ĐẠI HỌC » TP.Hà Nội

Học viện Ngân hàng

-
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2025
*********
 
- Tên trường: HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
- Trụ sở chính: (Mã trường NHH)
  Số 12 Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Phân hiệu Bắc Ninh: (Mã trường NHB)
  Số 331 đường Ngô Gia Tự, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh.
- Phân hiệu Phú Yên: (Mã trường NHP)
   Số 441 đường Nguyễn Huệ, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
- Số điện thoại liên hệ tuyển sinh: 0243.8526417
- E-mail: truyenthong@hvnh.edu.vn
- Trang thông tin điện tử: http://hvnh.edu.vn
 
 
1. Đối tượng, điều kiện tuyển sinh
Học viện Ngân hàng (NHH) tuyển sinh các đối tượng đáp ứng quy định theo Quy chế tuyển sinh của Học viện ban hành kèm theo Quyết định số 3892/QĐ-HVNH ngày 30/12/2022 của Giám đốc Học viện (sau đây gọi tắt là Quy chế tuyển sinh).
2. Phạm vi tuyển sinh.
Học viện Ngân hàng (NHH) tuyển sinh trong phạm vi cả nước.
3. Phương thức tuyển sinh:
Học viện Ngân hàng tổ chức xét tuyển vào đại học chính quy với các phương thức như dưới đây. Các phương thức được quy đổi chung về thang điểm 30
3.1. Xét tuyển thẳng
Học viện Ngân hàng xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo trình độ đại học hệ chính quy các đối tượng quy định tại Quy chế tuyển sinh, cụ thể như sau:
1) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào các ngành, chương trình do HVNH quy định trong Đề án tuyển sinh hàng năm.
2) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GDĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển thẳng.
3) Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành của HVNH nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
3.2. Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT
Học viện dự kiến dành 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển trên.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên năng lực học tập của thí sinh căn cứ vào kết quả học tập trong 03 năm học THPT.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có điểm trung bình cộng 03 năm học (năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12) của từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển
Xem chi tiết tại ĐỀ ÁN TUYỂN SINH
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
3.3 Xét tuyển dựa trên Chứng chỉ quốc tế
Học viện dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên năng lực tư duy, năng lực ngoại ngữ và kết quả học tập của thí sinh.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có học lực Giỏi năm lớp 12 và có một trong các chứng chỉ sau (chứng chỉ còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển):
+ Chứng chỉ SAT từ 1200 điểm trở lên.
+ Chứng chỉ IELTS (Academic) đạt từ 6.0 trở lên.
+ Chứng chỉ TOEFL iBT từ 72 điểm trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển
Xem chi tiết tại ĐỀ ÁN TUYỂN SINH
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
3..4. Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực
Học viện dự kiến dành 15% tổng chỉ tiêu cho phương thức này.
3.4.1. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT năm 2025.
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm V-SAT của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 300 trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển:
Xem chi tiết tại ĐỀ ÁN TUYỂN SINH
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
3.4.2. Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA)
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội (HSA)
b) Điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội HSA đạt từ 85 điểm trở lên.
c) Cách tính điểm xét tuyển
Xem chi tiết tại ĐỀ ÁN TUYỂN SINH
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
3.5. Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2025
Học viện dự kiến dành 45% chỉ tiêu cho phương thức này.
a) Tiêu chí xét tuyển: Dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2025.
b) Điều kiện xét tuyển (ngưỡng đảm bảo chất lượng): Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2025 của các môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2025).
c) Cách tính điểm xét tuyển
- Với các chương trình Chất lượng cao: Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 40, trong đó nhân đôi điểm đối với môn Toán, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1x2 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
- Với các chương trình đào tạo còn lại (bao gồm các chương trình chuẩn và chương trình liên kết quốc tế): Điểm xét tuyển được tính trên thang điểm 30, cụ thể:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên
Trong đó:
+ M1, M2, M3: là điểm thi THPT 2025 của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển. Đối với các tổ hợp có môn Toán, quy ước M1 là môn Toán.
+ Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.
d) Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh:
Chỉ tiêu tuyển sinh, mã xét tuyển, tổ hợp xét tuyển:
5. Ngưỡng đầu vào:
- Đối với phương thức xét tuyển bằng điểm thi THPT 2025 (Phương thức 5): Thí sinh có tổng điểm thi THPT 2025 của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Học viện (sẽ thông báo sau khi có kết quả thi THPT 2025).
- Đối với các phương thức xét tuyển khác, ngưỡng đảm bảo chất lượng là điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển tương ứng với từng phương thức xét tuyển.
6. Các thông tin cần thiết khác:
- Điểm xét tuyển thực hiện theo quy định trong Đề án tuyển sinh. Học viện Ngân hàng áp dụng chung một mức điểm xét tuyển giữa các tổ hợp cho từng chương trình đào tạo.
- Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ: ưu tiên thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn.
7. Tổ chức tuyển sinh:
Về thời gian, hình thức, điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển, Học viện Ngân hàng áp dụng theo Quy chế tuyển sinh, Hướng dẫn của Bộ GDĐT và Đề án này.
Với phương thức xét tuyển 2 và phương thức xét tuyển 3, Học viện sẽ thu hồ sơ trên cổng thông tin xét tuyển của Nhà trường để thu thập, xử lý dữ liệu, tính điểm xét tuyển và đưa lên Cổng thông tin của Bộ GDĐT để xét tuyển chung. Thời gian thu hồ sơ với hai phương thức trên dự kiến kéo dài trong 2 tuần và bắt đầu từ tuần cuối tháng 5 (sau khi thí sinh kết thúc chương trình THPT)
8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển:
Học viện Ngân hàng áp dụng theo Quy chế tuyển sinh và được công bố hướng dẫn chi tiết tại trang thông tin điện tử của Nhà trường tại địa chỉ hvnh.edu.vn
9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển.
- Với lệ phí xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, Học viện Ngân hàng thực hiện mức thu chung như với các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.
- Với lệ phí xử lý dữ liệu trên hệ thống xét tuyển của Học viện đối với phương thức 2 và phương thức 3, Nhà trường thu mức lệ phí 200,000 đồng đối với mỗi hồ sơ thí sinh.
10.Học phí dự kiến với sinh viên chính quy.
Học phí dự kiến cho năm học 2025-2026 như sau:
+ Các chương trình đào tạo chuẩn: Học viện Ngân hàng áp dụng theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/08/2021 của Chính phủ về việc quy định cơ cấu thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức học phí dự kiến là:
- Khối ngành III (Kinh doanh quản lý và pháp luật): 785.000đ/tín chỉ, tương đương khoảng 26,5 triệu đồng/năm học
- Khối ngành V (Công nghệ thông tin) : 830.000đ/tín chỉ, tương đương khoảng 28  triệu đồng/năm học
- Khối ngành VII (Nhân văn, KH xã hội và hành vi) : 800.000đ/tín chỉ, tương đương khoảng 27 triệu đồng/năm học
+ Chương trình đào tạo chất lượng cao: 1.113.000đ/tín chỉ, tương đương khoảng 40 triệu đồng/năm học.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ): Sinh viên học tập 03 năm tại Học viện Ngân hàng và năm cuối học chương trình của Đại học CityU (Seattle) để cấp song bằng (nhận 01 bằng cử nhân chính quy do Học viện Ngân hàng cấp và 01 bằng đại học trường Đại học CityU, Hoa kỳ cấp). Học phí cho khóa học 04 năm tại Việt Nam là 380 triệu đồng, trong đó học phí trong 03 năm đầu là 50 triệu VNĐ/năm, năm cuối cùng là 230 triệu VNĐ; trong trường hợp sinh viên học năm thứ tư tại Hoa Kỳ thì mức học phí sẽ căn cứ theo học phí của trường đối tác. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 50 triệu đồng.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh): Sinh viên học 4 năm tại Việt Nam được cấp 02 bằng ( 01 bằng ĐH chính quy do HVNH cấp và 01 bằng ĐH của Đại học Sunderland cấp). Học phí 340 triệu đồng/4 năm trong đó: năm 01 học phí là 50 triệu VNĐ; năm 2 và năm 3 học phí là 80 triệu VNĐ/năm và học phí năm cuối tại Học viện Ngân hàng là 130 triệu VNĐ. Sinh viên có thể lựa chọn học tập năm cuối tại trường ĐH Sunderland, học phí năm cuối sẽ được quy định và công bố bởi trường ĐH Sunderland. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.0 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 50 triệu đồng.
+ Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học Coventry, Vương quốc Anh): Sinh viên học 4 năm tại Việt Nam các ngành Ngân hàng & Tài chính quốc tế, Kinh doanh quốc tế được cấp 02 bằng (01 bằng ĐH chính quy do HVNH cấp và 01 bằng ĐH của Đại học Coventry cấp); sinh viên học tập ngành Marketing số được cấp 01 bằng của Đại học Coventry (Top 40 UK). Học phí 340 triệu đồng/4 năm trong đó: năm 01 học phí là 50 triệu VNĐ; năm 2 và năm 3 học phí là 80 triệu VNĐ/năm và học phí năm cuối tại Học viện Ngân hàng là 130 triệu VNĐ. Sinh viên có thể lựa chọn học tập năm cuối tại trường ĐH Coventry, học phí năm cuối sẽ được quy định và công bố bởi trường ĐH Coventry. Với những thí sinh đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS từ 6.5 sẽ vào thẳng năm thứ 2 và học phí được giảm là 50 triệu đồng.
11.Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm. 
Học viện Ngân hàng tuyển sinh theo kế hoạch tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong đó đợt 1 xét tuyển chung với tất cả các trường trên cả nước. Trong trường hợp thiết chỉ tiêu, Nhà trường có thể xét tuyển bổ sung sau khi kết thúc đợt xét tuyển đầu tiên

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang