Ngành Công nghệ chế biến gỗ

Ngành đào tạo:           CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ (Wood Technology)

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chung:

Chương trình giáo dục đại học ngành Công nghệ chế biến gỗ trình độ cao đẳng nhằm đào tạo người học có đủ phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của nền công nghiệp nước nhà.

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân cao đẳng Công nghệ chế biến gỗ có thể đảm nhiệm các công việc tại các cơ sở chế biến gỗ, kinh doanh gỗ, đào tạo và nghiên cứu.

Mục tiêu cụ thể:

- Phẩm chất: Sau khi tốt nghiệp sinh viên cần phải có phẩm chất đạo đức và đủ sức khoẻ để tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Kiến thức: Trang bị kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành.

- Kỹ năng: Có kỹ năng tham gia công tác tổ chức, quản lý từng công đoạn gia công, ca sản xuất sản phẩm gỗ, thao tác công nghệ, vận hành, bảo trì các thiết bị chế biến gỗ.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc:

Kiến thức giáo dục đại cương:

1

Triết học Mác – Lênin

8

Xác suất thống kê

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

9

Vật lý đại cương 1

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

10

Hóa học đại cương 1

4

Lịch sử Đảng CSVN

11

Nhập môn tin học

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

Giáo dục thể chất

6

Ngoại ngữ

13

Giáo dục quốc phòng

7

Toán ứng dụng

 

 

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a) Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành

1

Hình họa - Vẽ kỹ thuật

5

Kỹ thuật điện - điện tử

2

Cơ học ứng dụng

6

Dung sai – Kỹ thuật đo

3

Sức bền vật liệu

7

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

4

Nguyên lý – Chi tiết máy

8

Nhiệt kỹ thuật

b) Kiến thức ngành

1

Khoa học gỗ

5

Công nghệ xẻ gỗ

2

Nguyên lý cắt gọt và Máy chế biến gỗ

6

Công nghệ ván nhân tạo

3

Bảo quản gỗ

7

Công nghệ mộc

4

Công nghệ sấy gỗ

8

Công nghệ trang sức bề mặt gỗ

c) Thực hành, thực tập

1

Thực hành gỗ

3

Thực tập xí nghiệp sản xuất (CBG):

2

Thực hành xử lý gỗ

 

 

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp):

Hình hoạ - Vẽ kỹ thuật

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ TCVN; phép chiếu thẳng góc; cách biểu diễn vật thể, mối ghép, bánh răng, lò xo; cách ghi dung sai và nhám bề mặt trên bản vẽ; bản vẽ lắp; bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ.

Cơ học ứng dụng

Môn học trình bày các kiến thức cơ bản về cơ học chất điểm; phần tĩnh học trình bày các định luật tĩnh học, ma sát; phần động học trình bày các vấn đề về động học chất điểm; các loại chuyển động tịnh tiến, quay, song phẳng và các chuyển động phức hợp của vật rắn.

Sức bền vật liệu

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về: ứng suất, biến dạng, biểu đồ ứng suất biến dạng, thanh chịu kéo – nén, thanh chịu xoắn, dầm chịu uốn. Các kiến thức cơ học về tính toán sức chịu lực và biến dạng của các chi tiết máy.

Nguyên lý – chi tiết máy

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về: Cấu tạo cơ cấu, phân tích động học, lực học, động lực học cơ cấu máy. Nguyên lý làm việc, các dạng hỏng, các chỉ tiêu tính toán các chi tiết máy.

Kỹ thuật điện - điện tử

Phần Điện trình bày các khái niệm cơ bản về mạch điện, điện từ; nguyên lý tạo ra dòng điện xoay chiều hình sin; các kiến thức về: các loại mạch xoay chiều cơ bản như thuân điện trở, thuần điện cảm, thuần điện dung, R-L-C nối tiếp, R-L-C song song, R-L-C hỗn hợp, các mạch cộng hưởng điện áp; mạch điện xoay chiều ba pha: mắc sao + tam giác; các phương pháp đo điện và an toàn điện; các loại máy điện: máy biến áp, máy điện một chiều, động cơ điện không đồng bộ, máy điện đồng bộ, máy phát điện đặc biệt, các khí cụ điện thông dụng và đặc biệt.

Phần Điện tử sẽ giới thiệu các kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử và ứng dụng cụ thể của kỹ thuật số trong máy móc thiết bị chế biến gỗ thông qua việc giới thiệu về đại số Boole và ứng dụng trong các sơ đồ cụ thể cũng như việc dùng vi mạch số để thực hiện các sơ đồ kỹ thuật số.

Dung sai – kỹ thuật đo

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về dung sai; cách lắp ghép của các đối tượng như hình trụ trơn, ren, then, then hoa, bánh răng; chuỗi kích thước. Trang bị cho sinh viên các kiến thức về các nguyên lý đo lường, các phương pháp kiểm tra kích thước, sai lệch hình học, độ bóng bề mặt và một số phương pháp đo lường khác như quang học, khí nén biết cách chọn dụng cụ đo, thao tác dụng cụ đo chiều dài thông dụng.

An toàn lao động và môi trường công nghiệp

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về an toàn lao động. Nguyên nhân gây ra các chấn thương, bệnh nghề nghiệp và cách phòng tránh. Phòng cháy chữa cháy, cấp cứu tai nạn lao động. Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp khắc phục. Ngoài ra còn phải biết thêm về các bộ luật lao động và luật bảo vệ môi trường.

Nhiệt kỹ thuật

Trong học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về các quá trình chuyển hóa qua lại giữa cơ năng và nhiệt năng, các kiến thức nền tảng về nhiệt động: định luật 1 và 2; các chu trình động cơ nhiệt; các phương thức trao đổi nhiệt cũng như khảo sát việc tính toán và thiết kế các thiết bị nhiệt để thực hiện các quá trình chuyển hóa đó tối ưu nhất.

Khoa học gỗ

Học phần này trình bày các kiến thức cơ bản về đặc điểm cấu tạo thô đại, hiển bị, phương pháp nhận mặt gỗ dựa trên cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học gỗ. Phương pháp xác định các tính chất của gỗ, các loại hình khuyết tật gỗ, khả năng gia công chế biến gỗ, đánh giá, phân loại và sử dụng gỗ.

Nguyên lý cắt gọt và Máy chế biến gỗ

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về lý thuyết cắt gọt gỗ, vật liệu gỗ. Cắt gọt cơ bản, quá trình biến dạng phoi trong cắt gọt cơ bản. Cắt gọt chuyên dùng, bào, lạng, tiện, bóc, cưa xẻ, phay, mài, đánh nhẵn, bóng gỗ, và một số dạng cắt gọt khác. Kiến thức cơ bản về chuyển động chính, ăn dao, bổ trợ trong máy và thiết bị gia công chế biến gỗ. Cấu tạo máy và thiết bị gia công chế biến gỗ Chuẩn bị dao cụ, lắp đặt và tổ chức hàn mài, sửa chữa công cụ.

Bảo quản gỗ

Môn học “Bảo quản gỗ” trình bày của kiến thức cơ bản về tổng quan bảo quản gỗ. Vật liệu bảo quản. Các phương pháp bảo quản, Kỹ thuật bảo quản gỗ theo phương pháp hóa học. Xác định hiệu liệu lực của thuốc bảo quản gỗ.

Công nghệ sấy gỗ

Môn học “Công nghệ sấy gỗ” trình bày các kiến thức cơ bản về lý thuyết sấy gỗ, nguyên liệu sấy, các hiện tượng vật lý của gỗ xảy ra trong quá trình sấy, nguyên lý hoạt động – cấu trúc lò sấy, phương pháp và thiết bị sấy. Công nghệ sấy.

Công nghệ xẻ gỗ

Môn học “Công nghệ xẻ” trình bày các kiến thức cơ bản về đối tượng gia công, sản phẩm của quá trình cưa xẻ gỗ; Các kiến thức cơ bản và thực tiễn về tính toán, thiết lập một số yếu tố công nghệ như: phương pháp xẻ, bản đồ xẻ, tỷ lệ thành khí, rọc rìa và cắt ngắn sản phẩm…; các kiến thức về hàn mài, sửa chữa lưỡi cưa, dây chuyền công nghệ xẻ.

Công nghệ ván nhân tạo

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ sản xuất ván nhân tạo bao gồm: Nguyên liệu và yêu cầu của nguyên liệu, chất kết dính (Adhesives), các quá trình công nghệ, thông số công nghệ và thiết bị thích hợp để sản xuất ván dán, ván dăm, ván sợi (chủ yếu là ván sợi khối lượng thể tích trung bình sản xuất theo phương pháp khô), ván ghép thanh và một số loại ván nhân khác.

Công nghệ mộc

Môn học “Công nghệ mộc” trình bày các kiến thức lý thuyết cơ bản và thực tiễn về nguyên vật liệu, sản phẩm mộc, nguyên lý thiết kế, chế tạo sản phẩm, cơ sở lý thuyết công nghệ mộc, phương pháp công nghệ gia công, kỹ thuật lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm, kỹ năng tính toán và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, các kiến thức về dây chuyền sản xuất đồ mộc.

Công nghệ trang sức bề mặt gỗ

Môn học “Công nghệ trang sức bề mặt gỗ” trình bày các kiến thức cơ bản về vật liệu trang sức, nguyên lý, cơ sở lý thuyết dán dính, tạo màng trang sức bề mặt, những yêu cầu của ván nền, phương pháp công nghệ, thiết bị trang sức, kỹ thuật xử lý bề trước và sau trang sức, kỹ năng tính toán và sử dụng có hiệu quả các loại vật liệu trang sức.

Thực hành gỗ

Học phần gồm 5 bài thực hành về phân biệt gỗ lá kim và lá rộng. Mô tả các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi các loại gỗ khảo sát theo CTFT. Xác định tính chất vật lý của một số loại gỗ khảo sát (khối lượng thể tích, tỷ lệ co dãn, điểm bão hòa thớ gỗ, độ hút ẩm, hút nước…). Xác định tính chất cơ học của một số loại gỗ khảo sát (ứng suất nén, kéo, uốn tĩnh, trượt, tách, độ cứng). Xác định tính chất hóa học của một số loại gỗ khảo sát (hàm lượng chất tan trong Alcol-benzen, nước nóng, NaOH). Lập bảng tra định danh được một một số loại gỗ thông dụng bằng phần mềm vi tính. Định hướng sử dụng và khả năng chế biến đối với từng loại gỗ khảo sát.

Thực hành Bảo quản gỗ

Môn học “Thực hành Bảo quản gỗ” trình bày các kiến thức cơ bản về thực hành xử lý gỗ theo phương pháp thẩm thấu. Xử lý gỗ theo phương pháp đun nóng ngâm lạnh. Xử lý gỗ theo phương pháp tế bào đầy và tế bào rỗng. Xác định độ thấm sâu của thuốc.

Thực tập chế biến gỗ

Môn học “Thực tập chế biến gỗ” là nội dung giúp sinh viên làm quen với tổ chức sản xuất trong lĩnh vực chế biến gỗ. Sinh viên được tổ chức tham quan, kiến tập, thực tập tại các xí nghiệp chế biến gỗ. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức xí nghiệp, tham gia trực tiếp vào một số công đoạn của nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ để rèn một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng thao tác cơ bản trên các máy, điều hành sấy, thiết bị bảo quản, trình tự bố trí máy trong dây chuyền sản xuất thực tế, phương pháp công nghệ gia công, kỹ thuật lắp ráp sản phẩm, kỹ năng tính toán và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu…

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang