Ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC (Chemical Engineering Technology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hoá học (CNKTHH) trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người công nghệ kỹ thuật hóa học.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể:
- Phẩm chất
Cử nhân cao đẳng công nghệ kỹ thuật hóa học là người có phẩm chất đạo đức và đủ sức khỏe tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Kiến thức
Người học được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục đại cương, cơ sở ngành và kiến thức ngành hóa học.
- Kỹ năng
Có kỹ năng thực hành thao tác công nghệ để vận hành, bảo trì các thiết bị trong dây chuyền sản xuất cụ thể thuộc công nghệ kỹ thuật hóa học hoặc tham gia quản lý từng công đoạn sản xuất.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc:
Kiến thức giáo dục đại cương:
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
7
|
Toán ứng dụng
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
|
8
|
Vật lý đại cương 1
|
3
|
CNXH khoa học
|
9
|
Hóa học đại cương 1
|
4
|
Lịch sử Đảng CSVN
|
10
|
Nhập môn tin học
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
11
|
Giáo dục thể chất
|
6
|
Ngoại ngữ
|
12
|
Giáo dục quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành
|
1
|
Hóa phân tích
|
5
|
Hóa lý 1
|
2
|
Thí nghiệm hóa phân tích
|
6
|
Hóa lý 2
|
3
|
Hoá hữu cơ
|
7
|
Quá trình và thiết bị 1
|
4
|
Thí nghiệm hóa hữu cơ
|
8
|
Quá trình và thiết bị 2
|
b) Kiến thức ngành
|
1
|
Hóa học vật liệu
|
5
|
Động học xúc tác
|
2
|
Hóa học và hóa lý polyme
|
6
|
Các phương pháp phân tích công cụ
|
3
|
Hóa học và công nghệ chế biến dầu mỏ
|
7
|
Công nghệ chế tạo vật liệu (thông dụng, tiên tiến)
|
4
|
Công nghệ các hợp chất vô cơ
|
|
|
c) Thực hành, thực tập
|
1
|
Thực tập nhận thức
|
5
|
Thí nghiệm hóa học và hóa lý polyme
|
2
|
Thực tập công nghệ
|
6
|
Thí nghiệm động học xúc tác
|
3
|
Thực tập tốt nghiệp
|
7
|
Thí nghiệm điều chế các hợp chất vô cơ
|
4
|
Thực tập các PPPT công cụ
|
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (phần Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Hóa phân tích:
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các quá trình hóa học xảy ra trong dung dịch, là cơ sở để nắm được bản chất các quá trình phân tích theo các phương pháp hóa học và các điều kiện để tiến hành các quá trình phân tích đó;
Rèn luyện kỹ năng thực hành, xây dựng tác phong thí nghiệm chính xác, khoa học.
Thí nghiệm hóa phân tích:
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực nghiệm các phương pháp Phân tích để định lượng chính xác các chất. Rèn luyện kỹ năng thực hành, xây dựng tác phong thí nghiệm chính xác, khoa học;
Nội dung cụ thể gồm 14 bài thí nghiệm về các phương pháp phân tích, chuẩn độ nhằm xác định các ion, nồng độ của các chất trong hỗn hợp dung dịch thường gặp trong hóa học phân tích.
Hoá hữu cơ
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lý thuyết Hóa Hữu cơ, mối liên quan giữa cấu tạo và khả năng phản ứng các hợp chất hữu cơ; phương pháp điều chế và tính chất các hợp chất hữu cơ quan trọng nhất.
Thí nghiệm Hóa hữu cơ:
Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp tiến hành một thí nghiệm hữu cơ và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết để giải thích kết quả thực nghiệm;
Nắm vững các thao tác lắp đặt, tiến hành bài thí nghiệm hữu cơ;
Làm thực hành các bài thí nghiệm hữu cơ theo quy định;
Phân tích, lý giải được các thông số kỹ thuật của quy trình bài thí nghiệm.
Hóa lý 1:
Cung cấp các kiến thức cơ bản, hiện đại trên cơ sở cơ học lượng tử về: Cấu trúc electron nguyên tử, liên kết hóa học, cấu trúc electron, cấu trúc hình học phân tử, các mối quan hệ phụ thuộc có tính quy luật các tính chất vật lý, hóa lý, khả năng phản ứng của các chất vào cấu trúc của chúng.
Hóa lý 2:
Truyền đạt nội dung, đối tượng nghiên cứu, phạm vi ứng dụng ba nguyên lý I, II, III của nhiệt động học. Trên cơ sở đó nghiên cứu quy luật chuyển hóa các dạng năng lượng, tính toán các hàm nhiệt động, xác định chiều tự diễn biến và điều kiện cân bằng của các quá trình hóa học, chuyển pha, hấp phụ…, thiết lập mối quan hệ giữa các trạng thái vi mô và vĩ mô…
Quá trình và thiết bị 1:
Trang bị cho sinh viên cơ sở lý thuyết về tĩnh lực học và động lực học chất lỏng; các phương trình cơ bản của chất lỏng; cơ chế chuyển động; trở lực dòng chảy; trở lực ma sát; vận chuyển chất lỏng; phân riêng hệ khí và lỏng không đồng chất. Làm cho sinh viên có khả năng vận dụng trong thực tiễn, đồng thời có cơ sở để tính toán và thiết kế cũng như vận hành thiết bị. Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về truyền nhiệt, kết cấu các thiết bị truyền nhiệt và các phương pháp tính toán lựa chọn các thiết bị truyền nhiệt. Sinh viên phải nắm được cơ chế của các quá trình nhiệt, biết cách lựa chọn các phương pháp truyền nhiệt, các thiết bị nhiệt và đặc biệt biết cách tính toán các quá trình và thiết bị truyền nhiệt thường gặp trong sản xuất công nghệ hóa học, thực phẩm và đời sống.
Quá trình và thiết bị 2:
Trang bị cho sinh viên cơ sở lý thuyết của các quá trình truyền chất, cơ cấu thiết bị, nguyên lý vận hành, vận dụng trong công nghiệp hoá chất và thực phẩm. Yêu cầu sinh viên nắm vững lý thuyết, vận dụng tính toán và thiết kế, có khả năng vận hành, cải tiến và sáng tạo.
Hóa học vật liệu:
- Giới thiệu bức tranh tổng quát về vật liệu: cách phân loại; đặc tính và công dụng từng loại vật liệu.
- Giới thiệu cấu trúc tinh thể của chất rắn: khái niệm về tinh thể và vô định hình, các kiểu khuyết tật trong tinh thể. Dung dịch rắn. Sự thay thế đồng hình trong mạng lưới tinh thể. Trạng thái cân bằng và trạng thái không cân bằng trong mạng lưới tinh thể.
- Giới thiệu giản đồ cân bằng pha của các hệ từ một đến ba cấu tử. Sử dụng giản đồ cân bằng pha trong nghiên cứu vật liệu.
- Giới thiệu phản ứng giữa các pha rắn: Quá trình tạo mầm tinh thể sản phẩm và quá trình phát triển mầm. Các phương pháp tổng hợp vật liệu.
- Giới thiệu một số loại vật liệu hiện đại đang được nghiên cứu và sử dụng phổ biến.
- Giới thiệu một số phương pháp hiện đại được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu vật liệu.
Hóa học và hóa lý polyme:
- Khái niệm cơ bản về hợp chất cao phân tử.
- Các phương pháp trùng hợp, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trùng hợp.
- Các phản ứng hóa học xảy ra trong phân tử polime.
- Các tính chất cơ lý của vật liệu polime.
Hóa học và công nghệ chế biến dầu mỏ:
Nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất về dầu mỏ, khai thác dầu mỏ, lọc dầu và các tính chất cơ bản của một số sản phẩm dầu phổ biến, quan trọng trong công nghiệp và đời sống hàng ngày.
- Những kiến thức cơ bản nhất về sự hình thành dầu mỏ, mỏ dầu, thăm dò và khai thác dầu thô.
- Các tính chất cơ bản của dầu thô, sản phẩm dầu.
- Các phương pháp tách, xử lý, chế biến các phân đoạn dầu để nâng cao giá trị kinh tế dầu thô, chất lượng sản phẩm dầu, các nguyên liệu đầu cho các ngành công nghiệp khác.
- Vai trò của xúc tác trong các quá trình chế biến, xử lý các phân đoạn dầu, hóa dầu.
Công nghệ các hợp chất vô cơ:
Môn học cung cấp kiến thức về quá trình sản xuất và các thiết bị dùng trong công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ cơ bản như: axit sunphuric, axit nitric, axit clohydric…, ngoài ra giới thiệu các phạm vi ứng dụng của chúng.
Động học xúc tác:
Cho học viên nắm bắt được lý thuyết về xúc tác dùng cho phản ứng hữu cơ đặc biệt trong ngành lọc hóa dầu. Từ đó sinh viên có thể dùng kiến thức đã học để làm luận án tốt nghiệp. Bao gồm các nội dung chính sau:
Phần I: Xúc tác đồng thể
Phần II: Xúc tác dị thể
Phần III: Các thuyết xúc tác
Phần IV: Xúc tác công nghiệp.
Các phương pháp phân tích công cụ:
Học phần này giới thiệu một số phương pháp phân tích hiện đại và khá phổ biến gồm một số phương pháp quang học (quang phổ phát xạ nguyên tử, quang phổ hấp thụ nguyên tử, phổ tia X, quang phổ hấp thụ điện tử); một số phương pháp điện hóa (phương pháp đo điện thế hiện đại, phương pháp Vom-Ampe) và khái niệm về các phương pháp sắc ký, khối phổ;
Cung cấp cho sinh viên làm việc trong ngành công nghệ hóa học những hiểu biết cơ bản về một số phương pháp phân tích dùng các công cụ hiện đại thường gặp, để kiểm tra nguyên vật liệu, sản phẩm trong công nghiệp hóa học cũng như nghiên cứu khoa học.
Công nghệ chế tạo vật liệu (thông dụng, tiên tiến):
Môn học nhằm trang bị cho sinh viên các kiến thức về các phương pháp hóa học chế tạo một số họ vật liệu thông dụng, tiên tiến (vật liệu chức năng, vật liệu có cấu trúc, vật liệu nanô…). Các phương pháp hóa học chế tạo vật liệu bao gồm: hóa học ướt, sol-gel, điện hóa… Những phương pháp này có ưu điểm vượt trội hơn các phương pháp vật lý nhờ các thiết bị đơn giản và cho khả năng khống chế trong dung dịch;
Ngoài ba đợt thực tập: Thực tập nhận thức, thực tập công nghệ và thực tập tốt nghiệp, các môn thí nghiệm và thực tập bắt buộc bao gồm:
Thực tập các PPPT công cụ:
Học phần này giới thiệu một số phương pháp phân tích hiện đại và khá phổ biến gồm một số phương pháp quang học (quang phổ phát xạ nguyên tử, quang phổ hấp thụ nguyên tử, phổ tia X, quang phổ hấp thụ điện tử); một số phương pháp điện hóa (phương pháp đo điện thế hiện đại, phương pháp Vom-Ampe) và khái niệm về các phương pháp sắc ký, khối phổ.
Thí nghiệm điều chế các hợp chất vô cơ:
Trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, thí nghiệm, các thao tác cần thiết trong phòng thí nghiệm. Xin giới thiệu một số bài để tham khảo:
Bài 1: Oxy hóa SO2 trên xúc tác Vanadi
Bài 2: Chế tạo NaHCO3
Bài 3: Chế tạo supe phốt phát kép
Thí nghiệm hóa học và hóa lý polyme:
Tiến hành một số phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và biến đổi polyme tương tự.
Tiến hành xác định một số tính chất vật lý của polyme và đánh giá mức độ liên quan của chúng đến cấu trúc của polyme nhằm giúp sinh viên hiểu rõ sâu hơn mối liên quan giữa tính chất và cấu trúc của polyme.
Thí nghiệm động học xúc tác:
Cung cấp các bài thí nghiệm nhằm nâng cao các kỹ năng thực hành về động học và xúc tác giúp sinh viên nắm vững hơn kiến thức môn học cũng như áp dụng trong nghiên cứu các lĩnh vực liên quan.