Ngành Lâm nghiệp

Ngành đào tạo:           LÂM NGHIỆP (Forestry)

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp về lâm nghiệp. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại cơ sở lâm nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc đơn vị sự nghiệp.

Có kiến thức cơ bản và chuyên môn ngành Lâm nghiệp.

Có kỹ năng nghề nghiệp về nhân giống cây rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, khai thác rừng, điều tra - quy hoạch rừng và kinh doanh lâm nghiệp.

Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật lâm nghiệp.

Có khả năng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác - Lê nin

7

Pháp luật đại cương

2

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

8

Toán cao cấp

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Hoá học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Tin học đại cương

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Giáo dục thể chất

6

Ngoại ngữ

12

Giáo dục quốc phòng

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

Kiến thức cơ sở của ngành    

1

Thực vật học

6

Bệnh cây

2

Sinh lý thực vật

7

Sinh thái rừng

3

Thống kê sinh học

8

Giống cây rừng

4

Đất - Phân bón

9

Điều tra rừng

5

Côn trùng

 

 

 

Kiến thức ngành

1

Đo đạc bản đồ lâm nghiệp

5

Khai thác và vận chuyển lâm sản

2

Động vật rừng

6

Bảo quản và chế biến lâm sản

3

Khoa học gỗ

7

Nông lâm kết hợp

4

Lâm học

8

Quy hoạch lâm nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Thực vật học:

Nội dung: Hình thái các cơ quan sinh dưỡng của thực vật; hình thái các cơ quan sinh sản của thực vật; phân loại học; phân loại thực vật sinh sản bằng bào tử; phân loại thực vật sinh sản bằng hạt.

Thực hành: Nhận biết những cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của thực vật, phân loại thực vật.

Sinh lý thực vật:

Nội dung: Sinh lý tế bào; đồng hóa CO2; hô hấp và lên men; chế độ nước; dinh dưỡng khoáng; sinh trưởng và phát triển của thực vật; tính chống chịu của thực vật. Thực hành: phân tích một số đặc tính sinh lý của cây gỗ.

Thống kê sinh học:

Nội dung: Tổng quan về xác suất, khái niệm về thống kê, những đặc trưng thống kê mô tả, mẫu và phân bố mẫu, ước lượng điểm và ước lượng khoảng, kiểm tra giả thiết, so sánh các mẫu quan sát, phân tích hồi quy tương quan một biến số và hai biến số. Thực hành: tính những đặc trưng thống kê mô tả, lập phân bố thực nghiệm, kiểm định giả thuyết, phân tích hồi quy và tương quan.

Đất - Phân bón:

Nội dung: Một số loại khoáng và đá hình thành đất. Những nhân tố hình thành đất. Sinh học đất. Chất hữu cơ và mùn. Vật lý đất. Hóa học đất. Độ ẩm đất; dinh dưỡng đất. Phân loại đất Việt Nam.

Điều tra lập bản đồ đất. Những kiểu phân bón; sử dụng phân bón trong lâm nghiệp. Thực hành: nhận biết một số loại khoáng, phân tích (thành phần cơ giới và một số tính chất đất), nhận biết một số loại phân bón (hữu cơ, hóa học). Thực tập: phẫu diện đất và cách nhận biết một số tính chất đất, vẽ bản đồ đất.

Côn trùng:

Nội dung: Đặc điểm hình thái và gián phân; sinh trưởng và phát triển của côn trùng; phân loại côn trùng và một số bộ côn trùng chủ yếu; sinh thái côn trùng; một số sâu hại rừng trồng chủ yếu và phương pháp phòng chống. Thực hành: nhận biết một số loài côn trùng chủ yếu.

Bệnh cây:

Nội dung: Khái niệm về bệnh cây; những sinh vật gây bệnh cây rừng (nấm, vi khuẩn, phytoplasma, virut, tuyến trùng, cây ký sinh...), phương pháp chẩn đoán bệnh cây, quy luật phát sinh và phát triển của bệnh, phương pháp điều tra và dự tính dự báo bệnh cây rừng, những phương pháp phòng trừ bệnh cây rừng, một số bệnh hại cây ở vườn ươm và rừng trồng. Thực hành: nhận biết một số bệnh cây, một số loại thuốc và cách pha chế.

Sinh thái rừng:

Nội dung: Khái niệm về hệ sinh thái và sinh địa quần xã; sinh thái học sản lượng; chu trình sinh địa hóa; quan hệ giữa rừng với môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, nước, gió, địa hình - đất...); sinh thái học quần thể; sinh thái học quần xã; diễn thế rừng; phân loại rừng. Thực tập: Mô tả quần xã thực vật rừng và điều kiện sống của rừng, nhận biết các loại rừng.

Giống cây rừng:

Nội dung: Giống cây rừng nghiên cứu cơ sở khoa học của những phương pháp nhân giống cây rừng, phương pháp khảo nghiệm loài và xuất xứ, phương pháp chọn lọc cây trội, xây dựng rừng giống và vườn giống, nhân giống sinh dưỡng cây rừng, bảo tồn nguồn gen cây rừng. Thực hành: nhân giống sinh dưỡng.

Điều tra rừng:

Nội dung: Những cơ sở lý luận và những phương pháp (đơn giản nhất) đánh giá số lượng, chất lượng và diễn biến tài nguyên rừng (gỗ, tre, nứa...), điều tra cây ngả, cây đứng, lâm phần, điều tra tài nguyên rừng. Thực tập: mô tả lâm phần, điều tra tăng trưởng, điều tra tài nguyên rừng.

Đo đạc bản đồ lâm nghiệp:

Nội dung: Phương pháp biểu thị mặt đất lên bản đồ. Sử dụng bản đồ trong phòng. Sai số trong đo đạc; đo góc bằng, đo góc đứng, đo cao; đo vẽ và thành lập bản đồ; bản đồ số; ứng dụng đo đạc trong lâm nghiệp. Thực hành: cấu tạo máy kinh vĩ và các loại địa bàn; đo dài; đo cao; lập đường chuyền; sử dụng bản đồ trong lâm nghiệp.

Động vật rừng:

Nội dung: Những kiến thức cơ bản về tài nguyên động vật rừng thuộc 4 lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú trên các phương diện phân loại đặc điểm sinh học và ý nghĩa của chúng trong sự phát triển bền vững của rừng.

Khoa học gỗ:

Nội dung: Đề cập các kiến thức về nguồn gốc xuất xứ các loại gỗ rừng, đặc điểm gỗ rừng, cấu tạo gỗ rừng, tính chất  gỗ, phân loại và sử dụng gỗ.

Lâm học:

Nội dung: Những kiến thức và kỹ năng cơ bản thực thi các biện pháp kỹ thuật trong công tác trồng rừng, kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống, kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng. Những kiến thức chung về phương thức lâm sinh (khai thác trắng, khai thác chọn...) chặt nuôi dưỡng rừng, xử lý rừng thứ sinh nghèo kiệt. Thực hành gieo ươm cây con và thiết kế các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

Khai thác và vận chuyển lâm sản:

Nội dung: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công nghệ và kỹ thuật khai thác gỗ và một số lâm sản ngoài gỗ. Các phương thức cơ bản về vận chuyển gỗ, phân loại các hình thức vận chuyển.

Bảo quản và chế biến lâm sản:

Nội dung: Những kiến thức cơ bản về bảo quản gỗ và những công nghệ chế biến gỗ hiện nay và trên thế giới.

Nông lâm kết hợp:

Nội dung: Những kiến thức và kỹ năng cơ bản về nông lâm kết hợp, hệ thống nông lâm kết hợp, kỹ thuật nông lâm kết hợp ở Việt Nam trong phát triển nông thôn bền vững.

Quy hoạch lâm nghiệp:

Nội dung: Những kiến thức cơ bản về cơ sở kinh tế và kỹ thuật của quy hoạch lâm nghiệp, các bước thực hiện quy hoạch để có thể xây dựng được phương án kinh doanh rừng hợp lý và toàn diện. Những kỹ năng phân tích và vận dụng kiến thức tổng hợp của những môn cơ sở đã được trang bị để phân tích đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên rừng làm cơ sở xây dựng các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng hợp lý.

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang