Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (Environmental Engineering Technology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học sự phát triển toàn diện; có hiểu biết về các nguyên lý kỹ thuật môi trường cơ bản, có khả năng áp dụng các kỹ năng kỹ thuật chuyên sâu để đảm đương công việc của một cử nhân cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật môi trường.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng công nghệ kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể
- Phẩm chất
Cử nhân cao đẳng công nghệ kỹ thuật môi trường là người có phẩm chất đạo đức và đủ sức khỏe để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Kiến thức
Người học được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục đại cương, cơ sở ngành và kiến thức ngành, đồng thời có kỹ năng thực hành thao tác công nghệ để vận hành, bảo trì các thiết bị trong dây chuyền sản xuất cụ thể thuộc công nghệ môi trường hoặc tham gia quản lý từng công đoạn sản xuất.
- Kỹ năng
Sinh viên cao đẳng ngành kỹ thuật công nghệ môi trường nắm vững các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có khả năng vận hành thiết bị công nghệ, các công trình xử lý chất thải: khí, lỏng, rắn, các công trình cấp nước sạch, khí sạch cho sản xuất và dân dụng
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc:
Kiến thức giáo dục đại cương:
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
7
|
Toán ứng dụng
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
|
8
|
Vật lý đại cương 1
|
3
|
CNXH khoa học
|
9
|
Hóa học đại cương 1
|
4
|
Lịch sử Đảng CSVN
|
10
|
Nhập môn tin học
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
11
|
Giáo dục thể chất
|
6
|
Ngoại ngữ
|
12
|
Giáo dục quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành
|
1
|
Cơ sở khoa học – kỹ thuật môi trường
|
4
|
Phân tích môi trường
|
2
|
Hóa kỹ thuật môi trường
|
5
|
Vi sinh vật kỹ thuật môi trường
|
3
|
Thủy lực môi trường
|
6
|
Hình họa - vẽ kỹ thuật
|
b) Kiến thức ngành
|
1
|
Quản lý môi trường
|
6
|
Cơ sở công nghệ xử lý nước thải
|
2
|
Sinh thái học
|
7
|
Cơ sở công nghệ xử lý nước cấp
|
3
|
Độc học môi trường
|
8
|
Nguyên lý suy thoái và bảo vệ đất
|
4
|
Cơ sở công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn
|
9
|
CNSX sạch hơn
|
5
|
Cơ sở công nghệ xử lý chất thải rắn và CTNH
|
|
|
c) Thực hành, thực tập
|
1
|
Thực tập quan trắc và phân tích môi trường không khí
|
5
|
Thực tập quan trắc vi sinh vật môi trường
|
2
|
Thực tập quan trắc và phân tích môi trường nước và nước thải
|
6
|
Tham quan nhận thức
|
3
|
Thực tập quan trắc và phân tích môi trường đất và chất thải rắn
|
7
|
Thực tập nhà máy
|
4
|
Thí nghiệm thủy lực môi trường
|
8
|
Thực tập tốt nghiệp
|
Nội dung một số học phần bắt buộc:
Quản lý môi trường:
Giới thiệu các nội dung cơ bản về quản lý môi trường, các công cụ luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật đang được áp dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước, trong các doanh nghiệp khu vực dân cư đồng thời cung cấp các kiến thức về quản lý các thành phần môi trường.
Phân tích môi trường:
Môn học trình bày các cơ sở lý thuyết, phân tích, các phương pháp phân tích thường được sử dụng trong hóa học phân tích nói chung và đối tượng phân tích môi trường nói riêng. Giới thiệu một cách cơ bản và áp dụng các kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu thường gặp trong đối tượng môi trường.
Thực tập quan trắc và phân tích môi trường không khí:
Học sinh được trang bị lý thuyết và thực hành về phương pháp quan trắc chất lượng không khí: môi trường không khí xung quanh và phương pháp lấy mẫu nguồn thải. Ý nghĩa của việc quan trắc.
Công nghệ sản xuất sạch hơn:
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và kiến thức tổng quát về công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm có thể thực hiện được một chương trình sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp bắt đầu từ việc chuẩn bị, phân tích, phát triển cho đến lựa chọn thực hiện, duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn. Ngoài ra, các nội dung liên quan như đánh giá chu trình vòng đời (LCA), hệ thống quản lý môi trường (EMS) và định hướng công nghiệp sinh thái (eco-industry) cũng được trình bày. Bài giảng cũng cập nhập các báo cáo hàng năm về việc thực hiện sản xuất sạch hơn tại Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng thông qua các Trung tâm sản xuất sạch hơn ở các nước.
Nguyên lý suy thoái và bảo vệ đất:
Các tính chất và đặc tính đất về phương diện hóa lý: vật lý đất, hóa học đất và các dưỡng chất trong đất. Những yếu tố tự nhiên và tác nhân tham gia vào quá trình suy thoái đất: địa mạo, tính chất đất, khí hậu, thuỷ văn, lớp phủ thực vật, hệ thống sử dụng đất. Những nguyên lý cơ bản thúc đẩy các tiến trình dẫn đến các tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự suy thoái đất: bạc màu, laterite hóa, sa mạc hóa, phèn, mặn, và ô nhiễm đất. Một số phương pháp bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất. Một số biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm thiểu sự suy thoái đất: sinh học, thực vật, hóa học và hai phương pháp ex situ và in situ.
Danh mục các học phần tự chọn
|
Kiến thức ngành
|
|
|
1
|
Bản đồ học và ứng dụng GIS QLMT
|
8
|
Sức khoẻ cộng đồng và vệ sinh môi trường
|
2
|
Công nghệ xử lý nước thải nâng cao
|
9
|
Quy hoạch môi trường
|
3
|
Mạng lưới thoát nước
|
10
|
An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
|
4
|
Mạng lưới cấp nước
|
11
|
Kiểm toán môi trường
|
5
|
Kinh tế môi trường
|
12
|
Thiết kế chế tạo thiết bị môi trường
|
6
|
Mô hình hóa môi trường
|
13
|
Quản lý chất lượng môi trường
|
7
|
Đa dạng sinh học
|
|
|
|
Thực tập
|
|
|
1
|
Thực hành công nghệ xử lý khí thải
|
5
|
Bài tập lớn xử lý khí thải
|
2
|
Thực hành công nghệ xử lý nước thải
|
6
|
Bài tập lớn xử lý nước thải
|
3
|
Thực hành công nghệ xử lý nước cấp
|
7
|
Bài tập lớn xử lý chất thải rắn
|
4
|
Thực hành công nghệ xử lý chất rắn công nghiệp hoặc sinh hoạt
|
|
|