SỬA CHỮA ĐIỆN MÁY CÔNG TRÌNH
-
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình và mối liên hệ với hệ thống điện điều khiển;
+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện trên máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công trình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;
+ Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
+ Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điện máy công trình thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tháo lắp, các thiết bị đo kiểm và thiết bị chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện máy công trình;
+ Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện điều khiển trên các loại máy công trình;
+ Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống điện trên các máy công trình thông dụng;
+ Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén được điều khiển bằng điện, điện tử;
+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật hệ thống điện điều khiển trên các máy công trình thông dụng;
+ Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghề có thể làm việc:
+ Tự mở xưởng làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điện máy công trình;
+ Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng điện máy công trình trong nước cũng như hợp tác lao động Quốc tế;
+ Kinh doanh cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật liệu điện máy công trình.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Vật liệu điện
- Điện kỹ thuật
- Vẽ điện
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
- Hàn thiếc cơ bản
- Nguội cơ bản
- Điện tử cơ bản trên máy công trình
- Chuẩn bị làm việc
- Kỹ thuật chung về máy công trình
- Cấu tạo và hoạt động của động cơ Diezel
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống thủy lực trên máy công trình
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống điện cơ trên máy công trình
- Bảo dưỡng- Sửa chữa hệ thống cung cấp điện
- Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống điện khởi động
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ bằng mô tơ ga.
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển khí nén
- Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu - cảnh báo
- Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố
- Sửa chữa hệ thống thủy lực và khí nén
- Thử máy sau sửa chữa
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Hiểu được sơ đồ cấu tạo chung của các hệ thống trên máy công trình và mối liên hệ với hệ thống điện điều khiển;
+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và nguyên lý làm việc của các hệ thống điện trên máy công trình thông dụng như San, Lu, Xúc, Ủi, Cần trục và một số máy công trình khác để bảo dưỡng và sửa chữa;
+ Giải thích được cấu trúc cơ bản, chức năng, nhiệm vụ và các thông số kỹ thuật cơ bản của các cơ cấu, bộ phận điều khiển điện, điện tử và thực hiện bảo dưỡng trên các máy thi công xây dựng thông dụng;
+ Xác định được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn để đánh giá các mức độ hư hỏng và đề xuất ra phương án bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống điện máy công trình thông dụng khi được cung cấp tài liệu kèm theo.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo dụng cụ tháo lắp, các thiết bị đo kiểm và thiết bị chẩn đoán hư hỏng hệ thống điện máy công trình;
+ Đọc và phân tích được các sơ đồ mạch điện điều khiển trên các loại máy công trình;
+ Thực hiện được công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống điện trên các máy công trình thông dụng;
+ Thực hiện được các công việc kiểm tra, xác định được tình trạng kỹ thuật để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận trong các cơ cấu, hệ thống cơ khí, thủy lực và khí nén được điều khiển bằng điện, điện tử;
+ Chẩn đoán được tình trạng kỹ thuật hệ thống điện điều khiển trên các máy công trình thông dụng;
+ Làm được một số công việc cơ bản của người thợ nguội, thợ hàn, thợ sửa chữa phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa;
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3- Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề, học sinh có thể làm việc:
+ Tự mở xưởng vừa và nhỏ làm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa điện máy công trình;
+ Tham gia làm việc tại các nhà máy, công ty, các xưởng lắp ráp, sửa chữa bảo dưỡng điện máy công trình;
+ Kinh doanh cung cấp thiết bị, phụ tùng, vật liệu điện máy công trình.
4- Các môn học chính:
- Vẽ kỹ thuật
- Cơ kỹ thuật
- Vật liệu điện
- Điện kỹ thuật
- Vẽ điện
- Tiếng Anh chuyên ngành
- Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
- Hàn thiếc cơ bản
- Nguội cơ bản
- Điện tử cơ bản trên máy công trình
- Chuẩn bị làm việc
- Kỹ thuật chung về máy công trình
- Cấu tạo và hoạt động của động cơ Diezel
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống thủy lực trên máy công trình
- Cấu trúc và chức năng của hệ thống điện cơ trên máy công trình
- Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống cung cấp điện
- Bảo dưỡng - Sửa chữa hệ thống điện khởi động
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển động cơ bằng mô tơ ga.
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển thủy lực
- Sửa chữa hệ thống điện điều khiển khí nén
- Sửa chữa hệ thống hiển thị - tín hiệu - cảnh báo
- Phân tích mạch thủy lực - Kiểm tra và điều chỉnh Hệ thống thủy lực
- Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ bằng bộ điều tốc điện tử
- Sửa chữa hệ thống chiếu sáng và tín hiệu
- Phân tích mạch điện - Kiểm tra và xử lý sự cố