Ngành Công nghệ May
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ MAY (Garment Technology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành Công nghệ May có đủ năng lực, phẩm chất, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để có thể đảm nhận công việc ở các cương vị khác nhau tại các doanh nghiệp may hoặc cơ sở đào tạo nghề cũng như có khả năng tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của ngành May.
Sinh viên qua đào tạo phải đạt được các yêu cầu sau:
Về kiến thức
+ Nắm vững công việc sản xuất may công nghiệp trên toàn bộ dây chuyền;
+ Nắm vững phương pháp tổ chức và quản lý chuyền;
+ Có khả năng thiết lập quy trình sản xuất sản phẩm may trên chuyền;
+ Biết kiểm tra chất lượng sản phẩm may.
Về kỹ năng
+ Sử dụng thành thạo các máy may trên chuyền;
+ Thiết kế sản phẩm may và thực hiện các bước công nghệ cho đến kiểm tra chất lượng;
+ Làm được công tác đào tạo chuyên môn cho công nhân;
+ Đạt trình độ tay nghề tương bậc 3/6 công nhân may.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
7
|
Vật lý đại cương 1
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
8
|
Hóa học đại cương 1
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
9
|
Nhập môn tin học
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
10
|
Ngoại ngữ
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
11
|
Giáo dục Thể chất
|
6
|
Toán ứng dụng
|
12
|
Giáo dục Quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Cơ học ứng dụng
|
4
|
Kỹ thuật điện tử
|
2
|
Kỹ thuật điện
|
5
|
Hình họa – Vẽ kỹ thuật
|
3
|
Kỹ thuật nhiệt
|
|
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Nguyên liệu dệt
|
8
|
Công nghệ may trang phục I
|
2
|
Nguyên liệu may, phụ liệu may
|
9
|
Công nghệ may trang phục II
|
3
|
Quá trình hoàn tất vải
|
10
|
Công nghệ may trang phục III
|
4
|
Hệ thống cỡ số trang phục
|
11
|
Thiết bị may công nghiệp và bảo trì
|
5
|
Tin học ứng dụng ngành may
|
12
|
Quản lý chất lượng trang phục
|
6
|
Thiết kế trang phục I
|
13
|
Tổ chức và quản lý may công nghiệp
|
7
|
Thiết kế trang phục II
|
14
|
An toàn công nghiệp và môi trường
|
Thực tập
|
1
|
Thực tập tin học ngành may
|
6
|
Thực tập công nghệ may trang phục II
|
2
|
Thực tập thiết bị may công nghiệp và bảo trì
|
7
|
Thực tập thiết kế trang phục I
|
3
|
Đồ án thiết kế trang phục
|
8
|
Thực tập thiết kê trang phục II
|
4
|
Đồ án công nghệ may trang phục
|
9
|
Thực tập công nghệ
|
5
|
Thực tập công nghệ may trang phục I
|
10
|
Thực tập tốt nghiệp
|
Nội dung các học phần bắt buộc (phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Cơ học ứng dụng
Cung cấp các kiến thức về lực, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực trong các cơ cấu máy. Học phần cũng trình bày các kiến thức về cấu tạo và truyền động của máy và cơ cấu máy, các tính toán về vật liệu và cơ cấu trong máy.
Kỹ thuật điện
Cung cấp những kiến thức cơ bản về mạch điện, các quy luật cơ bản, nguyên lý cấu tạo của một số máy và khí cụ điện, giúp cho sinh viên nắm vững hơn một số vấn đề về mạch điện thông thường trong nhà máy và trên một số máy công tác.
Kỹ thuật nhiệt
Cung cấp những kiến thức cơ bản về nhiệt, về các quá trình cung cấp, dẫn và truyền nhiệt, các định luật cơ bản về nhiệt trong công nghiệp.
Kỹ thuật điện tử
Cung cấp những kiến thức cơ bản về điện tử cần thiết cho các kỹ thuật viên để hoạt động tốt hơn trong điều kiện kỹ thuật tự động và tin học ngày càng xâm nhập và phổ cập trong ngành May. Nội dung bao gồm các thông số của mạch điện, tin tức, tín hiệu điện, kỹ thuật xử lý các tín hiệu tương tự, kỹ thuật xung số. Học phần còn giới thiệu kỹ thuật biến đổi áp và dòng điện về hệ thống vi xử lý công nghiệp.
Hình họa – Vẽ kỹ thuật
Cung cấp các kiến thức cơ bản về hình học không gian để vận dụng vào vẽ kỹ thuật rất cần thiết cho kỹ thuật viên. Học phần giới thiệu các phép chiếu đồ thức của điểm, đường thẳng, mặt phẳng, các phép biến đổi hình chiếu, cách biểu diễn đa diện, đường cong, mặt cong và giao của chúng. Học phần còn đề cập đến cơ sở của phương pháp vẽ một số chi tiết máy, xây dựng bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.
Nguyên liệu dệt
Cung cấp kiến thức cơ bản về nguyên liệu dệt và phụ kiện cho ngành may, giúp sinh viên hiểu biết về cấu tạo và tính chất của xơ sợi dệt thiên nhiên và hóa học, nền tảng vật chất của các loại vải, phụ liệu may, từ đó sinh viên có cơ sở tiếp thu học phần “Nguyên liệu may, phụ liệu may” để thiết kế lựa chọn vải và phụ liệu cho phù hợp sản phẩm may.
Nguyên liệu may, phụ liệu may
Cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu trúc, tính chất của các loại vải thông dụng cho ngành may: vải dệt thoi, vải dệt kim. Nội dung đề cập đến những kiểu dệt cơ bản của hai loại vải, đặc điểm cấu trúc, tính chất cơ học, vật lý và hóa học, có ích cho việc lựa chọn, đánh giá và sử dụng vật liệu vải cho may. Sinh viên nắm vững các dạng phụ liệu may, đặc tính của chúng và phạm vi ứng dụng, đảm bảo tính kinh tế trong việc lựa chọn vật liệu, thiết kế sản phẩm may. Nắm vững tính chất của vải, các dạng phụ liệu may, sinh viên có cơ sở để áp dụng các thông số công nghệ may cho phù hợp.
Quá trình hoàn tất vải
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về lý thuyết và thực tế công nghệ xử lý hoàn tất vải để tăng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm. Nội dung bao gồm các kiến thức về công nghệ xử lý giặt, tẩy trắng vải, nhuộm, in hoa và xử lý hoàn tất đặc biệt để vải có những tính chất mới.
Hệ thống cỡ số trang phục
Cung cấp những kiến thức cơ bản: khái niệm về nhân trắc học, đặc điểm hình thái cơ thể người, phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số, đặc điểm hệ thống cỡ số cho người lớn và trẻ em, một số hệ thống cỡ số trang phục đang được sử dụng trên thế giới. Học phần giúp cho sinh viên làm công tác thiết kế quần áo, thiết kế trang phục có căn cứ hệ thống cỡ số khoa học.
Tin học ứng dụng ngành may
Cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống thiết kế với sự trợ giúp của máy tính CAD và hệ thống sản xuất với sự trợ giúp của máy tính CAM. Sinh viên có thể điều khiển một hệ thống CAD, biết thiết kế mẫu mỹ thuật sản phẩm, thiết kế bộ mẫu kỹ thuật dùng trong sản xuất may công nghiệp.
Thiết kế trang phục I
Giới thiệu phương pháp thiết kế các bộ phận quần áo trên cơ sở của hệ thống cỡ số, lượng cử động cho phù hợp với các loại sản phẩm may mặc. Học phần còn giúp sinh viên hệ thống hóa kiến thức đã học nắm được và thực hành tốt phương pháp thiết kế một số kiểu mẫu quần áo cơ bản, để từ đó có thể thiết kế mẫu mới hợp lý và khoa học.
Thiết kế trang phục II
Cung cấp kiết thức lý thuyết và thực hành, cách thiết kế mẫu mới, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, phương pháp xây dựng các loại mẫu dùng trong sản xuất may công nghiệp và xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng chuẩn bị đưa vào sản xuất
Công nghệ may trang phục I
Cung cấp các kiến thức về kỹ thuật may, thao tác may, kỹ thuật ráp nối bằng phương pháp may thủ công và công nghệ gia công các chi tiết sản phẩm, ký hiệu đường may, các dụng cụ thiệt bị, xác định vị trí, kích thước sẽ được áp dụng trên các sản phẩm. Qua học phần này, sinh viên được rèn luyện tính nhanh nhẹn, cẩn thận, phương pháp làm việc khoa học và sáng tạo.
Công nghệ may trang phục II
Cung cấp các kiến thức cơ bản về quá trình công nghệ sản xuất may công nghiệp, về ảnh hưởng của điều kiện kỹ thuật, thiết bị và vật liệu tới công nghệ gia công sản phẩm, các công đoạn quá trình sản xuất: trải vải, chia cắt, ráp nối, tạo dáng, hoàn tất sản phẩm. Học phần này bao gồm các nội dụng: khái quát về sản phẩm may và quá trình công nghệ may; nội dung, bản chất, thông số kỹ thuật các công đoạn quá trình sản xuất: trải vải, cắt, ráp nối, tạo dáng, hoàn tất sản phẩm; ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình công nghệ.
Công nghệ may trang phục III
Cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ gia công chi tiết, lắp ráp sản phẩm, phương pháp xây dựng quy trình công nghệ gia công sản phẩm, các định mức kỹ thuật, xây dựng tài liệu kỹ thuật công nghệ cho sản xuất công nghiệp.
Thiết bị may công nghiệp và bảo trì
Giới thiệu các dạng đường may cơ bản được sử dụng trong các thiết bị may công nghiệp, quy trình tạo mũi may, chức năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số cơ cấu và hệ thống của máy. Sinh viên biết cách điều chỉnh một số chi tiết, hiểu nguyên nhân và biết sửa chữa một số trục trặc thông thường. Ngoài ra sinh viên còn biết sử dụng và điều chỉnh một số máy chuyên dùng.
Quản lý chất lượng trang phục
Cung cấp kiết thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, phương pháp đánh giá và tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, trong sản xuất may công nghiệp. Nội dung bao gồm các khái niệm về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm may, các phương pháp quản lý chất lượng (QC, TQC, TQM, tiêu chuẩn ISO), phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng các công đoạn của sản xuất may công nghiệp.
Tổ chức và quản lý sản xuất may công nghiệp
Cung cấp những kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất may công nghiệp, tổ chức sản xuất trong may công nghiệp, tổ chức các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp may, điều hành các bộ phận sản xuất và chuẩn bị sản xuất đặc biệt là chuyền may.
An toàn công nghiệp và môi trường
Cung cấp những hiểu biết cơ bản về bảo hộ lao động, về kỹ thuật an toàn, về vệ sinh lao động, về phòng cháy và chữa cháy. Sinh viên còn được giới thiệu về môi trường lao động và quản lý môi trường lao động trong ngành may. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000 và SSA800 trong xí nghiệp, nhà máy may.
Thực tập tin học ngành may
Sinh viên được tiếp cận thực tế trên thiết bị máy vi tính, giúp sinh viên sử dụng thành thạo hơn phần vi tính căn bản. Từ lý thuyết có thể ứng dụng vào thực tế hệ thống quản lý 2 chiều, 3 chiều, cách nhập dữ liệu, quản lý dữ liệu, quản lý hệ thống cỡ số trền nhiều phương thức khác nhau trong tổng thể một doanh nghiệp với sự trợ giúp của máy tính và phần mềm chuyên dùng.
Sinh viên thực hành thiết kế mẫu mỹ thuật, kỹ thuật, cách thay đổi cấu trúc trên sơ đồ giác, nhảy mẫu với nhiều phương pháp khác nhau, tận dụng tối đa và khai thác triệt để các phần mềm ứng dụng.
Ứng dụng đồ họa thuật toán vào các sản phẩm cụ thể và các hệ thống sả xuất (trải vải, cắt, điều khiển dây chuyền sản xuất, xây dựng các bộ mẫu kỹ thuật với nhiều cỡ vóc, thiết kế các sơ đồ hoàn chỉnh, điều khiển dây chuyền quản lý một cách toàn diện), xây dựng bản vẽ kết cấu cơ bản của quần áo.
Thực tập thiết bị may công nghiệp và bảo trì
Giúp sinh viên tiếp cận trực tiếp với thiết bị, tháo lắp, tháo lắp điều chỉnh thuyền, suốt, kim, xâu chỉ, điều chỉnh lực căn của chỉ, lực ép của vải, cách sử dụng và vận hành một số loại máy may, máy đính nút, máy đính bọ, máy cắt, thiết bị là ủi
Tháo lắp và điều chỉnh nhẹ một số bộ phận trong máy may gia đình và máy may công nghiệp (điều chỉnh ổ, răng cưa, chân vịt, tháo phần đầu máy)
Hướng dẫn sinh viên sử dụng thành thạo một số máy chuyên dùng (máy thùa khuy, đính bọ, cách điều chỉnh độ lớn nhỏ của khuy)
Hướng dẫn cho sinh viên sử dụng và lắp ráp một số loại thiết bị gá lắp chuyên dùng, đưa sinh viên đi thăm quan thực tế tại một số doanh nghiệp với các thiết bị mới hiện đại, thiết bị chuyên dùng khác mà tại các cơ sở đào tạo không có, giúp sinh viên hiểu rõ hơn kiến thức đã học.
Đồ án thiết kế trang phục
Giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức đã học từ các học phần chuyên ngành để thiết kế, chuẩn bị sản xuất một mẫu trang phục trong may công nghiệp. Sinh viên làm quen với công việc của một kỹ thuật viên công ty.
Đồ án công nghệ may trang phục
Giúp sinh viên tổng hợp kiến thức về kỹ thuật cắt, may sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp. Yêu cầu sinh viên thực hiện chọn vẹn một đồ án kỹ thuật để cắt may một sản phẩm cụ thể (được giao hoặc tự chọn).
Thực tập công nghệ may trang phục I
Giúp sinh viên làm quen với dụng cụ và thiết bị ngành may, sinh viên thực hành các đường may tay, may máy cơ bản. So sánh, phân biệt, nhận biết cấu trúc, ký hiệu, đường may từ lý thuyết đến thực tế một cách xác thực.
Sinh viên thực hành ráp nối các cụm chi tiết từ đơn giản đến phức tạp (may các đường cơ bản, các đường xẻ, các đường gấp, các đường khóa kéo, cổ, túi, các đường trang trí). Phân biệt từng cụm chi tiết. Cụm chi tiết lớp ngoài, cụm chi tiết lớp trong, cụm chi tiết lớp dựng.
Thực tập côngnghệ may trang phục II
Đưa sinh viên tiếp cận thực tế với các hình thức: thực tập, tham quan tại các doanh nghiệp may để giúp họ hiểu rõ hơn phần lý thuyết đã học (cấu trúc quá trình sản xuất may công nghiệp, chuẩn bị nguyên vật liệu, trải vải, cắt vải, giác sơ đồ, sang mẫu ủi ép, ráp nối hoàn tất sản phẩm, kiểm tra vệ sinh, đóng gói, vận chuyển)
Từ lý thuyết đã học, sinh viên sẽ hiểu sâu hơn kỹ hơn về các nguyên tắc, kỹ thuật tối ưu hóa quá trình ráp nối, định mức kỹ thuật, các phương pháp tỷ lệ, nhảy cỡ vóc, trải, cắt, sang mẫu, đánh số, bóc tập, xây dựng thiết bị, tay nghề công nhân, thời gian gia công sản phẩm.
Giúp sinh viên hoàn thiện hơn phần bài tập (từ mô tả mẫu sản phẩm, mẫu chi tiết, đường kết nối, nguyên phụ liệu, cỡ vóc xác định mức sản phẩm, thiết bị tay nghề công nhân, hoàn chỉnh dây chuyền công nghệ).
Thực tập thiết kế trang phục I
Sinh viên sẽ được ứng dụng toàn bộ phần lý thuyết thiết kế dựng hình vào thực tế, dựa trên hệ thống cỡ số, với lượng cử động phù hợp.
Sinh viên sẽ được thực hành thực tế trên cơ thể người từ phương pháp đo, phương pháp lựa chọn nguyên phụ liệu, khung cơ sở, các điểm nhấn, các đường kết cấu, các đường trang trí, vị trí các chi tiết trên sản phẩm, các đường ly, chiết, cách cắt, cách ra đường may.
Thực hành thiết kế dựng hình các cụm chi tiết, các cụm chi tiết chính, các cụm chi tiết phụ. Từ đó thiết kế bộ mẫu cơ bản hoàn chỉnh cho từng loại sản phẩm để có thể đưa vào sản xuất.
Sinh viên thực hành ráp nối hoàn chỉnh sản phẩm theo nội dung học phần dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
Thực tập thiết kế trang phục II
Từ phần lý thuyết đã học sinh viên áp dụng vào thực tế một cách xác thực.
Sinh viên thực tập từ khâu chọn lựa nguyên phụ liệu phù hợp, thiết kế mẫu mới từ mẫu cơ bản, với tất cả các sản phẩm, thực hành chuyển đổi các dạng ly, chiết từ ly, chiết cơ bản. Xây dựng bộ mẫu công nghiệp cỡ trung bình, sửa chữa những sai hỏng trên các sản phẩm thực tế, cắt hoàn chỉnh các bộ mẫu cứng cơ bản. Thực hành nhảy mẫu theo các cỡ vóc cho tất cả các loại sản phẩm cơ bản. Xây dựng hoàn chỉnh tài liệu kỹ thuật cho từng loại sản phẩm cơ bản. Giác mẫu thực tế cho từng loại sản phẩm cơ bản với các phương pháp giác và nhảy mẫu khác nhau. Hoàn chỉnh tài liệu kỹ thuật thiết kế, tài liệu công nghệ cho từng loại sản phẩm.
Thực tập công nghệ may
Sinh viên đến thực tập tại các chuyền may trong các nhà máy may, xí nghiệp may của Công ty may, Công ty dệt may … Sinh viên làm quen với các công việc tổ chức, quản lya chuyền may, từ khâu chuẩn bị sản xuất đến hoàn thiện sản phẩm.
Trong đợt thực tập sản xuất, sinh viên phải hoàn thành 2 nội dung cơ bản dưới sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ kỹ thuật của cơ sở may:
- Lập kế hoạch sản xuất một sản phẩm cụ thể theo đơn đặt hàng
- Tổ chức và quản lý chuyền may để thực hiện đơn đặt hành.
Thực tập tốt nghiệp
Theo định hướng đề tài tốt nghiệp hoặc định hướng nghề nghiệp của từng sinh viên hoặc nhóm sinh viên được phân công về các xí nghiệp may, nhà máy may, phòng kỹ thuật, phòng kiểm tra chất lượng, các viện hoặc trung tâm nghiên cứu may để tiến hành công việc hoàn thiện khối lượng kiến thức chuyên nghiệp đã học và chuẩn bị cho đồ án hoặc thi tốt nghiệp,
Danh mục các học phần tự chọn
Kiến thức giáo dục đại cương
|
|
1. Phương pháp tính
|
3. Môi trường và con người
|
2. Vật lý đại cương 2
|
|
Kiến thức ngành
|
|
1. Thiết kế nón, túi xách
|
2. Thiết kế giày
|
Thực tập (ngành)
|
|
1. Thực tập may nón
|
3. Thực tập tin học ngành may
|
2. Thực tập thiết kế trang phục phụ
|
4. Thực may áo gió
|