Ngành Hệ thống thông tin quản lý
Ngành đào tạo: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (Management Information Systems)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Thời gian đào tạo: 3 năm.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về quản lý, quản trị kinh doanh, các kiến thức về hệ thống thông tin quản lý; có kỹ năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt ứng dụng tin học vào các hoạt động quản lý kinh tế và kinh doanh.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc của các lập trình viên, phân tích viên hệ thống ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, cơ quan và tổ chức.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
1
|
Triết học Mác – Lênin
|
6
|
Ngoại ngữ
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác-Lênin
|
7
|
Toán cao cấp
|
3
|
Chủ nghĩa xã hội khoa học
|
8
|
Tin học đại cương
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
9
|
Giáo dục Thể chất
|
5
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
10
|
Giáo dục Quốc phòng
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
|
a. Kiến thức cơ sở khối ngành và ngành
|
1
|
Kinh tế vi mô
|
5
|
Toán rời rạc
|
2
|
Pháp luật kinh tế
|
6
|
Kiến trúc máy tính và hệ điều hành
|
3
|
Nguyên lý kế toán
|
7
|
Hệ thống thông tin quản lý
|
4
|
Quản trị học
|
|
|
b. Kiến thức ngành
|
1
|
Cơ sở lập trình
|
4
|
Mạng máy tính và truyền thông
|
2
|
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
|
5
|
Phát triển hệ thống thông tin
|
3
|
Cơ sở dữ liệu
|
|
|
Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Kinh tế vi mô
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua việc phân tích các qui luật kinh tế cơ bản như: quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế: người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ. Từ đó sinh viên có những kiến thức cơ bản giúp họ biết cách phân tích các vấn đề về sử dụng nguồn lực một cách tối ưu trong phạm vi từng đơn vị kinh tế.
Pháp luật kinh tế
Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức và hiểu biết cơ bản về những quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; địa vị pháp lý của các doanh nghiệp; hành vi, phương thức thực hiện và các chế tài với hành vi kinh doanh; quy định về sử dụng lao động trong doanh nghiệp; các quy định về hợp đồng kinh tế; tranh chấp kinh tế và giải quyết các tranh chấp kinh tế trong hoạt động kinh doanh; phá sản doanh nghiệp.
Nguyên lý kế toán
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của kế toán: Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của kế toán, các phương pháp kế toán cơ bản như phương pháp chứng từ, phương pháp tính giá, phương pháp đối ứng tài khoản, nội dung và các hình thức tổ chức công tác kế toán.
Quản trị học
Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản trị học được vận dụng trong kinh doanh như: bản chất, đối tượng nghiên cứu, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của quản trị học. Ngoài ra nội dung học phần đi sâu nghiên cứu các chức năng của quản trị như: Quản trị sản xuất và tác nghiệp, môi trường kinh doanh, quyết định trong kinh doanh, hoạch định chiến lược và quản trị nguồn nhân lực.
Toán rời rạc
Học phần trang bị những những kiến thức nền tảng làm cơ sở cho việc học tập các môn tin học thuộc cả hai lĩnh vực phần cứng và phần mềm, bao gồm: những kiến thức cơ bản về lý thuyết tập hợp; đại số mệnh đề: Lý thuyết thuật toán; lý thuyết đồ thị hữu hạn và kỹ thuật số. Chúng còn giúp sinh viên tư duy lô-gic, rành mạch, chính xác và có cách nhìn “rời rạc hoá những quá trình liên tục”.
Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần cứng của máy tính và hệ điều hành. Nội dung của khối kiến thức kiến trúc máy tính gồm các vấn đề sau: 1- Phân loại máy tính; 2 –Kiến trúc, nguyên lý hoạt động và chức năng của các khối cơ bản thuộc phần cứng của máy tính điện tử. Nội dung khối kiến thức về hệ điều hành gồm các vấn đề: 1- Khái niệm hệ điều hành; 2- Phân loại hệ điều hành; 3- Các chức năng của hệ điều hành; 4- Các module chính của hệ điều hành; 5- Cài đặt và sử dụng một vài hệ điều hành thông dụng.
Hệ thống thông tin quản lý
Học phần cung cấp cách sử dụng và tái tổ chức lại hệ thống thông tin để khai thác hệ thống một cách hiệu quả nhằm góp phần tạo ra những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng cao và dành được lợi thế cạnh tranh. Nội dung của học phần bao gồm những vấn đề cơ bản sau đây: 1- Những khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin quản lý; 2 – Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin quản lý; 3 – Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hệ thống trong tổ chức; 4- Những phương thức hệ thống thông tin quản lý trợ giúp các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ việc ra quyết định và tạo ra lợi thế cạnh tranh; 5 – Quy trình tổ chức và phương pháp tiến hành giải quyết những vấn đề kinh doanh bằng hệ thống thông tin dựa trên cơ sở công nghệ thông tin; 6 – Nghiên cứu một vài hệ thống thông tin tiêu biểu dưới dạng các bài tập tình huống (Case Study).
Cơ sở lập trình
Cung cấp cho sinh viên những khái niệm và nguyên lý cơ bản của việc thiết kế thuật toán và lập chương trình cho máy tính. Học phần bao gồm: các kiến thức cơ bản về thuật toán và chương trình, các cấu trúc dữ liệu tiền định trong ngôn ngữ thuật toán, các kiểu cấu trúc chương trình thông dụng như cấu trúc tuần tự, cấu trúc phân nhánh, cấu trúc lặp, kỹ thuật sử dụng chương trình con – SUB – PROGRAM, phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống – Top – Down Design. Một ngôn ngữ lập trình cấp cao sẽ được sử dụng làm phương tiện để trình bày các kiến thức của học phần.
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
Học phần giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của giải thuật và các tổ chức dữ liệu – hai thành tố quan trọng nhất của một chương trình lập cho máy tính. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về giải thuật, phương pháp thiết kế giải thuật, phương pháp đánh giá độ phức tạp của giải thuật, các kiểu cấu trúc dữ liệu thông dụng và các giải thuật trên các cấu trúc dữ liệu ấy, bao gồm danh sách – List, mảng – Array, danh sách liên kết – Linked List, ngăn xếp – Stack, hàng đợi – Queue, cây – Tree và đồ thị – Graph.
Cơ sở dữ liệu
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về: tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu và cách sử dụng thông tin theo quan điểm của các nhà quản lý; cơ sở lý thuyết của mô hình dữ liệu quan hệ, kỹ thuật mô hình hoá dữ liệu và ngôn ngữ SQL, một ngôn ngữ được dùng rộng rãi để truy vấn các cơ sở dữ liệu; việc tạo lập và sử dụng các cơ sở dữ liệu nhờ hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu vừa được đánh giá là chiếm phần thị trường lớn nhất hiện nay, kỹ năng Visual Basic để xử lý dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu. Lý thuyết về kiến thức cơ sở dữ liệu để giúp sinh viên có ý thức về phương hướng phát triển của công nghệ cơ sở dữ liệu. Việc giảng dạy và học tập học phần này đòi hỏi phải thực hành với máy vi tính nên lệ thuộc rất nhiều vào số lượng và mức độ hiện đại của các phòng máy tính hiện có.
Mạng máy tính và truyền thông
Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mạng máy tính và truyền thông. Nội dung của học phần bao gồm: 1- Các đặc trưng và thành phần của các kiểu mạng như LAN, WAN, Internet…; 2- Các khái niệm liên quan đến mỗi tầng trong mô hình OSI; 3- Cách sử dụng các cấu kiện mạng như Cables, NIC, Modems Repeaters…trong quy trình thiết kế mạng; 4- Quản trị mạng. Một hệ điều hành mạng tiêu biểu sẽ được chọn lựa làm phương tiện để trình bày những kiến thức cơ bản của học phần.
Phát triển hệ thống thông tin
Học phần trình bày: khái niệm phân tích, thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin quản lý theo 5 công đoạn của chu kỳ phát triển hệ thống thông tin. Đó là: 1- Đánh giá tính khả thi của dự án xây dựng hệ thống thông tin; 2 – Phân tích hệ thống; 3- Thiết kế hệ thống thông tin quản lý; 4- Cài đặt hệ thống thông tin quản lý; 5 – Vận hành và bảo trì hệ thống thông tin quản lý. Ngoài ra nội dung học phần đi sâu nghiên cứu qui trình phát triển và những kỹ thuật cần thiết cho quá trình xây dựng một hệ thống thông tin quản lý như sử dụng mô hình BFD và DFD.