Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
-
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2024
********
- Tên trường:Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Mã trường: DMT
- Trụ sở chính: Số 41A, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
- Phân hiệu: Số 04, đường Trần Phú, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Website Trường:www.hunre.edu.vn;
- Website Phân hiệu Thanh Hóa:http://tnmt.edu.vn/.
- Cổng thông tin tuyển sinh:www.tuyensinh.hunre.edu.vn
- Facebook: facebook.com/ FanpageHunre
Tham khảo:
TRÍCH ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2024:
I. Thông tin tuyển sinh đào tạo trình độ đại học năm 2024
1. Tuyển sinh chính quy trình độ đại học
1.1. Đối tượng tuyển sinh
Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trình độ trung cấp (trong đó, người tốt nghiệp trình độ trung cấp chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn) hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài (đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT Việt Nam) ở nước ngoài hoặc Việt Nam (sau đây gọi chung là tốt nghiệp THPT).
1.2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong phạm vi toàn quốc
1.3. Phương thức và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương thức 2: Xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đối với thí sinh đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Thí sinh học ba năm và tốt nghiệp bậc THPT tại các Trường THPT chuyên.
+ Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL IBT từ 64/120 điểm hoặc IELTS từ 5.0/9.0 trở lên do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT.
+ Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi ba năm: Lớp 10, lớp 11, lớp 12.
- Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ THPT).
- Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024.
- Phương thức 6: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.
1.4. Căn cứ xét tuyển (trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Căn cứ xét tuyển nguyện vọng của thí sinh theo thứ tự như sau:
- Căn cứ xét tuyển 01: Phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ xét tuyển 02: Phương thức xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Căn cứ xét tuyển 03: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
- Căn cứ xét tuyển 04: Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập bậc THPT (Học bạ THPT).
- Căn cứ xét tuyển 05: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024.
- Căn cứ xét tuyển 06: Phương thức xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024.
1.5. Chỉ tiêu tuyển sinh
1.6. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: Nhà trường công bố điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo tổ hợp, đối với thí sinh xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Anh phải đạt điều kiện điểm tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển không nhỏ hơn 5,00/ thang điểm 10 (tối thiểu ≥ 5,00/10).
- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải đạt điều kiện tổng điểm bài thi đánh giá năng lực (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) không nhỏ hơn 75/ thang điểm 150 (tối thiểu ≥ 75/150).
- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào phải đạt điều kiện tổng điểm bài thi đánh giá năng lực (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) không nhỏ hơn 50/ thang điểm 100 (tối thiểu ≥ 50/100).
- Đối với thí sinh xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ) như sau:
+ Ngành ngôn ngữ Anh: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng của các đầu điểm gồm điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18,00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính) trong đó điều kiện bắt buộc điểm môn tiếng Anh (Môn chính) là điểm trung bình cộng các đầu điểm TB năm lớp 11; HK1 lớp 12 không nhỏ hơn 7,00/ thang điểm 10 (điểm tối thiểu ≥ 7,00/10).
+ Các ngành đào tạo khác: Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào là tổng điểm trung bình cộng của các đầu điểm gồm điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển được làm tròn đến hai chữ số thập phân không nhỏ hơn 18,00 điểm (không cộng điểm ưu tiên, không nhân hệ số môn chính).
- Đối với thí sinh đủ điều kiện xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường: Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tính theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hoặc theo kết quả học tập THPT (Học bạ) đối với ngành có nguyện vọng xét tuyển đặc cách.
1.7. Tổ chức tuyển sinh năm 2024
- Để đăng ký xét tuyển (sau đây gọi là ĐKXT) tại Trường đợt 1 (đợt chính thức) tất cả thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chi tiết về cách thức và thời gian đăng ký thí sinh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được công nhận trúng tuyển khi có kết quả trúng tuyển chính thức từ quy trình xét nguyện vọng toàn quốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với thí sinh thuộc diện quy định phải khai báo thông tin xét tuyển tại Trường (chi tiết xem theo quy định cụ thể của từng phương thức xét tuyển tại mục 1.7.1 bên dưới) sẽ phải thực hiện thêm bước khai báo toàn bộ thông tin ĐKXT tại hệ thống tuyển sinh của Trường trùng khớp, chính xác với thông tin ĐKXT trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xét tuyển (nếu thiếu một trong hai bước thí sinh sẽ không được xét tuyển nếu không cung cấp cho hệ thống đầy đủ thông tin hợp lệ để xét tuyển theo quy định).
- Thời gian tổ chức công tác tuyển sinh năm 2024 Nhà trường sẽ ban hành cụ thể trong các Đề án tuyển sinh, Hướng dẫn tuyển sinh, Thông báo tuyển sinh ... tiếp theo sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn công tác tuyển sinh và thời gian tổ chức công tác tuyển sinh năm 2024.
- Để đảm bảo kết quả và quyền lợi của mình, thí sinh chú ý theo dõi và thực hiện theo các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh được nhà trường liên tục cập nhật sớm và chính xác tại website: www.hunre.edu.vn ; www.tuyensinh.hunre.edu.vn. Cụ thể như sau:
1.7.1. Thông tin các phương thức tuyển sinh đợt 1 năm 2024
a) Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo
- Thí sinh thuộc diện được Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định trong Đề án tuyển sinh (mục 1.10) phải thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đó nộp hồ sơ ĐKXT trực tiếp tại Trường theo quy định như sau:
+ Hồ sơ ĐKXT thẳng, ưu tiên xét tuyển bao gồm:
> 01 phiếu đăng ký xét tuyển thẳng hoặc phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển đầy đủ các thông tin xét tuyển theo mẫu quy định của BGD&ĐT có chữ ký của thí sinh;
> 01 phong bì ghi rõ họ tên người nhận, địa chỉ liên lạc, số điện thoại của thí sinh và phụ huynh để nhà trường gửi giấy báo kết quả thí sinh trúng tuyển;
> 01 bộ hồ sơ công chứng giấy tờ chứng minh diện xét tuyển như sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế hoặc các loại giấy tờ chứng nhận thuộc các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác theo đúng quy định;
> 01 bản sao có công chứng học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;
> 01 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);
> 01 bản sao Căn cước công dân;
- Sau khi trúng tuyển, thí sinh phải nộp bản chính giấy chứng nhận đoạt giải hoặc các loại giấy tờ khác theo yêu cầu trong Quyết định trúng tuyển để xác nhận nhập học trong thời gian quy định (thời gian tính theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện bằng thư chuyển phát nhanh).
b) Phương thức 2: Xét tuyển đặc cách theo quy định của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội áp dụng đối với các thí sinh sau:
- Thí sinh học ba năm và tốt nghiệp THPT tại các Trường THPT chuyên.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT và có chứng chỉ Tiếng Anh TOEFL IBT từ 64/120 điểm hoặc IELTS từ 5.0/9.0 trở lên do cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp còn thời hạn hiệu lực sử dụng tính đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT.
- Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt học lực giỏi cả 3 năm THPT: Lớp 10, lớp 11, lớp 12.
- Thí sinh được xét trúng tuyển đặc cách khi đạt đủ điều kiện ĐKXT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (theo điểm thi hoặc điểm Học tập THPT). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu, Nhà trường xét từ cao xuống thấp theo điểm kết quả học tập môn Toán năm lớp 12 trong Học bạ THPT.
- Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT Đặc cách phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:
+ Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;
+ Học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;
+ Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);
+ Chứng chỉ tiếng Anh hoặc xác nhận chứng chỉ có giá trị tương đương của đơn vị cấp chứng chỉ còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ ĐKXT (đối với thí sinh xét tuyển đặc cách theo chứng chỉ tiếng Anh);
+ Căn cước công dân;
c) Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thí sinh thực hiện ĐKXT qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hình thức, thời gian tổ chức tuyển sinh, nhập học theo quy định và lịch tổ chức công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
d) Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả học tập THPT (Học bạ) sử dụng kết quả học tập lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12.
- Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp. Trường hợp cuối danh sách nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn. Nếu số trúng tuyển vẫn còn vượt chỉ tiêu thì sẽ lấy từ cao xuống thấp theo điểm môn chính trong tổ hợp môn xét tuyển có điểm cao nhất.
- Thí sinh kiểm tra thông tin xét tuyển (thông tin cá nhân, điểm, diện ưu tiên..) và đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:
+ Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;
+ Học bạ THPT hoặc bản xác nhận kết quả, quá trình học tập có đủ thông tin để ĐKXT và dấu xác nhận của trường THPT theo học;
+ Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);
+ Căn cước công dân;
- Cách tính điểm xét tuyển theo kết quả Học bạ THPT:
Điểm xét tuyển được tính theo thang điểm 30 là tổng điểm trung bình cộng điểm các môn học thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả học tập THPT (tổng các điểm trung bình cộng điểm TB cả năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 theo tổ hợp môn) cộng với điểm ưu tiên theo khu vực ưu tiên và đối tượng ưu tiên tuyển sinh (nếu có).
ĐXT = ĐTB xét tuyển Môn 1 + ĐTB xét tuyển Môn 2 + ĐTB xét tuyển Môn 3 + ĐƯT
Trong đó: ĐTB xét tuyển Môn 1/2/3 = (ĐTB môn cả năm lớp 11 + ĐTB môn kỳ 1 lớp 12)/2; - ĐƯT = Điểm KVƯT + Điểm ĐTƯT (nếu có)
e) Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024
- Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp (điểm xét tuyển là điểm thi Đánh giá năng lực không tính điểm ưu tiên). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
- Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT theo kết quả thi Đánh giá năng lực phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:
+ Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh;
+ Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024;
+ Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);
+ Căn cước công dân;
f) Phương thức 6: Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024
- Thí sinh được xét tuyển theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp (điểm xét tuyển là điểm thi Đánh giá tư duy không tính điểm ưu tiên). Trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.
- Sau khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh ĐKXT theo kết quả thi Đánh giá tư duy phải khai báo thông tin tuyển sinh qua kênh thông tin tuyển sinh của Nhà trường (hình thức khai báo nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo) gồm các thông tin sau:
+ Thông tin cá nhân, thông tin xét tuyển của thí sinh; (Thí sinh nhập thông tin, minh chứng theo hướng dẫn tại: tuyensinh.hunre.edu.vn)
+ Giấy chứng nhận kết quả thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024;
+ Bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2023 trở về trước);
+ Căn cước công dân;
1.7.2. Hình thức khai báo thông tin ĐKXT tại Trường (sau khi đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển hợp lệ trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
a) Đối với phương thức Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục & Đào tạo thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT trực tiếp tại địa chỉ:
- Trụ sở chính: Số 41A, đường Phú Diễn, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Hoặc tại Phân hiệu Thanh Hóa: Số 04, đường Trần Phú, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
b) Đối với các phương thức xét tuyển khác: Nhà trường sẽ quy định cụ thể trong các thông báo, hướng dẫn tuyển sinh tiếp theo.
1.8. Các thông tin tuyển sinh khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường
- Mã trường: DMT
- Thông tin tổ hợp môn xét tuyển các ngành
Tổ hợp
|
Môn xét tuyển
|
Tổ hợp
|
Môn xét tuyển
|
A00
|
Toán, Vật lý, Hóa học
|
D01
|
Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
|
A01
|
Toán, Vật lý, Tiếng Anh
|
D07
|
Toán, Hóa học, Tiếng Anh
|
A07
|
Toán, Lịch sử, Địa lý
|
D08
|
Toán, Sinh học, Tiếng Anh
|
B00
|
Toán, Hóa học, Sinh học
|
D15
|
Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
|
C00
|
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
|
|
|
- Thí sinh ĐKXT các mã ngành thuộc trụ sở chính (Hà Nội) sẽ học tại Hà Nội và các mã ngành thuộc phân hiệu Thanh Hóa sẽ học tại tỉnh Thanh Hóa. Nhà trường không phân ngành học theo nơi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
- Tất cả thí sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 qua Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (chi tiết về cách thức và thời gian đăng ký thí sinh thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và được công nhận trúng tuyển khi có kết quả trúng tuyển chính thức từ quy trình xét nguyện vọng toàn quốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối với thí sinh thuộc diện quy định phải khai báo thông tin xét tuyển tại Trường (chi tiết xem theo quy định cụ thể của từng phương thức xét tuyển tại mục 1.7.1) phải thực hiện thêm bước khai báo toàn bộ thông tin ĐKXT tại hệ thống tuyển sinh của Trường trùng khớp, chính xác với thông tin ĐKXT trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo để được xét tuyển.
- Trong một đợt xét tuyển và theo cùng một phương thức xét tuyển, sau khi đã nộp hồ sơ ĐKXT thí sinh chỉ được thay đổi điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian quy định của BGD&ĐT và Nhà trường cho từng phương thức xét tuyển.
- Điểm trúng tuyển được xác định để số lượng tuyển được theo từng ngành đào tạo phù hợp với số lượng chỉ tiêu đã công bố, không thấp hơn ngưỡng đầu vào. Đối với một ngành đào tạo tất cả thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo điểm xét tuyển không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét ở cuối danh sách Nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng (để xét chọn những thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn) và một số tiêu chí phụ khác được quy định cụ thể theo từng phương thức xét tuyển.
- Nhà trường không tính mức điểm chênh lệch giữa các tổ hợp môn xét tuyển.
- Điểm xét tuyển được tính theo thang điểm 30, là tổng điểm các bài thi/môn theo thang điểm 10 của tổ hợp môn xét tuyển tương ứng theo từng ngành đào tạo cộng với điểm ưu tiên (nếu có) và được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Đối với các phương thức không tính theo thang điểm 30 (nếu có) có sử dụng điểm ưu tiên thì điểm ưu tiên được quy đổi theo hệ số tương ứng (hệ số được tính bằng tổng thang điểm phương thức đó chia cho 30).
- Nhà trường không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ và điểm thi tốt nghiệp THPT được bảo lưu các năm trước theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
- Đối với tuyển sinh đại học chính quy đợt 01 năm 2024, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học theo quy định của BGD&ĐT bằng cách xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống cổng nghiệp vụ tuyển sinh của BGD&ĐT sau đó nhập học tại Trường. Đối với các đợt bổ sung thí sinh thực hiện xác nhận nhập học và nhập học theo quy định và hướng dẫn của Nhà trường. Thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở trường khác. Quá thời hạn nhập học, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác trong các đợt bổ sung (nếu có).
- Xử lý rủi ro về kết quả tuyển sinh: Kết quả của thí sinh được công bố dựa trên dữ liệu kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kết quả học tập trung học phổ thông, dữ liệu điểm thi đánh giá năng lực, tư duy và các cơ sở dữ liệu xét tuyển khác do hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thí sinh cung cấp. Thí sinh phải kiểm tra, rà soát thông tin tuyển sinh của mình trước khi nhập học, nếu có sai sót phải liên hệ Nhà trường trong thời gian công bố trúng tuyển và tổ chức nhập học để được Nhà trường và các bên có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết theo quy định. Sau khi đã đồng ý xác nhận nhập học vào Trường thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả tuyển sinh của mình.
1.9. Quy định về khu vực, đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh
Theo quy định hiện hành về khu vực, đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10. Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển
1.10.1. Đối tượng được xét tuyển thẳng
Hiệu trưởng xem xét và quyết định xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với các đối tượng sau:
a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT;
b) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng và đã tốt nghiệp THPT.
c) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cử đi; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng và đã tốt nghiệp THPT.
d) Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học):
- Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
- Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
1.10.2. Đối tượng được ưu tiên xét tuyển
Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT thì Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho vào học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi đã đoạt giải.
1.11. Lệ phí xét tuyển
Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT thí sinh thực theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương về việc nộp lệ phí nguyện vọng ĐKXT qua hệ thống phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.12. Học phí với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm:
- Học phí đang áp dụng hiện nay: Từ 294.700 đ/tín chỉ đến 351.900 đ/tín chỉ theo quy định của từng ngành đào tạo.
- Lộ trình tăng học phí tối đa năm 2024 theo nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021.
1.13. Tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm 2024
- Nhà trường sẽ thông báo tuyển sinh bổ sung các đợt tiếp theo (nếu có) ngay sau khi kết thúc nhập học đợt 1 (thời gian tuyển sinh đợt 1 năm 2024 theo lịch tổ chức tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trên website và Cổng thông tin tuyển sinh của Trường.
- Điểm nhận hồ sơ ĐKXT các đợt bổ sung của từng phương thức không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1 theo từng ngành đào tạo.