Ngành Công nghệ giày

Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ GIÀY (Footwear Technology)

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ giày trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện, khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của người tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành Công nghệ giày.

Mục tiêu cụ thể

a) Phẩm chất

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giày có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

b) Kiến thức

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giày được trang bị những kiến thức về giáo dục đại cương cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành trong Công nghệ giày bao gồm các kiến thức về nguyên vật liệu giày, các phương pháp thiết kế căn bản, công nghệ sản xuất giày và khả năng ứng dụng tin học trong thiết kế và quản lý sản xuất. Có khả năng liên thông lên bậc Đại học;

c) Kỹ năng

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giày có kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu trong thực tế công nghệ sản xuất giày, vận dụng thành thạo các phương pháp thiết kế, kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân tích và áp dụng các quy trình công nghệ vào sản xuất.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ giày có kỹ năng thực hiện các phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, tiếp cận và triển khai các công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

d) Mục tiêu sử dụng

Sinh viên tốt nghiệp sinh viên được cấp văn bằng cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu về các lĩnh vực thiết kế, công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm và tổ chức quản lý sản xuất trong ngành giày.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương:

1

Những nguyên lý cơ bản của CNMLN

6

Vật lý đại cương 1

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

Hóa học đại cương 1

3

Đường lối CM của Đảng CSVN

8

Nhập môn tin học

4

Ngoại ngữ

9

Giáo dục thể chất

5

Toán ứng dụng

10

Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở

1

Cơ ứng dụng

5

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

2

Kỹ thuật điện

6

Nguyên vật liệu giày

3

Kỹ thuật nhiệt

7

Thiết bị giày

4

Kỹ thuật điện tử

 

 

Kiến thức ngành

1

Thiết kế giày căn bản

6

Tin học ứng dụng ngành giày

2

Định mức kỹ thuật

7

Quản lý chất lượng giày

3

Công nghệ giày 1

8

Tổ chức và quản lý sản xuất giày

4

Công nghệ giày 2

9

An toàn công nghiệp và môi trường

5

Công nghệ giày 3

 

 

Thực hành, thực tập

1

Thí nghiệm nguyên vật liệu giày

6

Thực tập công nghệ giày 1

2

Thực tập thiết bị giày

7

Thực tập công nghệ giày 2

3

Thực tập may cơ bản

8

Thực tập công nghệ giày 3

4

Thực tập định mức kỹ thuật

9

Thực tập tin học ứng dụng ngành giày

5

Thực tập thiết kế giày căn bản

10

Thực tập tốt nghiệp

Khóa luận (hoặc Thi tốt nghiệp)

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Cơ ứng dụng:

Học phần cung cấp các kiến thức về lực, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực trong các cơ cấu máy. Học phần cũng trình bày các kiến thức về cấu tạo và truyền động của máy và cơ cấu máy, các tính toán về vật liệu và cơ cấu trong máy.

Kỹ thuật điện:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về mạch điện, các định luật cơ bản, nguyên lý cấu tạo của một số máy và khí cụ điện. Học phần cơ sở này giúp cho sinh viên nắm vững hơn một số vấn đề về mạch điện thông thường trong nhà máy và trên một số máy công tác.

Kỹ thuật nhiệt:

Kỹ thuật nhiệt là môn học kỹ thuật cơ sở nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

- Nội dung phần “nhiệt động học kỹ thuật”: Các định luật cơ bản của nhiệt động học, các quy luật cân bằng của lưu chất; sự thay đổi đặc tính cơ bản của môi chất dưới tác dụng của nhiệt năng và các phương pháp xác định; các quá trình và chu trình biến đổi dạng năng lượng, chủ yếu là giữa nhiệt năng và cơ năng.

- Nội dung phần “truyền nhiệt”: Trình bày nguyên lý và phương pháp tính toán trong các quá trình nhiệt và các thiết bị trao đổi nhiệt. Môn học này hỗ trợ kiến thức cơ bản để sinh viên các ngành có liên quan hiểu biết tốt về thiết bị nhiệt sử dụng trong ngành.

Kỹ thuật điện tử

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện tử cần thiết cho kỹ sư công nghệ và cán bộ kỹ thuật để hoạt động tốt hơn trong điều kiện kỹ thuật tự động và tin học ngày càng xâm nhập và phổ cập trong ngành giày. Nội dung học phần đề cập đến các thông số của mạch điện, tin tức, tín hiệu điện, kỹ thuật xử lý các tín hiệu tương tự, kỹ thuật xung số. Học phần còn giới thiệu kỹ thuật biến đổi điện áp và dòng điện, các vấn đề của hệ thống vi xử lý công nghiệp.

Hình họa - Vẽ kỹ thuật:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ sở về hình học không gian để vận dụng vào vẽ kỹ thuật, rất cần thiết cho cán bộ kỹ thuật. Học phần giới thiệu các phép chiếu đồ thức của điểm, đường thẳng, mặt phẳng, các phép biến đổi hình chiếu, cách biểu diễn đa diện, đường cong, mặt cong, và giao của chúng. Học phần còn đề cập đến cơ sở của phương pháp vẽ một số chi tiết máy, xây dựng bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp.

Nguyên vật liệu giày:

Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về các loại vật liệu chính và phụ liệu sử dụng để sản xuất giày, mô tả cấu tạo, tính chất, công dụng và quá trình sản xuất từng loại nguyên liệu.

Học phần giúp cho sinh viên có được những hiểu biết cơ bản sau:

- Hệ thống nguyên vật liệu dùng trong ngành giày.

- Nguồn gốc, quy trình tóm tắt sản xuất dự án, vải, cao su, chất dẻo, chỉ và cacton.

- Đặc điểm và cách nhận biết da, vải, cao su, chất dẻo, chỉ, cacton, keo và dung môi.

- Các tính chất cơ lý và hóa lý cơ bản của các loại nguyên vật liệu chính: da thuộc, giả da, vải, chỉ, keo dán.

- Hướng dẫn lựa chọn nguyên vật liệu cho sản phẩm.

Thiết bị giày:

Học phần giúp cho sinh viên có được những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật liên quan đến cách sử dụng và vận hành thiết bị trong quá trình sản xuất giày, đồng thời biết cách quản lý khoa học và các hệ thống thiết bị. Sử dụng và bảo dưỡng thiết bị là môn học kỹ thuật cơ sở nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về:

- Hệ thống thiết bị ngành giày, mô tả và giới thiệu công dụng từng máy.

- Cấu tạo và sử dụng máy chặt, may, lạng, mài, gò.

- Sửa chữa máy may và máy lạng.

- Bảo dưỡng máy chặt và máy gò.

Thiết kế giày căn bản:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức về phương pháp đo bàn chân, phương pháp tính toán các vấn đề kỹ thuật trong việc tạo mẫu cơ bản, trang bị cho sinh viên kỹ thuật thiết kế rập mũ giày và kỹ thuật thiết kế áo phom cơ bản.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Cấu tạo bàn chân và cách đo chân.

- Các hệ thống cỡ số (ni số) giày dép.

- Phom giày.

- Thiết kế áo phom.

- Phương pháp xây dựng rập tổng.

- Kỹ thuật tách, cắt và hoàn thiện rập.

- Phương pháp nhân ni số.

Định mức kỹ thuật:

Học phần sẽ giới thiệu cho sinh viên các phương pháp tính định mức hợp lý và cách thức áp dụng trên các loại giày khác nhau.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Phương pháp tính định mức lao động, vật tư.

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm.

Công nghệ giày 1:

Học phần giúp cho sinh viên có được những hiểu biết cơ bản để giải quyết những vấn đề kỹ thuật, liên quan đến việc tạo ra các chi tiết giày từ các vật liệu khác nhau một cách tối ưu. Đồng thời trang bị những kiến thức chung về kỹ thuật pha cắt nguyên vật liệu thành các chi tiết giày, người học có thể xây dựng được các sơ đồ pha cắt và áp dụng các thiết bị cắt một cách hợp lý.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Nguyên lý pha cắt nguyên vật liệu thành các chi tiết giày.

- Yêu cầu chung của sản phẩm pha cắt (chặt).

- Các phương pháp và thiết bị pha cắt các loại vật liệu khác nhau.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chặt.

Công nghệ giày 2:  

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung cơ bản về mũ giày và các phương pháp lắp ráp mũ giày. Đồng thời sinh viên có thể xây dựng quy trình và hướng dẫn cách thực hiện ráp nối các loại mũ giày, có khả năng phân biệt và ứng dụng các kiểu đường may trong quá trình ráp nối các kiểu giày cơ bản.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Phân loại và cấu tạo mũ giày.

- Xử lý chi tiết trước khi ráp nối.

- Ráp nối và hoàn tất mũ giày.

- Công nghệ chuẩn và phương pháp lựa chọn công nghệ cho các kiểu giày.

Công nghệ giày 3:

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đế giày và các phương pháp gò, ráp đế và hoàn tất. Đồng thời sinh viên có thể xây dựng quy trình công nghệ gò, ráp đế và hoàn tất các loại giày thông dụng.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Phân loại và cấu tạo phần đế giày.

- Công nghệ gò, ráp đế cơ bản gồm: kỹ thuật chuẩn bị, gò, ráp đế và hoàn tất.

- Công nghệ chuẩn gò, ráp đế và phương pháp lựa chọn công nghệ cho các kiểu giày.

Tin học ứng dụng ngành giày:

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về ứng dụng tin học trong sản xuất giày công nghiệp, cấu trúc phần cứng và phần mềm của các hệ thống tin học ứng dụng trong khâu chuẩn bị sản xuất, trong quá trình sản xuất và điều hành sản xuất. Sinh viên có thể sử dụng một số chương trình CAD, biết thiết kế mẫu mỹ thuật, thiết kế bộ mẫu kỹ thuật dùng trong sản xuất công nghiệp.

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức sau:

- Tin học đồ họa căn bản (CorelDraw).

- Giới thiệu các thiết bị CAD/CAM.

- Giới thiệu sơ lược những phần mềm.

Quản lý chất lượng giày:

Học phần trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về chất lượng sản phẩm, phương pháp đánh giá và tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất giày. Nội dung bao gồm các khái niệm về chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm giày, các phương pháp quản lý chất lượng (QC, TQC, TQM, tiêu chuẩn ISO), phương thức kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng các công đoạn của sản xuất giày.

Tổ chức và quản lý sản xuất giày:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất ngành công nghiệp giày, tổ chức sản xuất giày trong công nghiệp, tổ chức các bộ phận sản xuất trong doanh nghiệp giày. Chuẩn bị sản xuất và quản lý điều hành các bộ phận sản xuất giày.

An toàn công nghiệp và môi trường:

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về bảo hộ lao động, về kỹ thuật an toàn điện - nhiệt, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy. Giới thiệu về môi trường lao động và quản lý môi trường lao động trong công nghiệp nói chung và trong ngành giày nói riêng. Việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO 14000 và SA800 trong các công ty xí nghiệp.

Thí nghiệm nguyên vật liệu giày:

Môn học trang bị cho sinh viên kỹ năng nhận biết và xác định các tính chất cơ lý hóa của nguyên vật liệu dùng trong ngành giày, cụ thể là:

- Sưu tập và phân loại vật liệu

- Vận hành các thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để xác định chất lượng của vật liệu cũng như của sản phẩm.

Thực tập thiết bị giày:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

- Nhận biết từng loại máy và thiết bị trong hệ thống thiết bị dùng trong ngành giày, cũng như công dụng của những máy thiết bị đó.

- Cấu tạo và sử dụng máy chặt, may, lạng, mài, gò.

- Sửa chữa máy may và máy lạng.

- Bảo dưỡng máy chặt và máy gò.

Thực tập may cơ bản:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực tập các phần chính sau: làm chủ tốc độ máy, thực hiện các công đoạn chuẩn bị may, thực hiện các kiểu đường may và may nối các chi tiết đơn giản.

Thực tập định mức kỹ thuật:

Môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản về biểu mẫu, phương pháp tính định mức lao động, định mức vật tư và giá thành hợp lý.

Học phần bao gồm các phần chính: Định mức lao động, định mức vật tư, giá thành sản phẩm.

Thực tập công nghệ giày 1:

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách nhận biết chiều bai dãn và các lỗi trên da; kỹ thuật cắt, chặt trên da và các loại vật liệu khác; các phương pháp giác sơ đồ trên da và các loại vật liệu khác.

Thực tập công nghệ giày 2:

Học phần cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực tập về thực hiện may các kiểu mũ giày cơ bản theo trình tự công nghệ và đúng yêu cầu kỹ thuật.

Thực tập công nghệ giày 3:

Học phần nhắc lại cho sinh viên những kiến thức chung căn bản về quá trình hình thành đôi giày. Giúp sinh viên ứng dụng những kiến thức đã học vào một công việc cụ thể. Nội dung gồm các phần chính sau:

- Nghiên cứu, phân tích mẫu

- Chuẩn bị các chi tiết phần đế trước khi ráp.

- Làm hoàn thiện một sản phẩm giày

- Làm hoàn thiện một sản phẩm dép

Thực tập thiết kế giày căn bản:

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách sử dụng dụng cụ thiết kế, kỹ thuật cắt trên giấy carton, kỹ thuật xác định mặt đáy, áo phom bằng phương pháp băng dính, cách xác định áo phom trung bình, kỹ thuật thiết kế và xây dựng rập tổng, kỹ thuật tách rập chi tiết từ rập tổng.

Thực tập tin học ứng dụng ngành giày:

Môn học trang bị cho sinh viên kỹ năng, sử dụng phần mềm Corel để có thể sáng tác và thiết kế mẫu giầy, mẫu Logo.

Sử dụng thành thạo một số thiết bị ngoại vi như máy in, máy quét (scanner).

Thực tập tốt nghiệp:

Học phần giúp sinh viên nắm bắt thực tế sản xuất tại các công ty giầy, so sánh đối chiếu với kiến thức đã học, rút ra các kết luận bổ ích để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang