Ngành Công nghệ In
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ IN (Printing Technology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo các kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành công nghệ In có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng tương xứng để có thể đảm đương các công việc trong nghề in.
Sinh viên qua đào tạo phải đạt được các yêu cầu sau:
Về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
Yêu tổ quốc, yêu nghề, có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân và có tác phong làm việc trong xã hội công nghiệp
Về kiến thức
- Hiểu biết toàn bộ quá trình sản xuất in và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế – văn hóa giữa các công đoạn sản xuất của quá trình đó
- Hiểu biết sâu rộng về một chuyên ngành trong quá trình sản xuất in.
Về khả năng và kỹ năng
- Có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở in.
- Có khả năng thực hiện các công việc của một công đoạn sản xuất cụ thể.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
7
|
Vật lý đại cương 1
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
8
|
Hóa học đại cương 1
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
9
|
Nhập môn tin học
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
10
|
Ngoại ngữ
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
11
|
Giáo dục Thể chất
|
6
|
Toán ứng dụng
|
12
|
Giáo dục Quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Cơ kỹ thuật
|
6
|
Đại cương về sản xuất in
|
2
|
Vẽ kỹ thuật
|
7
|
Lý thuyết màu
|
3
|
Kỹ thuật điện
|
8
|
Lý thuyết về phục chế trong ngành in
|
4
|
Hóa lý in
|
9
|
Vật liệu in
|
5
|
Máy tính và mạng máy tính
|
|
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Công nghệ chế tạo khuôn in
|
5
|
Tổ chức sản xuất in
|
2
|
Công nghệ in
|
6
|
Kiểm tra chất lượng sản phẩm in
|
3
|
Công nghệ gia công sau in
|
7
|
Nghệ thuật trình bày ấn phẩm
|
4
|
An toàn lao động
|
8
|
Công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số
|
Thực tập nghề nghiệp
|
1
|
Thực tập sắp chữ điện tử
|
5
|
Thực tập
|
2
|
Thực tập chụp – bình
|
6
|
Thiết lập quy trình quản lý chất lượng cho một sản phẩm
|
3
|
Thực tập phơi bản in Offset
|
7
|
Lập kế hoạch sản xuất in
|
4
|
Thực tập thành phẩm
|
8
|
Thực tập tốt nghiệp
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Cơ kỹ thuật
Cung cấp các kiến thức về lực, các quy luật chuyển động của vật thể dưới tác dụng của lực trong các cơ cấu máy, làm nền tảng để tiếp thu các học phần kỹ thuật cơ sở và các học phần chuyên môn.
Vẽ kỹ thuật
Cung cấp các quy ước và quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật, giúp cho sinh viên có khả năng đọc và lập bản vẽ kỹ thuật.
Kỹ thuật điện
Cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, các định luật cơ bản, nguyên lý, cấu tạo, tính năng ứng dụng của nguồn điện, khí cụ điện và phụ tải điện.
Hóa lý in
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức hóa lý cơ bản ứng dụng trong ngành in.
Máy tính và mạng máy tính
Cung cấp những kiến thức căn bản về máy tính điện tử và mạng máy tính, qua đó giúp sinh viên hiểu được các ứng dụng của máy tính và mạng máy tính vào đời sống và trong thực tế sản xuất, biết tổng quát về cách tổ chức một mạng máy tính LAN phục vụ cho công tác chế bản và kết nối dữ liệu giữa khách hàng – bộ phận chế bản – In – sau in.
Đại cương về sản xuất in
Giới thiệu một cách tổng quát về ngành kỹ thuật in: công nghệ, máy và thiết bị, nguyên vật liệu.
Lý thuyết màu
Cung cấp một cơ sở lý thuyết căn bản về màu sắc và ứng dụng của chung trong ngành in.
Lý thuyết phục chế trong ngành In
Giới thiệu các nguyên tắc căn bản của quá trình biến đổi bài màu sang các vật liệu ghi ảnh trung gian để tạo khuôn in.
Vật liệu in
Giới thiệu những đặc điểm, thành phần cấu tạo, tính chất, cách sử dụng các vật liệu chính trong ngành in. Học phần cũng cung cấp thêm các kiến thức căn bản cần thiết giúp sinh viên lựa chọn vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất và kinh tế.
Công nghệ tạo khuôn in
Giới thiệu cơ sở lý thuyết về công nghệ chế tạo khuôn in cho các phương pháp in khác nhau; cấu trúc vật liệu làm khuôn, các thiết bị chính dùng trong quá trình chế tạo khuôn in.
Công nghệ in
Cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ các quá trình in, cấu tạo và nguyên lý vận hành của máy in. Học phần cũng cung cấp những kiến thức căn bản về quá trình in cho các loại ấn phẩm khác nhau.
Công nghệ gia công sau in
Cung cấp các kiến thức về công nghệ và thiết bị gia công sản phẩm sau in.
An toàn lao động
Giới thiệu tầm quan trọng của các công tác an toàn lao động trong quá trình sản xuất in, các quy định về an toàn trong sản xuất và các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động.
Tổ chức sản xuất in
Cung cấp những kiến thức cơ bản về cách tổ chức và quản lý quá trình sản xuất in nhăm mang lại hiệu quả cao nhất.
Kiểm tra chất lượng sản phẩm in
Giới thiệu các tiêu chuẩn quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất in.
Nghệ thuật trình bày ấn phẩm
Cung cấp các kiến thức căn bản về các phương pháp trình bày ấn phẩm nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và giá trị của ấn phẩm.
Công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số
Cung cấp kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị kỹ thuật số dùng trong ngành in.
Thực tập sắp chữ điện tử
Giúp sinh viên củng cố các kiến thức về quá trình sắp chữ, hiểu rõ hơn về các nguyên tắc đánh dấu tiếng Việt, các nguyên tắc đổi mã ký tự, thực hiện được công việc sắp chữ bảng biểu, công thức toán học bằng các phần mềm thông dụng.
Thực tập chụp và bình
Chụp: Giúp sinh viên củng cố các kiến thức về quá trình chuyển đổi hình ảnh từ bài mẫu qua phim, nhận biết được các vật liệu nhạy sáng và tính chất của chúng, thực hiện được công việc chụp ảnh – sao chép ảnh nét trên phim.
Bình: Cung cấp các kiến thức thực tế về bình bản cho các phương pháp in và các kiểu in khác nhau. Qua thực tập sinh viên biết cách kẻ tờ mi và tính toán cách chừa lề, chừa khoảng gấp, khoảng bắt nhíp, các thông số cơ bản về thành phẩm sau in.
Thực tập phơi bản in Offset
Giúp sinh viên củng cố các kiến thức về quá trình chuyển đổi hình ảnh từ phim qua bản in, nhận biết được các loại bản in và các tính chất của chúng, thực hiện được công việc chế tạo bản in theo phương pháp truyền thống (mài bả, quay keo, phơi, xử lý) và chế tạo ảnh trên bản tráng sẵn.
Thực tập in Offset
Giúp sinh viên củng cố kiến thức tổng quát về quá trình in, thực hiện được những thao tác căn bản trên máy in, hiểu được mối quan hệ với các khâu trước và sau in.
Thực tập thành phẩm
Giúp sinh viên củng cố các kiến thức tổng quát về quá trình thành phẩm sau in, thực hiện được những thao tác căn bản trên các thiết bị thành phẩm.
Thiết lập quy trình quản lý chất lượng một sản phẩm in
Sinh viên sẽ nhận yêu cầu cần thiết lập quy trình quản lý chất lượng cho một sản phẩm in cụ thể, bao gồm các thông số kiểm tra đánh giá sản phẩm, quy trình kiểm tra đánh giá và các bước triển khai trong thực tế. Sinh viên phải đi thực tập tại các nhà máy in có mô hình sản xuất phù hợp với bài tập được giao để tìm hiểu quy trình sản xuất, thu thập số liệu cụ thể để hoàn thành bài thực tập.
Lập kế hoạch sản xuất in
Sinh viên sẽ nhận yêu cầu cần thiết lập kế hoạch sản xuất cho một loại sản phẩm trong điều kiện một xí nghiệp in cụ thể, bao gồm các thông số tính toán thời gian sản xuất trên các thiết bị, cân đối vật tư, bố trí nhân lực và thiết bị, quy trình kiểm tra đánh giá và triển khai trong thực tế. Sinh viên phải đi thực tập tại các nhà máy in có mô hình sản xuất phù hợp với bài tập được giao để tham khảo số liệu, tìm hiểu quy trình sản xuất để có kiến thức và số liệu thực tế để hoàn thành bài thực tập.
Thực tập tốt nghiệp
Tùy theo chuyên ngành mà sinh viên sẽ thực hiện một đồ án về in, thành phẩm hay chế bản, giúp sinh viên tập tổng hợp các kiến thức chuyên ngành vào việc tìm kiếm một giải pháp tối ưu cho một vấn đề kỹ thuật chuyên môn.
a. Lập quy trình in một sản phẩm cụ thể bằng phương pháp in Offset (hoặc ống đồng hoặc flexo)
Sinh viên phải thiết lập được một quy trình in chuẩn cho 1 loại sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại nhà máy mà sinh viên đang thực tập nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất.
b. Lập quy trình thành phẩm một sản phẩm in cụ thể
Sinh viên phải thiết lập được một quy trình thành phẩm chuẩn cho 1 loại sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại nhà máy mà sinh viên đang thực tập nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng cao nhất.
c. Thiết kế và tạo mẫu một ấn phẩm cụ thể
Sinh viên phải thiết kế một ấn phẩm bằng tất cả các kiến thức và khả năng sử dụng các phần mềm đã được học, bản thiết kế phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Dễ in, dễ lưu chuyển trên các lưu đồ làm việc
Tiết kiệm nguyên vật liệu
Dễ quản lý chất lượng
Đẹp và phản ánh đúng nội dung cần truyền đạt
DANH MỤC HỌC PHẦN TỰ CHỌN
Chuyên ngành chế bản (trước in)
|
|
1. Đồ họa vi tính
|
5. Thực hành xử lý ảnh
|
2. Xử lý ảnh
|
6. Thực hành dàn trang
|
3. Kỹ thuật dàn trang và bỉnh bản điện tử
|
7. Công nghệ chế tạo khuôn: Offset (ống đồng hay flexo)
|
4. Thực hành đồ họa
|
|
Chuyên ngành In
|
|
1. Công nghệ in Offset
|
4. Thực hành in Offset
|
2. Công nghệ in lõm
|
5. Thực hành ống đồng
|
3. Công nghệ in Flexo
|
6. Thực hành Flexo
|
Chuyên ngành thành phẩm (sau in)
|
|
1. Kỹ thuật đóng sách
|
4. Đóng sách
|
2. Công nghệ gia công bề mặt ấn phẩm
|
5. Xử lý hoàn thiện bề mặt ấn phẩm
|
3. Kỹ thuật thành phẩm cho nhãn hàng và bao bì
|
6. Thành phẩm nhãn hàng và bao bì
|