Ngành Cơ điện Mỏ

Ngành đào tạo              : CƠ ĐIỆN MỎ

Trình độ đào tạo          : Trung cấp chuyên nghiệp

Đối tượng tuyển sinh   : Tốt nghiệp Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo         : 2 năm 

 

I. Giới thiệu và mô tả chương trình

- Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ngành Cơ điện mỏ được thiết kế để đào tạo người học trở thành kĩ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Cơ điện mỏ, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trợ giúp cho kỹ sư và các nhà chuyên môn về cơ điện mỏ trong việc tính toán, thiết kế hệ thống cơ điện mỏ, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế và nâng cấp thiết bị cơ điện mỏ.

- Chương trình khoá học bao gồm những kiến thức cơ bản về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật truyền động thuỷ lực và khí nén, kỹ thuật điện, trang thiết bị điện mỏ, máy khai thác, vận tải mỏ, hệ thống cung cấp điện, tự động hóa mỏ, sử dụng các loại máy và thiết bị cơ bản của lĩnh vực cơ điện mỏ. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

- Sau khi tốt nghiệp, người học trở thành kỹ thuật viên trung cấp chuyên nghiệp về cơ điện mỏ, có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ tại các công trình mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên, trực tiếp vận hành một số thiết bị cơ điện mỏ, tham gia lắp đặt và thi công các công việc cơ điện trong các công trình mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên, đồng thời có khả năng tiếp tục học tập lên các trình độ Cao đẳng, Đại học.

 

II. Mục tiêu đào tạo

Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

1. Về kiến thức

- Trình bày được các nội dung cơ bản về điện kỹ thuật, đo lường điện, máy điện, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, chi tiết máy, kỹ thuật khai thác, cơ mỏ, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tự động hóa mỏ, môi trường và an toàn lao động.

- Trình bày được nguyên lý làm việc và phương pháp vận hành các thiết bị cơ điện chính trong dây chuyền sản xuất và khai thác mỏ.

- Áp dụng được các kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để vận hành được các thiết bị cơ điện mỏ. Có khả năng cập nhật kiến thức, tư duy nghề nghiệp, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.

2. Về kỹ năng

- Vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa an toàn một số thiết bị cơ điện và một số thiết bị khác trong dây chuyền sản xuất và khai thác mỏ.

- Lập được kế hoạch kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thường xuyên một số thiết bị cơ điện mỏ.

- Đề xuất được phương án cải tiến, nâng cấp và đổi mới thiết bị cơ điện mỏ một cách phù hợp.

- Tham gia thiết kế hệ thống cung cấp điện cho một dây chuyền công nghệ, một công trường, phân xưởng khai thác mỏ.

- Áp dụng những quy định liên quan để thực hiện việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động.

- Có khả năng quản lý, điều hành một tổ sản xuất trong dây chuyền sản xuất thuộc lĩnh vực cơ điện mỏ.

3. Về thái độ

- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao.

- Có ý thức trong việc đảm bảo an toàn kỹ thuật điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Có trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao.

- Có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, xã hội, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

 

III. Khung chương trình đào tạo

1. Cấu trúc kiến thức, kỹ năng của chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Khối lượng (ĐVHT)

1

Các học phần chung

22

2

Các học phần cơ sở

31

3

Các học phần chuyên môn

30

4

Thực tập nghề nghiệp

16

5

Thực tập tốt nghiệp

6

Tổng khối lượng chương trình

105

 

2. Các học phần của chương trình

Các học phần chung

 

 

 

Các học phần bắt buộc

1

Giáo dục Quốc phòng - An ninh

4

Tin học

2

Chính trị

5

Ngoại ngữ

3

Giáo dục thể chất

6

Pháp luật

 

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)

7

Kỹ năng giao tiếp

9

Giáo dục Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

8

Khởi tạo doanh nghiệp

 

 

Các học phần cơ sở

 

 

 

Các học phần bắt buộc

10

An toàn lao động và môi trường công nghiệp mỏ

16

Đo lường điện

11

Vẽ kỹ thuật

17

Nguyên lý - chi tiết máy

12

Điện kỹ thuật

18

Kinh tế doanh nghiệp

13

Điện tử công suất

19

Truyền động thủy lực - khí nén

14

Cơ lý thuyết

20

Kỹ thuật số

15

Sức bền vật liệu

 

 

 

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 3 học phần)

21

Dung sai kỹ thuật đo

23

Vật liệu điện

22

Vật liệu cơ khí

 

Các học phần chuyên môn

 

 

 

Các học phần bắt buộc

24

Máy điện - Truyền động điện

28

Máy mỏ

25

Thiết bị điện

29

Vận tải mỏ

26

Cung cấp điện

30

Bơm ép quạt

27

Kỹ thuật khai thác

31

Tự động hóa quá trình sản xuất

 

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 2 học phần)

32

Trang bị điện 

33

Tin học công nghiệp

Thực tập nghề nghiệp

 

 

34

Thực tập Kỹ thuật điện và Đo lường

37

Thực tập Máy điện và Thiết bị điện

35

Thực tập Cơ khí

38

Thực tập Cơ máy

36

Thực tập Điện tử và Tự động hóa

 

 

Thực tập tốt nghiệp

 

 


IV.
Nội dung thi tốt nghiệp

TT

Nội dung

1

Chính trị:

- Học phần Chính trị

2

Lý thuyết tổng hợp (gồm các học phần):

- Cung cấp điện;

- Thiết bị điện;

- Máy mỏ.

3

Thực hành nghề nghiệp (gồm các học phần):

- Thực tập Máy điện và thiết bị điện;

- Thực tập Cơ máy.

 

V. Mô tả nội dung các học phần (Cơ sở và Chuyên môn)

An toàn lao động và môi trường công nghiệp mỏ                          

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức chung về các yếu tố ảnh hưởng cơ bản trong các môi trường công nghiệm mỏ cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong ngành Cơ điện mỏ, kỹ thuật an toàn trong các xí nghiệp công nghiệp, các mỏ hầm lò, lộ thiên, các biện pháp phòng ngừa, cải thiện môi trường công nghiệp và phòng tránh tai nạn lao động.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường công nghiệp và sức khỏe con người, phân tích được nguyên nhân và trình bày được các biện pháp phòng tránh tai nạn trong lao động, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường và phòng tránh các tai nạn trong lao động.

Vẽ kỹ thuật                                                                                          

- Học phần này cung cấp những quy tắc cơ bản, các phương pháp xác định vị trí hình chiếu các điểm, đường, mặt làm cơ sở cho việc xây dựng bản vẽ kỹ thuật, cung cấp kiến thức về phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc, hình chiếu trục đo, hình cắt, mặt cắt, các quy ước để biểu diễn chi tiết máy trên bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt nam cũng như tiểu chuẩn Quốc tế.

- Sau khi học xong học phần này, người học đọc được các bản vẽ kỹ thuật có độ phức tạp trung bình, lựa chọn và sử dụng được các loại vật liệu, dụng cụ vẽ, vẽ được các bản vẽ kỹ thuật có độ phức tạp trung bình đúng yêu cầu kỹ thuật.

Điện kỹ thuật                                                                                       

- Học phần này cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về điện trường, từ trường, các định luật cơ bản để giải các mạch điện, các phương pháp giải mạch điện một chiều, xoay chiều và giải mạch ba pha.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được các phương pháp giải mạch điện một chiều, so sánh và đánh giá được ưu nhược điểm của các phương pháp giải mạch điện một chiều, tính toán được thông số kỹ thuật của một số mạch điện một chiều, xoay chiều và mạch ba pha đơn giản.

Điện tử công suất                                                                                  

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về linh kiện  bán dẫn công suất bao gồm: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của các linh kiện trong mạch điều khiển, làm cơ sở cho việc tìm hiểu hoạt động của cơ cấu hay hệ thống thiết bị trong công nghiệp có trang bị điện tử.

- Sau khi học xong học phần này, người học nhận biết được các linh kiện điện tử công suất thường gặp, trình bày được phương pháp đo kiểm được 1 số linh kiện điện tử công suất thông dụng, đọc và phân tích được 1 số mạch điện tử đơn giản trong máy điện, thiết bị điện công nghiệp có sử dụng các linh kiện điện tử công suất.

Cơ lý thuyết                                                                                                    

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ học như: các khái niệm cơ bản và các tiên đề tĩnh học, phương pháp biến đổi tương đương từng hệ lực về dạng đơn giản nhất, điều kiện cân bằng của các hệ lực.

- Sau khi học xong học phần này, người học giải được các bài toán thông thường về vật rắn cân bằng dưới tác dụng của các hệ lực, có phương pháp nghiên cứu chuyển động của điểm, của vật rắn và xác định được các yếu tố hình học của các chuyển động đó, giải được các bài toán động lực học cơ bản trong thực tế.

Sức bền vật liệu                                                                                              

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về lực, nội lực, ứng suất, biến dạng, độ bền, độ cứng, độ ổn định, các phương pháp tính toán kiểm tra bền để làm cơ sở học các môn học chi tiết máy, máy mỏ.

- Sau khi học xong học phần này, người học kiểm tra được độ bền và các hình thức chịu lực của các vật liệu thường gặp, giải được các bài bài toán cơ bản về kiểm tra bền, tính tải trọng cho phép, tính kích thước mặt cắt ngang.

Đo lường điện                                                                                                 

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thiết bị đo, các loại cơ cấu đo, phương pháp đo các đại lượng điện, cách sử dụng và bảo quản thiết bị đo điện.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các dụng cụ đo, lựa chọn được phương pháp đo và dụng cụ đo để đo được các đại lượng điện, mở rộng được thang đo của thiết bị trong một số trường hợp đơn giản.

Nguyên lý - Chi tiết máy                                                                                  

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức về kết cấu, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán các chi tiết máy thông dụng, thiết kế động học và động lực học của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phương pháp tính toán các chi tiết máy thông dụng; tham gia giải quyết những vấn đề tính toán và thiết kế các chi tiết máy, làm cơ sở để vận dụng trong quá trình tính toán thiết kế máy và chi tiết máy trong thực tế kỹ thuật.

Kinh tế doanh nghiệp                                                                          

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, chức năng của doanh nghiệp; bản chất, đặc điểm, nguyên tắc của hạch toán doanh nghiệp; vai trò của doanh nghiệp thương mại; phương pháp định mức lao động; ý nghĩa, nguyên tắc của tiền lương; công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được khái niệm, vai trò, chức năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp sản xuất; tham gia xây dựng tổ chức bộ máy doanh nghiệp; tham gia đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Truyền động thuỷ lực - khí nén                                                                       

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tính chất, hiện tượng vật lý, các định luật của chất lỏng ở hai trạng thái tĩnh và động; cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các động cơ, bơm, các phần tử thuỷ lực, hệ thống thuỷ lực của các giàn, giá chống và các máy khai thác.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, bơm, các phần tử và hệ thống truyền động thuỷ lực, khí nén; phân tích được các tính chất và hiện tượng vật lý trong thủy lực, lựa chọn và ứng dụng được động cơ, bơm, các phần tử thủy lực vào hệ truyền động trong máy mỏ.

Kỹ thuật số                                                                                                      

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các hệ thống số và mã, những khái niệm cơ bản về kỹ thuật số, các phương pháp thiết kế mạch logic tổ hợp và tuần tự.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được nguyên tắc chung của các mạch điều khiển số thông dụng, thiết kế được sơ đồ của một số mạch điều khiển số cơ bản theo yêu cầu cho trước, trình bày được nguyên lý của các mạch tạo xung, mạch ổn áp.

Dung sai kỹ thuật đo                                                                           

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng về dung sai lắp ghép và kĩ thuật đo. Nội dung cơ bản của học phần bao gồm: Giới thiệu chung về dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo, dung sai và lắp ghép các mối ghép thông dụng, dung sai kích thước góc và lắp ghép côn trơn, dung sai lắp ghép ren và dung sai chuyển động bánh răng, một số bài toán tính dung sai và bài toán giải chuỗi kích thước, phương pháp sử dụng một số dụng cụ đo như: Pan me, thước cặp, máy đo tọa độ.

- Sau khi học xong học phần này, người học lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ đo lường kĩ thuật, giải được các bài toán thông dụng về chuỗi kích thước, nhận biết được về dung sai chi tiết, dung sai mối ghép, các hệ thống lắp ghép, các kiểu lắp ghép và các kí hiệu lắp ghép.

Vật liệu cơ khí                                                                                     

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vật liệu cơ khí như: Cấu tạo kim loại và hợp kim (vật liệu kim loại), các loại vật liệu phi kim loại và ứng dụng của chúng trong chế tạo cơ khí, nhận biết các loại vật liệu qua mác thép, phương pháp sử dụng và bảo quản vật liệu cơ khí.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo tính chất của 4 nhóm vật liệu cơ khí, nhận biết được kim loại và hợp kim, sử dụng đúng và có phương pháp bảo quản các loại vật liệu cơ khí, đo được độ cứng Brinell, Rocwell qua mẫu thử, nhận biết được các loại vật liệu kim loại qua mác thép.

Vật liệu điện                                                                                                    

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về vật liệu điện: tính chất của điện môi, các loại vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện, vật liệu từ, vật liệu bán dẫn.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, tính chất, đặc điểm của vật liệu điện, lựa chọn và sử dụng được vật liệu điện trong thực hành, thực tập và trong kỹ thuật một cách phù hợp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong sửa chữa, vận hành các máy điện, khí cụ điện, thiết bị điện.

Máy điện - Truyền động điện                                                               

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm, ứng dụng của một số loại máy điện như: Máy biến áp, máy điện một chiều, xoay chiều; cấu trúc hệ truyền động điện, đặc tính và qui đổi mô men cản, đặc tính động cơ điện một chiều, xoay chiều; phương pháp khởi động, điều chỉnh tốc độ động cơ, điều chỉnh các thông số đầu ra hệ truyền động.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của các loại máy điện kể trên, nêu được đặc điểm và phạm vi ứng dụng của các máy điện, hệ truyền động điện, vận hành được các máy điện, tính toán được các thông số cơ bản của máy điện, khắc phục được một số hư hỏng thường gặp trong máy điện, điều chỉnh được tốc độ động cơ theo các thông số cho trước trong một số trường hợp cơ bản.

Thiết bị điện                                                                                                    

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm và ứng dụng của một số loại thiết bị điện phục vụ trong ngành mỏ, phương pháp tính toán, lựa chọn, lắp đặt và chỉnh định các thiết bị điện ngành mỏ.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện dùng trong ngành mỏ; tính toán và lựa chọn được các thiết bị điện đúng phạm vi sử dụng, đáp ứng được các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, an toàn trong sản xuất; lắp đặt và chỉnh định được các thiết bị đóng cắt và thiết bị bảo vệ.

Cung cấp điện                                                                                     

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguyên lý cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ; phương pháp xác định phụ tải điện và tính toán chọn công suất máy biến áp; yêu cầu và phương pháp tính toán lưới điện đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và an toàn; phương pháp tính toán ngắn mạch và lựa chọn thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện; ý nghĩa kỹ thuật, kinh tế của hệ số công suất; h thống cung cấp điện một chiều cho tàu điện.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng của các loại trạm điện, mạng điện thuộc hệ thống cung cấp điện cho xí nghiệp mỏ; tính toán được một số bài toán ngắn mạch thông thường; lựa chọn được thiết bị điện trong h thống cung cấp điện một chiều cho tàu điện và hệ thống cung cấp điện vừa và nhỏ khác; đề xuất được giải pháp hiệu quả và an toàn trong hệ thống cung cấp điện cho công trường và phân xưởng.

Kỹ thuật khai thác                                                                                           

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về khai thác hầm lò, địa chất và trắc địa mỏ; công tác thông gió, thoát nước mỏ; công nghệ đào lò, khai thác mỏ lộ thiên, quá trình sản xuất chính của mỏ.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được nội dung cơ bản về kiến tạo địa chất mỏ; công nghệ khai thác mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên, hệ thống thông gió, thoát nước mỏ.

Máy mỏ                                                                                                                       

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý, đặc tính kỹ thuật, phạm vi sử dụng của các máy khai thác mỏ hầm lò, lộ thiên; lý thuyết về dầu mỡ bôi trơn, hao mòn, hư hỏng; phương pháp vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các máy khai thác nói trên.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc cơ bản của các máy khai thác mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên; lập được quy trình bảo dưỡng và sửa chữa được những hư hỏng cơ bản của máy mỏ.

Vận tải mỏ                                                                                                      

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, phạm vi sử dụng các thiết bị vận tải liên tục: Băng tải, máng cào và các thiết bị vận tải không liên tục: trục tải, tời trục, tàu điện.

- Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản của các thiết bị vận tải thông dụng; lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa được thiết bị vận tải thông thường; đề xuất lựa chọn được thiết bị, công nghệ vận tải mỏ hợp lý, hiệu quả.

Bơm ép quạt                                                                                                   

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về 3 thiết bị cơ điện mỏ chính dùng trong công trình mỏ: Máy bơm nước, máy quạt gió, máy nén khí.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc cơ bản, phương pháp vận hành, quy trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bơm nước, máy quạt gió và máy nén khí; đề xuất được các giải pháp đáp ứng yêu cầu cung cấp khí nén, thông gió và cấp thoát nước phục vụ khai thác an toàn, hiệu quả.

Tự động hóa quá trình sản xuất                                                                      

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các quá trình tự động hoá; nguyên lý làm việc và quy trình vận hành của các dây chuyền tự động hoá; quá trình lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống tự động hoá sản xuất.

- Sau khi học xong học phần này, người học trình bày được nguyên lý làm việc và quy trình vận hành các dây chuyền tự động hóa; lắp đặt và bảo dưỡng, sửa chữa được các thiết bị cơ bản trong hệ thống tự động hóa sản xuất như: các loại cảm biến, các thiết bị khuếch đại và cơ cấu chấp hành.

Trang bị điện                                                                                                  

- Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức về hệ thống trang bị điện điển hình được sử dụng trong một số máy cắt gọt kim loại, máy gia công áp lực và máy công nghiệp dùng chung.

- Sau khi học xong học phần này, người học thuyết minh được sơ đồ mạch điện của một số máy công cụ điển hình; nêu được nguyên lý làm việc cơ bản của một số máy công nghiệp, máy gia công áp lực, máy cắt gọt kim loại.

Tin học công nghiệp                                                                                       

- Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cấu tạo phần cứng của các thiết bị lập trình và ứng dụng của nó; phần mềm điều khiển và các thiết bị chấp hành; kỹ thuật lập trình, mạng truyền thông công nghiệp.

- Sau khi học xong học phần này, học sinh trình bày được phương pháp lắp đặt, kết nối các thiết bị thành hệ thống điều khiển, lập trình điều khiển được các bài toán công nghệ thường gặp trong công nghiệp.

Thực tập Kỹ thuật điện và Đo lường                                                    

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng thực hành cơ bản về kỹ thuật lắp đặt phụ tải điện 1 pha, 3 pha; kỹ thuật đo lường các đại lượng điện; kỹ thuật đấu nối và phương pháp vận hành các mạch điện cơ bản.

- Sau khi học xong học phần này, người học lắp đặt được các phụ tải điện 1 pha, 3 pha; đấu nối và vận hành được các mạch điện cơ bản; đo lường được các đại lượng điện và các thông số của mạch điện; xử lý và phân tích được kết quả đo.

Thực tập cơ khí                                                                                               

- Học phần này cung cấp cho học sinh một số kiến thức về đặc điểm, phạm vi sử dụng một số vật liệu cơ khí, các phương pháp gia công kim loại thông dụng và kỹ năng thực hành cơ bản về gia công kim loại như: Nguội, gò, hàn.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nhận biết và sử dụng được các thiết bị, dụng cụ cơ khí; gia công được các sản phẩm cơ khí đơn giản.

Thực tập Điện tử và Tự động hoá                                                        

- Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về nhận biết một số linh kiện điện tử thông dụng; lắp đặt các mạch điện tử cơ bản như: mạch chỉnh lưu, mạch khuếch đại; qui trình vận hành, kiểm tra sửa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị tự động cơ bản trong hệ thống tự động.

- Sau khi học xong học phần này, người học nhận biết được các linh kiện điện tử; lắp được các mạch chỉnh lưu; lắp đặt và vận hành được các thiết bị tự động trong hệ thống.

Thực tập Máy điện và Thiết bị điện                             

- Học phần này cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về tháo, lắp, đấu nối, sửa chữa, vận hành thiết bị điện mỏ, máy điện 1 chiều, máy điện xoay chiều.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện mỏ; đấu nối và vận hành được máy điện; điều chỉnh chi tiết của máy điện đảm bảo kỹ thuật, an toàn; lập được hồ sơ sửa chữa đúng quy trình, giám sát và thực hiện thành thạo đúng quy trình quy phạm.

Thực tập Cơ máy                                                                                            

- Học phần này cung cấp cho học sinh một số kiến thức và kỹ năng cơ bản về  nguyên lý làm việc, quy trình tháo lắp, sửa chữa các loại máy khai thác; qui trình vận hành, bảo dưỡng máy; kỹ thuật tháo lắp và kiểm tra các loại mối ghép, gối đỡ trục, các bộ truyền động, các máy bơm ép quạt, máy vận tải.

- Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng nhận biết được các loại dụng cụ chuyên dùng trong tháo lắp máy; tháo lắp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa được các loại máy thường dùng trong khai thác mỏ.

Thực tập tốt nghiệp                                                                                     

- Học phần này cung cấp cho người học những số liệu kỹ thuật tại cơ sở sản xuất, các công trình mỏ hầm lò, mỏ lộ thiên.

- Nội dung bao gồm: Nghiên cứu các loại máy điện, máy gia công, hệ thống truyền động tại cơ sở thực tập; nghiên cứu tổ chức sản xuất, nghiên cứu quy trình công nghệ khai thác mỏ, tìm hiểu công tác kỹ thuật cơ điện, công tác kế hoạch và các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Sau khi thực tập tốt nghiệp, người học đánh giá được các chỉ tiêu kỹ thuật; thu thập được số liệu; giải thích được các thông số và số liệu; vận dụng để viết báo cáo thực tập tốt nghiệp; có khả năng tổ chức sản xuất ở phạm vi tổ hoặc phân xưởng.

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang