Nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò
Tên nghề: KỸ THUẬT CƠ ĐIỆN MỎ HẦM LÒ
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Thời gian đào tạo: 2 năm
Đối tượng tuyển sinh:
- Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
- Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành;
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp :
- Kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về cơ, điện, điện tử
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò như: Quạt gió, tàu điện, tời, máng cào, băng tải…
+ Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc, cách lắp đặt các thiết bị khởi động, bảo vệ, tự động hoá và thông tin liên lạc.
+ Nêu lên được các hệ thống cung cấp điện, nước, khí và phương pháp lắp đặt.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các loại máy điện. Đọc được sơ đồ trải của máy điện một chiều và xoay chiều đơn giản.
+ Đọc được bản vẽ lắp một số bộ phận máy đơn giản và bản vẽ chi tiết máy phức tạp. Trình bày được các phương pháp lắp ghép, hệ thống dung sai lắp ghép trên bản vẽ.
+ Vận dụng được bản dung sai lắp ghép để xác định dung sai của các chi tiết thông dụng. Trình bày được nguyên lý cấu tạo, sử dụng và phương pháp bảo quản thước cặp, panme.
+ Phân biệt được tính chất và phạm vi sử dụng của các loại dầu mỡ bôi trơn thường dùng trong sửa chữa. Trình bày được quy trình bảo quản, bôi trơn và sửa chữa các loại máy mỏ hầm lò.
+ Nhận biết ký hiệu, công dụng của các loại vật liệu cơ khí, vật liệu điện; an toàn về điện cho người và thiết bị. Biết cách xử lý và cấp cứu người khi bị tai nạn điện giật và các tai nạn khác.
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đồ nghề chuyên dùng của người thợ cơ điện mỏ hầm lò.
+ Sử dụng hợp lý và chính xác các loại dụng cụ đo kiểm tra thông dụng như: thước cặp, panme, thước đo góc, căn mẫu, bàn ren, ta rô, các loại vônmét, ampemét, đồng hồ vạn năng, dụng cụ đo điện trở tiếp đất…
+ Bảo dưỡng được các loại động cơ điện đến 20 KW theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Phát hiện được các hiện tượng không bình thường, xác định được nguyên nhân và khắc phục được những hư hỏng thông thường trong các bộ phận của thiết bị cơ điện mỏ.
+ Thực hiện được việc kiểm tra, tháo lắp, điều chỉnh được các hộp điều tốc trong các máy mỏ hầm lò.
+ Điều chỉnh và sửa chữa được hệ thống phanh cơ trong các thiết bị vận tải, tàu điện, tời..
+ Chỉnh được cáp nâng gầu xúc, băng tải và máng cào chạy lệch.
+ Phân loại được các chi tiết mài mòn, lựa chọn đúng chủng loại dầu mỡ định kỳ bôi trơn hợp lý, đồng thời xác định được thời gian sửa chữa thay thế.
+ Chọn được và sử dụng hợp lý các loại cáp điện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt được hệ thống cung cấp điện hạ áp theo đúng quy phạm an toàn.
+ Làm được hệ thống tiếp đất cục bộ và tiếp đất chung cho các thiết bị.
+ Lắp đặt được hệ thống chiếu sáng cho lò cái và lò chợ.
+ Lắp được các thiết bị khởi động, thiết bị bảo vệ và tự động hoá trong mỏ hầm lò. Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố về thiết bị và điện .
+ Sơ cứu được người bị tai nạn điện giật và xử lý được các sự cố xảy ra trong mỏ.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác- Lênin, hiến pháp, pháp luật và định hướng phát triển ngành công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
+ Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, lao động có chất lượng và năng suất cao. Có trách nhiệm đối với công việc được giao, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ sản xuất.
+ Có lối sống lành mạnh, sống và làm việc theo luật pháp.
- Thể chất và quốc ghòng:
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
+ Hiểu biết một số phương pháp tập luyện phù hợp với nghề, có thói quen rèn luyện thân thể.
+ Đạt tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định của nghề đào tạo.
+ Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình giáo dục quốc phòng.
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔĐUN ĐÀO TẠO
Các môn học chung
|
1
|
Giáo dục quốc phòng
|
4
|
Chính trị
|
2
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Tin học
|
3
|
Pháp luật
|
6
|
Ngoại ngữ
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
Các môn học, môđun kỹ thuật cơ sở
|
1
|
Vẽ kỹ thuật
|
6
|
Kỹ thuật mỏ
|
2
|
Điện kỹ thuật
|
7
|
Kỹ thuật an toàn
|
3
|
Thiết bị điện
|
8
|
Kinh tế – Tổ chức sản xuất
|
4
|
Cơ kỹ thuật
|
9
|
Truyền động thuỷ lực
|
5
|
Dung sai lắp ghép
|
10
|
Vật liệu cơ khí và vật liệu điện
|
Các môn học, môđun chuyên môn nghề
|
1
|
Hàn điện - Hàn hơi
|
9
|
Thiết bị bốc xúc
|
2
|
Điện cơ bản
|
10
|
Tầu điện mỏ
|
3
|
Cung cấp điện mỏ
|
11
|
Cột và giá thuỷ lực
|
4
|
Thiết bị khoan
|
12
|
Máy điện
|
5
|
Thiết bị bơm
|
13
|
Điện mỏ
|
6
|
Máy nén khí
|
14
|
Thiết bị tự động hoá
|
7
|
Máy quạt gió
|
15
|
Cấp cứu mỏ
|
8
|
Thiết bị vận tải
|
16
|
Thông tin liên lạc mỏ
|
Các môn học/môđun đào tạo tự chọn
|
1
|
Tự động hoá đo lưu lượng gió và giám sát khí mỏ điều khiển bằng PLC.
|
4
|
Máy liên hợp đào lò
|
2
|
Thiết bị nổ mìn.
|
5
|
Máy liên hợp khấu than
|
3
|
Vẽ Autocad
|
|
|
THI TỐT NGHIỆP
STT
|
Môn thi
|
Hình thức thi
|
Thời gian thi
|
1
|
Chính trị
|
Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
|
Không quá 120 phút
|
2
|
Kiến thức, kỹ năng nghề
|
|
|
|
- Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
|
Bài thi lý thuyết và thực hành
|
Không quá 8h
|