Nghề Điện tử dân dụng
Tên nghề: ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Kiến thức
- Lý thuyết cơ sở của các mạch điện tử. Tính toán, phân tích các mạch điện ở góc độ kỹ lưỡng, khi cần có thể xử lý và thay thế một số mạch ứng dung trong thực tế.
- Cấu tạo, nguyên lý làm việc và các chỉ tiêu cơ bản của các loại thiết bị điện tử dân dụng như: máy thu hình công nghệ cao và digital; DVD; Monitor; CAMERA...
Kỹ năng
- Sữa chữa các loại thiết bị điện tử dân dụng từ hệ thống âm thanh cho đến máy thu hình công nghệ cao và digital; DVD; Monitor; CAMERA.
- Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, đưa ra được những quyết định kỹ thuật có hàm lượng chuyên môn sâu và có năng lực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn.
- Tự nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Kèm cặp, hướng dẫn các bậc thợ thấp hơn,
- Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất của một phân xưởng hoặc xí nghiệp nhỏ
Sau khi học xong chương trình người học có thể tham gia vào các vị trí công việc như: trực tiếp sản xuất, cán bộ kỹ thuật, tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh các sản phẩm điện tử hoặc có thể tự tạo việc làm và tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
Chính trị, đạo đức
- Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp. Có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn của lịch sử.
- Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc.
Thể chất, quốc phòng
- Có hiểu biết và phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thường xuyên rèn luyện cơ thể để có sức khoẻ đảm bảo công tác lâu dài và sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ Tổ quốc.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
Các môn học chung
|
1
|
Giáo dục quốc phòng
|
4
|
Chính trị
|
2
|
Giáo dục thể chất
|
5
|
Tin học
|
3
|
Pháp luật
|
6
|
Ngoại ngữ
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
Các môn học, môđun kỹ thuật cơ sở
|
1
|
Điện kỹ thuật
|
7
|
Kỹ thuật mạch điện tử I
|
2
|
Tín hiệu và phương thức truyền dẫn
|
8
|
Kỹ thuật mạch điện tử II
|
3
|
Tổ chức, quản lý xí nghiệp
|
9
|
Kỹ thuật số
|
4
|
Kỹ thuật an toàn điện
|
10
|
Kỹ thuật mạch điện tử III
|
5
|
Vật liệu, linh kiện điện tử.
|
11
|
Kỹ thuật vi xử lý
|
6
|
Đo lường Điện- Điện tử
|
|
|
Các môn học, môđun chuyên môn nghề
|
1
|
Điện cơ bản
|
7
|
Máy thu hình I
|
2
|
Vẽ mạch điện tử
|
8
|
Máy thu hình II
|
3
|
Hệ thống âm thanh
|
9
|
Máy DVD
|
4
|
Máy CASSETTE
|
10
|
Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số
|
5
|
Máy RADIO
|
11
|
Máy CAMERA (cam corder)
|
6
|
Máy CD/VCD
|
|
|
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN
A
|
Nhóm 1: Điện tử dân dụng
|
B
|
Nhóm 2:Kỹ thuật Điện-điện tử
|
1
|
Cảm biến
|
1
|
Kỹ thuật Vi điều khiển
|
2
|
Điện tử ứng dụng trong tự động điều khiển
|
2
|
Các thiết bị điện dân dụng
|
3
|
Đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất
|
3
|
Điện tử công suất
|
4
|
Sửa chữa monitor
|
4
|
PLC
|
5
|
Nâng cao hiệu quả công tác
|
5
|
Đo lường điều khiển bằng máy tính
|