Ngành Công tác xã hội

Ngành đào tạo:           CÔNG TÁC XÃ HỘI (Social Work)

Trình độ đào tạo:        Cao đẳng

Thời gian đào tạo:       3 năm.

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

            Đào tạo cán bộ cao đẳng về Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, có sức khoẻ, có kiến thức chuyên môn Công tác xã hội và nắm vững các kỹ năng thực hành cơ bản về Công tác xã hội để giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội tự vươn lên giải quyết những khó khăn, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của chính mình. Thông qua đó, chức năng xã hội  của các cá nhân, gia đình hay cộng đồng được tăng cường và họ sẽ hoà nhập một cách nhanh chóng vào cộng đồng xã hội.

            Sinh viên tốt nghiệp sẽ làm việc tại các cơ sở, tổ chức thuộc lĩnh vực an sinh xã hội (lĩnh vực lao động xã hội, an sinh trẻ em, và gia đình ...), các lĩnh vực có liên quan như giáo dục, y tế, pháp luật, văn hoá, truyền thông cũng như các cơ quan của các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội khác.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Triết học Mác – Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

7

Xác suất - Thống kê

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

8

Nhập môn Tin học

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục thể chất

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

10

Giáo dục Quốc phòng

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

a. Kiến thức cơ sở của khối ngành

1

Dân số và môi trường

4

Tâm lý học đại cương

2

Dân tộc học

5

Xã hội học đại cương

3

Đại cương văn hoá Việt Nam

 

 

b. Kiến thức cơ sở ngành

1

Tâm lý học phát triển

4

Pháp luật và pháp chế xã hội

2

Giao tiếp xã hội

5

Hành vi con người và môi trường xã hội

3

Giới và phát triển

 

 

c. Kiến thức ngành

1

Chính sách xã hội

6

Thực hành công tác xã hội (I)

2

An sinh xã hội

7

Thực hành công tác xã hội (II)

3

Nhập môn công tác xã hội

8

Tham vấn

4

Công tác xã hội cá nhân và nhóm

9

Sức khoẻ cộng đồng

5

Tổ chức và Phát triển cộng đồng

10

Quản trị ngành Công tác xã hội

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Dân số và môi trường

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quan về dân số và mối quan hệ giữa dân số với môi trường và phát triển bền vững. Nội dung bao gồm: Các khái niệm cơ bản về dân số và môi trường; Quan hệ Dân số - Môi trường; Dân số với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Vấn đề gia tăng dân số và ô nhiễm môi trường; Công tác bảo vệ môi trường.

Dân tộc học    

Học phần giới thiệu sơ lược kiến thức dân tộc học với những nội dung: Lịch sử hình thành và phát triển của Dân tộc học trên thế giới và Việt Nam; Các trường phái chính trong Dân tộc học; Các chủng tộc trên thế giới (định nghĩa các đặc điểm phân loại, sự phân bố chủng tộc); Các ngữ hệ thế giới; Các tiêu chí xác định thành phần tộc người và cộng đồng người của các thể chế khác nhau; Sự phân kỳ xã hội nguyên thuỷ; Các hình thức tôn giáo sơ khai.

Đại cương văn hoá Việt Nam

Học phần giúp sinh viên có đựoc hiểu biết cơ bản về văn hoá Việt Nam. Nội dung bao gồm: Khái niệm về văn hoá và các khái niệm khác; Thành tố văn hoá và chức năng của văn hoá; văn hoá Việt Nam; Tiến trình văn hoá Việt Nam và đặc điểm văn hoá truyền thống Việt Nam.

Tâm lý học đại cương

Học phần giúp sinh viên có hiểu biết cơ bản về tâm lý con người. Nội dung bao gồm: Tâm lý học và ứng dụng tâm lý học; Một số khái niệm cơ bản của tâm lý học; Các hiện tượng tâm lý; Quá trình tâm lý (cảm giác, tri giác, tư duy) và trạng thái tâm lý (xúc cảm, tình cảm); Nhân cách và sự phát triển nhân cách con người.

Xã hội học đại cương

Học phần giới thiệu một số kiến thức lý luận, phưong pháp luận nghiên cứu xã hội, các kỹ thuật nghiên cứu xã hội học và một số chuyên ngành, từ đó nâng cao hiểu biết về đời sống xã hội con người, biết vận dụng kiến thức xã hội học vào thực tiễn nghề nghiệp một cách có hiệu quả. Nội dung bao gồm: Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của xã hội học; Một số phạm trù khái niệm cơ bản; Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Một số phạm trù khái niệm cơ bản; Phương pháp nghiên cứu xã hội học; Một số lĩnh vực chuyên biết của xã hội học.

Tâm lý học phát triển

Học phần giới thiệu những kiến thức cơ bản về sự phát triển tâm lý trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Nội dung bao gồm: Một số quan điểm về sự phát triển tâm lý theo lứa tuổi; Các nguyên lý phát triển tâm lý; Đặc điểm tâm lý ở từng giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển.

Giao tiếp xã hội

Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông và giao tiếp, bao gồm các nội dung cụ thể như: Quá trình giao tiếp; Các thành tố của quá trình giao tiếp như môi trường giao tiếp, yếu tố văn hoá trong giao tiếp, đặc điểm giao tiếp; Vấn đề truyền thông trong nhóm nhỏ và nhóm lớn, truyền thông đại chúng; Các kỹ năng của giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở ...; Sự tự nhận thức của cá nhân đối với hiệu quả của giao tiếp.

Giới và phát triển       

Học phần cung cấp những nội dung kiến thức hiểu biết về vấn đề giới và mối quan hệ của vấn đề giới với sự phát triển bền vững. Nội dung bao gồm: Vai trò trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong phát triển xã hội; Sự cân bằng bình đẳng của hai giới trong xã họi; Vai trò của phụ nữ trong phát triển bền vững; Các chính sách kinh tế -xã hội cũng như các chương trình dịch vụ liên quan đến sự tăng cường năng lực cho phụ nữ và bảo vệ phụ nữ.

Pháp luật và pháp chế xã hội

Học phần bao gồm: Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước; Những vấn đề có liên quan đến pháp luật; Quy phạm pháp luật; Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; Ý thức pháp luật; Các ngành luật cơ bản liên quan tới lĩnh vực an sinh xã hội; Vấn đề về pháp chế; Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của pháp chế; Nội dung của pháp chế; Tăng cường pháp chế trong giai đoạn hiện nay.

Hành vi con người và môi trường xã hội

Học phần cung cấp cho sinh viên các lý thuyết, các khái niệm về hành vi xã hội của con người trong sự tương tác với môi trường xung quanh, có xem xét hành vi của con người trong một hệ thống cá nhân, gia đình, nhóm và xã hội.

Chính sách xã hội      

Học phần giới thiệu một số lý luận cơ sở về chính sách xã hội với các chính sách khác, cũng như những nội dung cơ bản của chính sách xã hội hiện nay ở Việt Nam và vận dụng vào quá trình triển khai các chính sách xã hội nói chung và an sinh xã hội nói riêng.

An sinh xã hội

Học phần giúp cho sinh viên hiểu được các vấn đề xã hội, vai trò, vị trí của an sinh xã hội trong giải quyết các vấn đề xã hội. Nội dung bao gồm: Khái niệm an sinh xã hội; Các chương trình, dịch vụ xã hội; Mối quan hệ giữa an sinh xã hội và công tác xã hội; Cơ cấu hệ thống tổ chức, chính sách, chương trình an sinh và các dịch vụ an sinh xã hội; An sinh xã hội với việc giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhập môn nhân học xã hội    

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về Công tác xã hội: Quá trình hình thành và phát triển công tác xã hội như một khoa học; Triết lý của công tác xã hội; Các quan điểm, giá trị của công tác xã hôi; Các quy định đạo đức trong Công tác xã hội; Vai trò, chức năng cơ bản của công tác xã hội; Các lĩnh vực hoạt động của công tác xã hội; Cơ quan, tổ chức làm công tác xã hội; Yêu cầu đối với cán bộ xã hội chuyên nghiệp.

Công tác xã hội cá nhân và nhóm

Học phần cung cấp những kỹ năng cơ bản trong quá trình giúp đỡ cá nhân, gia đình và nhóm giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Nội dung bao gồm: Khái niệm, mục đích của công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm: tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm; Vai trò của người điều phối nhóm và một số kỹ năng cần thiết trong thực hiện công tác xã hội cá nhân và nhóm.

Tổ chức và phát triển cộng đồng.

Học phần cung cấp những kỹ năng cơ bản tỏng quá trình giúp đỡ cộng đồng yếu kém thông qua phương pháp phát triển cộng đồng. Nội dung bao gồm: Khái niệm phát triển và phát triển cộng đồng; Phát triển cộng đồng trong bối cảnh Việt Nam; Tiến trình phát triển cộng đồng; Nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng; Vai trò, trách nhiệm của cộng tác viên cộng đồng; Các công cụ, phương pháp kỹ thuật tỏng đánh giá cộng đồng; Xây dựng và quản lý dự án cộng đồng.

Thực hành công tác xã hội I  

Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cá nhân, gia đình, nhóm đã được học trên lớp vào thực tiễn. Nội dung bao gồm các kỹ năng: Tiếp cận đối tượng (thân chủ); Thu thập thông tin; Nhận diện vấn đề; Lên kế hoạch giúp đỡ thân chủ; Tạo lập mối quan hệ; Vấn đàm; Lắng nghe...; Ghi chép tiến trình; Lập hồ sơ xã hội; Tổ chức và điều phối các hoạt động nhóm.

Thực hành công tác xã hội II

Học phần giúp sinh viên áp dụng những kiến thức, phương pháp giúp đỡ cộng đồng đã được học trên lớp vào thực tiễn. Sinh viên được thực hành các kỹ năng: Quan sát cộng đồng, mô tả và phân tích cộng đồng; Phát hiện các trở ngại và tiềm năng cộng đồng; Xây dựng dự án và điều phối chương trình phát triển cộng đồng.

Tham vấn

Học phần cung cấp các kiến thức cơ bản trong tham vấn nhằm giúp sinh viên vận dụng trong quá trình giúp đỡ các nhóm đối tượng. Nội dung bao gồm: Ý nghĩa, vai trò của tham vấn trong Công tác xã hội; Yêu cầu về đạo đức, nguyên tắc nghề nghiệp trong tham vấn; Quá trình tham vấn và các kỹ năng cơ bản trong tham vấn.

Sức khoẻ cộng đồng

Học phần hướng tới những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bao gồm các nội dung: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu; Vệ sinh tâm thần; Sơ cứu ban đầu; Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử trí một cấp cứu thường gặp; Một số bệnh xã hội: lao, bướu, HIV/AIDS, ... (nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa)

Quản trị ngành Công tác xã hội         

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị văn phòng trong Công tác xã hội. Nội dung bao gồm: Khái niệm quản trị; Quản lý cán bộ hành chính; Quản lý tài chính trong cơ sở; Quản lý dự án tại cơ sở.

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]