độ nhiệt ẩm phù hợp với điều kiện thực tế.
Tổ chức sản xuất
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết về quản lý doanh nghiệp. Nội dung học phần nghiên cứu về kinh tế và triển khai tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, có chú trọng và đề cập về kinh tế và tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp Dệt - Sợi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh nêu được nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản về chế độ quản lý, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về các vấn đề kinh tế, tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp; trình bày được một số vấn đề có liên quan đến vai trò của người kỹ thuật viên trong việc tham gia tổ chức sản xuất, quản lý kế hoạch, kỹ thuật, máy móc thiết bị, vật tư, lao động và giá thành sản phẩm từ đó xác định được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
Vật liệu dệt
Học phần này giúp học sinh nghiên cứu cấu trúc và tính chất của các loại xơ, sợi và vải nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn nguyên vật liệu và các thông số thiết kế công nghệ sợi vải phù hợp.
Sau khi học xong học phần này, học sinh biết được các loại vật liệu, nguyên liệu sử dụng trong ngành sợi; trình bày được cấu tạo, nguyên lý cơ bản của một số dụng cụ, thiết bị dùng để kiểm tra các tính chất của xơ sợi và vận dụng được các kiến thức đã học và quá trình sản xuất sau này.
Đại cương công nghệ dệt, công nghệ nhuộm
Học phần này giới thiệu tóm tắt quá trình dệt vải, hoàn tất vải, nhuộm, in hoa giúp người học có khái niệm tổng thể về dây chuyền sản xuất vải, hoàn tất vải, nhuộm, in hoa đồng thời trang bị cho người học các thuật ngữ, khái niệm cơ bản chuẩn bị cho việc học các môn chuyên ngành khác.
Sau khi học xong học phần này, học sinh hiểu được các khái niệm chung về ngành dệt, nhuộm, hoàn tất và việc bố trí dây chuyền sản xuất nhà máy dệt; hiểu tính năng tác dụng của các loại thiết bị, biết lựa chọn các thông số công nghệ chính; hiểu cách thức đánh giá chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và nhận biết được các dạng hư hỏng sản phẩm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Công nghệ và thiết bị bông chải
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về việc sử dụng nguyên liệu trong kéo sợi, các nguyên lý cơ bản của quá trình kéo sợi ở công đoạn máy Bông – Chải; cấu tạo của các bộ phận chính, nguyên lý làm việc trên liên hợp các máy xé đập; các phương pháp tính toán và lựa chọn được các thông số công nghệ chính của thiết bị bông chải; Phương pháp kiểm soát và kiểm tra chất lượng cuộn bông, cúi chải.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được các tính chất của nguyên liệu, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các bộ phận chính; biết phương pháp vận hành và kỹ thuật thao tác máy; biết lựa chọn các thông số công nghệ chính; hiểu cách thức đánh giá chỉ tiêu chất lượng cuộn bông, cúi chải; nhận biết được các dạng hư hỏng cuộn bông, cúi chải, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Công nghệ và thiết bị ghép, cuộn, cúi, chải kỹ
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về ghép hợp và kéo dài, chải kỹ vật liệu xơ. Đồng thời cung cấp cho người học những kiến thức về nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được được nguyên lý làm việc, biết vận hành và những thao tác cơ bản các máy, biết lựa chọn các thông số công nghệ, biết kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cúi ghép, cuộn cúi và cúi chải kỹ; biết được các dạng phế tật của sản phẩm; nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Công nghệ và thiết bị sợi thô
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về máy kéo sợi thô: Nhiệm vụ, cấu tạo và quá trình công nghệ máy kéo sợi thô; Phương pháp tạo săn và cuốn ống sợi thô.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được nguyên lý làm việc và vận hành, thao tác máy kéo sợi thô, biết lựa chọn các thông số công nghệ, biết kiểm tra đánh giá chất lượng sợi thô, nhận biết được các dạng phế tật của sợi thô nguyên nhân và biện pháp khắc phục các phế tật đó.
Công nghệ và thiết bị sợi con
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về hình thành sợi đơn từ xơ dệt: Nhiệm vụ, cấu tạo và quá trình công nghệ máy kéo sợi con. Nguyên lý cơ bản về xe săn và cuốn ống sợi con; nguyên lý hoạt động của máy và các bộ phận chính.
Sau khi học xong học phần này, học sinh biết được sự hình thành sợi con trên các máy kéo sợi, nguyên lý làm việc, vận hành và thao tác máy kéo sợi con; biết lựa chọn và tính toán các thông số công nghệ chính; biết kiểm tra đánh giá chất lượng sợi con; biết được các dạng phế tật sợi con và ống sợi con, biết được các nguyên nhân và có biện pháp khắc phục các phế tật đó.
Công nghệ và thiết bị ống đậu xe
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất sợi xe; nhiệm vụ, cấu tạo và quá trình hoạt động của các máy ống, đậu, xe; tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ chính.
Học xong học phần này học sinh học biết được qui trình sản xuất sợi xe, nguyên lý hoạt động, vận hành và thao tác các máy ống đậu xe; biết xử lý các sự cố kỹ thuật thông thường.
Thiết kế công nghệ sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản để lập kế hoạch sản xuất ra một loại sợi nhất định nào đó. Cung cấp cho người học phương pháp lựa chọn nguyên liệu thiết bị. Phương pháp tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ chính; tính toán được thông số công nghệ chính. Tính toán được dây chuyền sản xuất sợi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh có thể lập được kế hoạch kéo sợi và theo dõi giám sát quá trình thực hiện kéo sợi.
Kỹ thuật bảo toàn máy kéo sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức chung về lý luận lắp đặt và sửa chữa máy trong ngành sợi, từ đó học sinh hiểu một cách có hệ thống về cách sửa chữa những bộ phận cơ bản của máy.
Sau khi học xong học phần này, học sinh hiểu và vận dụng được các kiến thức đã học vào tháo lắp thiết bị thực tế, nhận biết được các dạng hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa, các phương pháp sửa chữa dự phòng định kỳ, các hạng mục và lịch xích tu sửa.
Định mức kỹ thuật trong nhà máy sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức về quá trình sản xuất chính, việc sử dụng thiết bị, nguyên liệu trong quá trình kéo sợi và các điều kiện để tổ chức lao động, tính toán định mức kỹ thuật cụ thể cho từng gian máy trong nhà máy kéo sợi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh có khả năng tổ chức sản xuất trong nhà máy, biết tính toán cân đối dây chuyền sản xuất; tạo đức tính cẩn thận tỉ mỉ trong công việc, tác phòng công nghiệp phù hợp với công nghệ mới.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Học phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng sản phẩm, phương pháp lấy mẫu kiểm tra và phương pháp ứng dụng toán xác suất thống kê để xử lý số liệu trong kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành Dệt, hình thành các kỹ năng sử dụng và tính toán các kết quả thực nghiệm trên các mặt hàng thí nghiệm.
Công nghệ và thiết bị kéo sợi len
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất sợi len; nhiệm vụ, cấu tạo và quá trình hoạt động của các máy kéo sợi len; tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ chính.
Sau khi học xong học phần này, học sinh biết được qui trình sản xuất sợi len, nguyên lý hoạt động, vận hành và thao tác trên dây chuyền sản xuất sợi len; biết xử lý các sự cố kỹ thuật thông thường.
Công nghệ và thiết bị kéo sợi Libe
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình sản xuất sợi Libe; nhiệm vụ, cấu tạo và quá trình hoạt động của các máy kéo sợi Libe; tính toán và lựa chọn các thông số công nghệ chính.
Sau khi học xong học phần này, học sinh biết được qui trình sản xuất sợi Libe, nguyên lý hoạt động, vận hành và thao tác trên dây chuyền sản xuất sợi Libe; biết xử lý các sự cố kỹ thuật thông thường.
Thực tập thao tác và luyện kỹ năng tay nghề trên dây chuyền sản xuất sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh những thao tác cơ bản; tạo điều kiện cho người học rèn luyện những kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng vận hành máy trên dây chuyền kéo sợi, rèn luyện tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp.
Sau khi học xong học phần này, học sinh hiểu được toàn bộ dây chuyền sản xuất sợi, biết cách sử lý sự cố về công nghệ và thiết bị thường xuất hiện trong quá trình sản xuất sợi.
Thực tập quản lý công nghệ sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kiểm soát thiết kế công nghệ, từ đó thay đổi điều chỉnh nhằm tối ưu thiết kế công nghệ để đạt được sản phẩm có chất lượng cao ổn định sản xuất, quá trình sản xuất đơn giản, tiết kiệm nguyên liệu, dễ điều hành.
Học xong học phần này, học sinh biết kiểm tra, giám sát các thông số công nghệ, biết theo dõi tình trạng sản phẩm trong quá trình sản xuất về các chỉ tiêu độ đều, độ đứt sợi.
Thực tập quản lý thiết bị sợi
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kiểm soát tình trạng thiết bị sợi. Các nội dung cơ bản của các tổ bảo trì như: Quản lý, chăm sóc, duy tu, bảo dưỡng máy móc thuộc phạm vi mình quản lý.
Học xong học phần này, học sinh biết được các công việc bảo dưỡng tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và bảo dưỡng 2 năm. Học sinh có thể tham gia vào công việc bảo dưỡng trên.
Thực tập tốt nghiệp
Học phần này tạo điều kiện cho học sinh áp dụng những kiến thức, kỹ năng tổng hợp trong quá trình học ở trường để xây dựng hồ sơ tổ chức quản lý một số chuyên đề cụ thể như: Kiểm tra chất lượng, định mức kỹ thuật, định mức lao động trong dây chuyền kéo sợi.
Sau khi học xong học phần này, học sinh biết được cách điều hành, tổ chức, quản lý các công việc trong tổ chuyên môn trong nhà máy sợi.