ĐIỀU KHIỂN TÀU CUỐC
-
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Nắm được các kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vật liệu, kỹ thuật an toàn điện, an toàn sông nước và bảo vệ môi trường sông biển, cơ học đất, đo lường điện và một số kiến thức liên quan về điện, cơ khí để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Điều khiển tàu cuốc;
+ Trình bày và phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của các loại máy và thiết bị điện; các loại máy và thiết bị thủy lực; các loại thiết bị và bộ phận cơ khí trên các tàu cuốc;
+ So sánh được kết cấu, tính năng và điều kiện làm việc của các tàu cuốc thông dụng để điều khiển tàu an toàn và hiệu quả;
+ Hiểu được cách xây dựng quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý sản xuất;
+ Ghi nhớ và hiểu được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các hệ thống điện, cơ khí, thủy lực trên tàu;
+ Phân tích được phương án thi công tàu cuốc hợp lý;
+ Hiểu được các định mức và cách lập dự toán thi công tàu cuốc.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện, thiết bị cơ khí, thiết bị thủy lực trên tàu;
+ Đọc được bản vẽ thi công, lựa chọn được phương án thi công hợp lý;
+ Xây dựng được quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý sản xuất;
+ Xây dựng được các định mức và cách lập dự toán thi công tàu cuốc;
+ Điều khiển được các loại tàu HB, HF, HV, BEAVER an toàn và đúng quy trình;
+ Lựa chọn được phương án thi công tàu cuốc hợp lý;
+ Thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường;
+ Làm được các nội dung bảo dưỡng ca, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho tàu, máy;
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật và hư hỏng thông thường trong thi công;
+ Vẽ được bản vẽ hoàn công;
+ Lập được hồ sơ nhận thầu, hồ sơ thanh quyết toán công trình;
+ Tổ chức và quản lý được các hoạt động sản xuất trên tàu.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ:
- Làm việc trực tiếp trên các loại tàu cuốc thông dụng hoặc vận hành máy tàu thủy trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi; thi công cơ giới thủy trên phạm vi cả nước. Ngoài ra có thể làm việc ở các trạm bơm hạ áp có công suất tới 75 KW;
- Làm việc ở các trung tâm tư vấn giám sát thi công tàu cuốc;
- Làm kỹ thuật viên trong các doanh nghiệp tàu cuốc.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Vật liệu kỹ thuật
- Hàn điện cơ bản
- Cơ học đất
- Kỹ thuật đo lường điện
- Kỹ thuật an toàn lao động
- Luật giao thông thủy và bảo vệ môi trường
- Điện tử cơ bản
- PLC cơ bản
- Kỹ thuật cảm biến
- AUTOCAD
- Thiết bị điện tàu cuốc
- Động cơ đốt trong
- Máy thủy lực và Truyền động thủy lực 1
- Máy thủy lực và Truyền động thủy lực 2
|
- Cơ cấu phay và vận chuyển bùn, đất
- Hệ thống tời
- Bảo dưỡng ly hợp, hộp số
- Bảo dưỡng thiết bị thủy lực tàu cuốc
- Sửa chữa thiết bị điện tàu cuốc
- Bảo dưỡng vỏ tàu và phao ống
- Kỹ thuật thi công tàu cuốc
- Điều khiển cuốc điện
- Điều khiển cuốc thủy lực
- Điều khiển cuốc thủy lực nâng cao
- Trắc địa công trình
- Thủy nghiệp
- Kinh tế thi công tàu cuốc
- Tổ chức sản xuất
- Thực tập điều khiển tàu thi công
|
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
1- Kiến thức nghề nghiệp:
+ Có kiến thức cơ bản về vẽ kỹ thuật, vật liệu, kỹ thuật an toàn điện, an toàn sông nước và bảo vệ môi trường sông biển, cơ học đất, đo lường điện và một số kiến thức liên quan về điện, cơ khí để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn nghề Điều khiển tàu cuốc;
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm của các loại máy và thiết bị điện; các loại máy và thiết bị thủy lực; các loại thiết bị và bộ phận cơ khí trên các tàu cuốc có công suất tới 1600 CV;
+ Phân biệt được kết cấu, tính năng và điều kiện làm việc của các tàu cuốc thông dụng để điều khiển tàu an toàn và hiệu quả;
+ Trình bày được các bước trong quy trình, quy phạm trong thi công và quản lý;
+ Ghi nhớ và hiểu được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa các cấp đối với các hệ thống điện, cơ khí, thủy lực trên tàu.
2- Kỹ năng nghề nghiệp:
+ Sử dụng được các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ chuyên dùng và dụng cụ đo kiểm trong sửa chữa thiết bị điện, thiết bị cơ khí, thiết bị thủy lực trên tàu;
+ Đọc được bản vẽ thi công, lựa chọn được phương pháp thi công hợp lý;
+ Điều khiển được các loại tàu HB, HF, HV an toàn và đúng quy trình;
+ Thi công đúng kỹ thuật, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả;
+ Làm được các nội dung bảo dưỡng ca, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ cho tàu, máy;
+ Sửa chữa được các hư hỏng đơn giản trong thi công.
3- Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp học sinh có thể làm việc trực tiếp trên các loại tàu cuốc thông dụng hoặc vận hành máy tàu thủy trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực xây dựng thủy lợi; thi công cơ giới thủy trên phạm vi cả nước. Ngoài ra có thể làm việc ở các trạm bơm hạ áp có công suất tới 75 KW.
4- Các môn học chính
- Vẽ kỹ thuật
- Vật liệu kỹ thuật
- Hàn điện cơ bản
- Cơ học đốt trong
- Kỹ thuật đo lường điện
- Kỹ thuật an toàn lao động
- Luật giao thông thủy và bảo vệ môi trường
- Thiết bị điện tàu cuốc
- Động cơ đốt trong
- Máy thủy lực và Truyền động thủy lực
- Cơ cấu phay và vận chuyển bùn, đất
|
- Hệ thống tời
- Bảo dưỡng ly hợp, hộp số
- Bảo dưỡng thiết bị thủy lực tàu cuốc
- Bảo dưỡng vỏ tàu và phao ống
- Kỹ thuật thi công tàu cuốc
- Điều khiển cuốc điện
- Điều khiển cuốc thủy lực
- Trắc địa công trình
- Thủy nghiệp
- Thực tập điều khiển tàu thi công
- Thực tập tốt nghiệp
|