Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện

Ngành đào tạo:                       CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN

                                                (Electrical Engineering Technology)

Trình độ đào tạo:                    Cao đẳng

Thời gian đào tạo:                   3 năm.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành Công nghệ Kỹ thuật điện có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng để có thể đảm đương các công việc trong ngành Điện.

Sinh viên qua đào tạo phải đạt được các yêu cầu sau:

- Có kỹ năng nghề nghiệp cao;

- Có khả năng lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các loại thiết bị điện, trang bị điện, trang bị chiếu sáng, các thiết bị điện tử trong công nghiệp và dân dụng;

- Nắm được kiến thức cơ bản về an toàn lào động, vệ sinh công nghiệp, về tổ chức sản xuất, quản lý kính tế trong xí nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp Công nghệ Kỹ thuật điện có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu thuộc ngành điện.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác – Lênin

7

Vật lý đại cương 1

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

8

Hóa học đại cương 1

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

9

Nhập môn tin học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

10

Ngoại ngữ

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

Giáo dục Thể chất

6

Toán ứng dụng

12

Giáo dục Quốc phòng

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành           

 

 

1

Điện tử cơ bản

5

Vi mạch tương tự

2

Mạch điện

6

Vi mạch số

3

Truyền động điện

7

Thực tập điện cơ bản

4

Đo lường điện và thiết bị đo

8

Thực tập điện tử cơ bản

 

Kiến thức ngành

 

 

1

Máy điện

4

Điều khiện lập trình (PLC)

2

Cung cấp điện 1

5

Đo lường và cảm biến

3

Cung cấp điện 2

6

Vi xử lý

 

Thực hành, thực tập

 

 

1

Thực tập điện cơ bản

3

Thực tập PLC

2

Thực tập máy điện

4

Thực tập nhà máy

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Điện tử cơ bản           

Giới thiệu các linh kiện bán dẫn, các sơ đồ nối – phân cực cho các linh kiện bán dẫn, các mạch khuyếch đại thuật toán và nguồn nuôi cho thiết bị điện tử.

­Mạch điện      

            Giới thiệu các khái niệm cơ bản về mạch điện. Phân tích mạch ở chế độ xác lập điều hòa. Trình bày các định lý mạch, các mạch một chiều, xoay chiều và mạch ba pha, mạch 2 cửa. Phân tích mạch tuyến tính ở chế độ quá độ, mạch phi tuyến, phân tích Fourier.

Truyền động điện       

Cung cấp các kiến thức cơ bản về đặc tính cơ và thông số ảnh hưởng, cách tính điện trở khởi động, dạng đặc tính cơ khi hãm của các loại động cơ điện, các phương pháp điều chỉnh tốc độc của các loại động cơ.

Đo lường và thiết bị đo          

            Khái niệm về đo lường, Volt kế, Ampe kế. Đo điện trở, điện dung, điện cảm, hỗ cảm. Đo công suất điện năng hệ số công suất. V-A-O met điện tử. Máy hiện sóng, thiết bị đo chỉ thị số.

Vi mạch tương tự       

Khảo sát cấu tạo, đặc tính, nguyên lý làm việc và ứng dụng của khuyếch đại vi sai, khuyếch đại thuật toán, vi mạch ổn áp và các vi mạch tương tự khác.

Vi mạch số     

Khảo sát cấu tạo, đặc tính, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các họ vi mạch số.

Máy điện        

Nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính của các loại máy điện thông dụng như: máy điện DC, máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy điện xoay chiều có vành góp.

Cung cấp điện 1         

            Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống cung cấp điện, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của phương án cung cấp điện, tính toán phụ tải điện, thiết kế trạm biến áp, tính toán tổn thất, lựa chọn các phần tử trong mạng phân phối trung và hạ áp.

Cung cấp điện 2

            Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống chiếu sáng công nghiệp, hệ thống bảo vệ, hệ thống tự động, các nguồn dự trữ, các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng điện năng.

Điều khiển lập trình (PLC)     

            Cung cấp các kiến thức cơ bản về điều khiển lập trình. Yêu cầu sinh viên nắm được cấu tạo phần cứng và phần mềm của hệ điều khiển lập trình, thực hiện được một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp.

Đo lường và cảm biến

            Cung cấp kiến thức cơ bản về đo lường và xử lý các đại lượng thường gặp trong các lĩnh vực kỹ thuật ngành điện - điện tử tại các xí nghiệp công nghiệp, các hệ thống điều khiển tự động.

Vi xử lý           

            Cung cấp kiến thức về các bộ vi xử lý và bộ vi điều khiển cũng như cách tổ chức một hệ thống sử dụng các bộ vi xử lý và các bộ vi điều khiển.

Thực tập điện cơ bản 

            Cung cấp các kiến thức cơ bản sử dụng dụng cụ đo, lắp ráp, sửa chữa các mạch điện chiếu sáng trong công nghiệp và dân dụng, thiết kế và quấn mới một máy biến áp công suất nhỏ, cách sử dụng động cơ điện không đồng bộ một pha và ba pha.

Thực tập điện tử cơ bản         

Hệ thống các bài tập về điện tử cơ bản tập trung vào thực hành khảo sát đặc tính các linh kiện bán dẫn, vi mạch tương tự và các mạch điện tử cơ bản sử dụng chúng (khuyếch đại, máy phát, xử lý tương tự, điều chế AM-FM)

Thực tập máy điện     

            Khảo sát, vẽ sơ đồ khai triển dây quấn, sơ đồ nguyênn lý; kiểm tra, xác định cực tính dây quấn và đấu dây vận hành; thực hành quấn dân máy biến áp và các loại máy điện quay như: độngc cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha, máy điện một chiều và động cơ 1 pha có vành góp.

Thực tập PLC    

            Giúp sinh viên nắm được cấu tạo của CPU, các ngõ vào ra I/O, các ngôn ngữ lập trình, timer, counter, Yêu cầu sinh viên thực hiện được và đầy đủ các bài thực hành do giảng viên đề ra cũng như một số bài toán ứng dụng trong công nghiệp.

Thực tập nhà máy      

            Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế sản xuất. Học hỏi thêm các kiến thức và các kỹ thuật mới ở nhà máy. Học tập cách quản lý sản xuất ở nhà máy. Bước đầu làm quen với môi trường sản xuất.

 

Danh mục các học phần tự chọn

I.

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

1. Phương pháp tính

3. Môi trường và con người

 

2. Vật lý đại cương 2 (bao gồm cả thí nghiệm)

 

II.

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

1. An toàn điện

4. Vật liệu điện - điện tử

 

2. Điện tử công suất

5. Tổ chức sản xuất

 

3. Hệ thống cơ điện tử

 

III.

Kiến thức ngành

 

 

1. Trang bị điện

4. Công nghệ mới

 

2. Hệ thống điện phân phối

5. Khí cụ điện

 

3. Tự động điều khiển

 

IV.

Thực tập

 

 

1. Thí nghiệm máy điện

2. Thực tập trang bị điện

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]