Ngành Công nghệ Cơ – Điện tử
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ CƠ – ĐIỆN TỬ (Mechantronic Technology)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo kỹ thuật viên trình độ cao đẳng ngành Công nghệ Cơ - Điện tử có phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn đất nước; có khả năng ứng dụng và kỹ năng triển khai các công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực: cơ ứng dụng, công nghệ điện - điện tử, công nghệ thông tin – vi xử lý và điều khiển số. Cụ thể là:
Biết lắp đặt, vận hành, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị cơ - điện tử;
Biết xử lý kỹ thuật trong phạm vi cụm và bộ phận;
Biết tổ chức và quản lý kỹ thuật, nhân lực ở từng công đoạn sản xuất;
Có khả năng tham gia các chương trình - dự án cải tạo, nâng cấp, nghiên cứu phát triển công nghệ các trang thiết bị kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm.
Sau khi tốt nghiệp kỹ thuật viên cao đẳng ngành công nghệ Cơ – Điện tử có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
7
|
Vật lý đại cương 1
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
8
|
Hóa học đại cương 1
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
9
|
Nhập môn tin học
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
10
|
Ngoại ngữ
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
11
|
Giáo dục Thể chất
|
6
|
Toán ứng dụng
|
12
|
Giáo dục Quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1
|
Vật liệu công nghiệp
|
6
|
Công nghệ thủy lực
|
2
|
Công nghệ nhiệt
|
7
|
Vẽ kỹ thuật
|
3
|
Cơ học ứng dụng
|
8
|
Kỹ thuật điện I
|
4
|
Cơ sở công nghệ chế tạo cơ khí
|
9
|
Kỹ thuật điện II
|
5
|
Công nghệ khí nén
|
10
|
Kỹ thuật điện tử I
|
Kiến thức ngành
|
1
|
Cảm biến đo lường
|
4
|
Kỹ thuật lập trình PLC
|
2
|
Công nghệ vi xử lý ứng dụng
|
5
|
Hệ thống điều khiển số
|
3
|
Điện tử công xuất
|
|
|
Thực hành, thực tập
|
1
|
Thực hành công nghệ chế tạo cơ khí
|
6
|
Thực hành ứng dụng PLC
|
2
|
Thực hành cơ học ứng dụng
|
7
|
Thực hành công nghệ khí nén
|
3
|
Thực hành kỹ thuật điện
|
8
|
Thực hành công nghệ thuỷ lực
|
4
|
Thực hành kỹ thuật điện tử
|
9
|
Thực hành Cảm biến đo lường
|
5
|
Thực hành vi xử lý ứng dụng
|
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Khiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Vật liệu công nghiệp
Cung cấp kiến thức về cấu tạo kim loại và hợp kim, cách sử dụng vật liệu kim loại trong chế tạo cơ khí và các kiến thức nhiệt luyện kim loại để bảo đảm cơ tính làm việc.
Công nghệ nhiệt
Cung cấp những kiến thức cơ bản và sự hiểu biết về các quá trình nhiệt ứng dung trong thiết bị kỹ thuật và trong các dây chuyền công nghệ. Giúp sinh viên hiểu được nguyên lý và tính năng của các máy nhiệt, các thiết bị trao đổi nhiệt để sau này vận hành tốt và khai thác hết chức năng của thiết bị, tránh những sai sót đáng tiếc về kỹ thuật.
Ngoài ra học phần còn giúp sinh viên các kiến thức cơ bản để có thể thiết kế một số thiết bị không quá phức tạp
Cơ học ứng dụng. Cung cấp những kiến thức cơ bản về:
- Tĩnh học: Hệ tiên đề tĩnh học, khảo sát hệ lực, các ứng dụng
- Động học: Chuyển động của chất điểm, chuyển động của vật rắn, hợp chuyển động, chuyển động song phẳng.
- Sức bền vật liệu: Các phương pháp tính toán sức chịu lực của các chi tiết
- Nguyên lý – Chi tiết máy: nguyên lý làm việc của các loại truyền động và phương pháp tính toán thiết kế các chi tiết máy.
Cơ sở công nghệ chế tạo cơ khí
Cung cấp những kiếm thức cơ bản về lý thuyết cắt gọt và cơ sở của công nghệ cắt gọt, phương pháp gia công.
Công nghệ khí nén
Giới thiệu nguyên lý làm việc của phần tử điều khiển khí nén, điện khí nén trong hệ thống. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều khiển khí nén. Biện pháp phát hiện lỗi của phần tử, sửa chữa và bảo dưỡng cụm.
Công nghệ thủy lực
Giới thiệu nguyên lý làm việc của phần tử điều khiển thủy lực, điện thủy lực trong hệ thống. Nguyên tắc cơ bản để thiết kế mạch điều khiển thủy lực. Cách phát hiện lỗi của phần tử, sửa chữa và bảo dưỡng cụm.
Vẽ kỹ thuật
Cung cấp những quy tắc cơ bản để xây dựng bản vẽ kỹ thuật. Trên cơ sở đó tạo cho sinh viên khả năng thành lập bản vẽ kỹ thuật để thể hiện ý đồ thiết kế của mình. Yêu cầu mỗi sinh viên phải kiên trì trong học tập, phải có khả năng tư duy không gian hình học và những kiến thức cơ bản về kỹ thuật học.
Kỹ thuật điện 1
Cung cấp các kiến thức cơ bản về mạch điện, các định luật cơ bản, cách tính toán mạch điện, nguyên lý, cấu tạo, tính năng ứng dụng của nguồn điện, khí cụ điện và phụ tải điện. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể hiểu được các thiết bị điện đa dạng gặp trong sản xuất và đời sống, đồng thời cung cấp khái quát về đo lường điện.
Kỹ thuật điện 2. Cung cấp các kiến thức về:
Khí cụ điện: contactor, relay, MCB, MCCB, ACB
Động cơ điện: động cơ AC servo, động cơ bước, động cơ DC brushless
Biến tần
Kỹ thuật điện tử 1
Giới thiệu các loại linh kiện điện tử công nghiệp: Diod bán dẫn, transistor lưỡng cực (BJT), transistor trường (FET), linh kiện quang bán dẫn, một số linh kiện điện tử thông dụng khác.
Cảm biển - đo lường
Giới thiệu kỹ thuật cảm biến trong các thiết bị cơ - điện tử và phân tích các chuyển đổi đại lượng không điện dùng trong các thiết bị cơ - điện tử cũng như các phương pháp xử lý tín hiệu và các thiết bị cụ thể.
Công nghệ vi xử lý ứng dụng
Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, cách thức hoạt động và các ứng dụng của vi xử lý.
Điện tử công suất
Giới thiệu kỹ thuật điện tử công suất lớn trong các thiết bị cơ - điện tử thông qua phân tích các bộ biến đổi công suất thường gặp trong các thiết bị cơ - điện tử như: bộ chỉnh lưu. bộ biến đổi một chiều, bộ nghịch lưu, bộ biến tần, bộ biến đổi điện áp xoay chiều.
Kỹ thuật lập trình PLC
Cung cấp các kiến thức ban đầu về kỹ thuật PCL như: các khái niệm cơ bản cho việc lập trình, tổ chức bộ nhớ của PLC, phương thức điều khiển ngõ ra, cách giao tiếp và tập lệnh của PLC và ứng dụng.
Hệ thống điều khiển số
Cung cấp kiến thức cơ bản về máy CNC, bao gồm: khái niệm về điều khiển số; cấu trúc và nguyên lý làm việc của máy CNC. Giới thiệu bộ điều chỉnh số công nghiệp.
Thực hành công nghệ chế tạo cơ khí. Rèn luyện sinh viên kỹ năng và phong cách lao động nghề nghiệp trong các quá trình gia công chế tạo cơ khí cơ bản:
- Hàn, cắt, gia công biến dạng dẻo
- Nguội
- Tiện, phay, bào, mài.
Thực tập cơ học ứng dụng. Thông qua thực hành trực tiếp các mô hình, giúp cho sinh viên:
- Hiểu biết về kết cấu các truyền động cơ khí cơ bản
- Thực hành phương pháp và công cụ tháo lắp
- Thực hành phương pháp và công cụ hiệu chỉnh, đánh giá
Thực hành kỹ thuật điện. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Nguyên lý hoạt động các khí cụ điện
- Các mạch điện cơ bản trong thiết bị công nghiệp
- Vận hành máy điện các loại
- Đo đạc thông số kỹ thuật điện
Thực hành kỹ thuật điện tử. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Nguyên lý hoạt động của linh kiện cơ bản
- Các mạch điện tử cơ bản trong thiết bị công nghiệp
- Đo đạc thông số kỹ thuật điện tử
Thực hành xử lý ứng dụng. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Xây dựng tiến trình nối mạch vào/ ra của bộ vi điều khiển
- Các mạch vi xử lý cơ bản trong thiết bị công nghiệp
- Lập trình điều khiển và kiểm tra đánh giá.
Thực hành ứng dụng PLC. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Xây dựng và nối mạch tín hiệu vào/ ra cho bộ PLC
- Lập trình theo yêu cầu điều khiển
- Vận hành và kiểm tra hoạt động
Thực hành công nghệ thủy lực. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Nguyên lý hoạt động của các phần tử cơ bản: các loại xy lanh. động cơ thủy lực, các loại van, bộ nguồn, cảm biến.
- Các mạch thủy lực cơ bản trong công nghiệp
- Điều khiển hệ thủy lực bằng relay và PLC
Thực hành cảm biến - đo lường. Sinh viên tự thực hành trên các mô hình:
- Phương pháp và phương tiện đo các đại lượng hình học, cơ, nhiệt, điện
- Phương pháp và phương tiện cảm nhận
- Biến đổi các đại lượng vật lý sang đại lượng điện theo nguyên lý điện cảm, điện dung, quang điện.
DANH MỤC HỌC PHẦN TỰ CHỌN
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1. Toán ứng dụng
|
3. Môi trường và con người
|
2. Vật lý đại cương 2 (bao gồm cả thí nghiệm)
|
4. Xác suất – Thống kê
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
1. Kỹ thuật điện tử 2
|
5. Các bài tập lớn
|
2. Ngôn ngữ lập trình
|
- Cơ học ứng dụng
|
3. Môi trường lao động
|
- Cơ sở công nghệ chế tạo cơ khí
|
4. Kỹ thuật bảo dưỡng công nghiệp
|
- Kỹ thuật điện tử
|
|
- Công nghệ khí nén
|
|
- Công nghệ thủy lực
|
Kiến thức ngành
|
1. Rôbốt công nghiệp
|
5. Điều khiển quá trình
|
2. Công nghệ CNC
|
6. Công nghệ servo thủy lực và khí nén
|
3. Hệ thống sản xuất tự động
|
7. Bài tập lớn kỹ thuật điều khiển số
|
4. Tổ chức quản lý kinh tế kỹ thuật
|
8. Bài tập lớn hệ thống sản xuất tự động
|
Thực tập
|
1. Thực hành công nghệ rôbốt công nghiệp
|
3. Thực hành điều khiển quá trình
|
2. Thực hành công nghệ CNC
|
4. Thực hành hệ thống sản xuất tự động
|