Nghề Công nghệ Mạ
Tên nghề: CÔNG NGHỆ MẠ
Mã nghề: 50511102
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của các sản phẩm mạ;
+ Vận dụng được các kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở nghề và chuyên môn nghề để thực hiện quy trình mạ;
+ Giải thích được các nội dung cơ bản của luật lao động phù hợp với từng vị trí làm việc;
+ Biết được tiếng Anh và tin học trình độ B.
- Kỹ năng:
+ Làm được các công việc phức tạp của quy trình mạ;
+ Vận hành được máy và thiết bị phù hợp với cấp trình độ đào tạo;
+ Bảo dưỡng được các thiết bị chính trong quy trình mạ;
+ Xử lý được các sự cố trong quá trình mạ;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Bồi dưỡng, kèm cặp được những người thợ có trình độ thấp hơn;
+ Quản lý được tổ, nhóm để thực hiện các hoạt động trong quy trình mạ;
+ Sử dụng được tiếng Anh trong giao tiếp thông thường và ứng dụng tin học để truy cập mạng Internet phục vụ chuyên môn nghề, nâng cao trình độ.
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước và Luật Lao động;
+ Nhận biết được quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;
+ Nhận biết được đường lối phát triển kinh tế của Đảng;
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp;
+ Tích cực học tập, không ngừng nâng cao trình độ, nắm bắt và thích nghi với sự phát triển của công nghệ để đáp ứng yêu cầu công việc, yêu nghề;
+ Luôn có ý thức kỷ luật cao, trách nhiệm cao, quý trọng bảo vệ tài sản, tiết kiệm vật liệu, vật tư, đấu tranh chống lại sai phạm.
- Thể chất và quốc phòng:
+ Nhận biết được vị trí, ý nghĩa, tác dụng của giáo dục thể chất đối với con người;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, mối quan hệ khăng khít giữa xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng;
+ Nhận biết được âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. Từ đó thường xuyên nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia làm tốt công tác quốc phòng ở cơ sở, góp phần làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn phá hoại của chúng. Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng thể dục thể thao đã học để tự tập luyện nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ, nâng cao thể lực;
+ Biết vận dụng kiến thức về quốc phòng để xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh, có tổ chức, có kỷ luật, rèn luyện tác phong công nghiệp.
Cơ hội việc làm:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, đảm nhận được công việc ở các vị trí:
- Tại các doanh nghiệp mạ;
- Tại các xưởng sửa chữa cơ khí;
- Tại các doanh nghiệp sản xuất y cụ;
- Tham gia cùng kỹ sư và cán bộ khoa học trong các cơ quan nghiên cứu về mạ.
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
Các môn học chung
|
1
|
Chính trị
|
4
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh
|
2
|
Pháp luật
|
5
|
Tin học
|
3
|
Giáo dục thể chất
|
6
|
Ngoại ngữ
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
1
|
Vẽ kỹ thuật
|
8
|
Hoá lý
|
2
|
Điện kỹ thụât
|
9
|
Quá trình và thiết bị trong công nghệ hoá học
|
3
|
Dụng cụ đo
|
10
|
Quản lý sản xuất
|
4
|
Hoá vô cơ
|
11
|
Điện hoá lý thuyết
|
5
|
An toàn lao động
|
12
|
Thiết bị điện hoá
|
6
|
Môi trường đại cương
|
13
|
Gia công và xử lý bề mặt kim loại
|
7
|
Hoá phân tích cơ sở
|
14
|
Điện hoá học bề mặt
|
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1
|
Mạ kẽm hoá học
|
4
|
Mạ niken điện hoá
|
2
|
Mạ thiếc điện hoá
|
5
|
Mạ crôm điện hoá
|
3
|
Mạ đồng điện hoá
|
6
|
Thực tập nghề nghiệp
|
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN:
1
|
Ăn mòn và bảo vệ kim loại
|
10
|
Tin học ứng dụng
|
2
|
Hoá học đại cương
|
11
|
Mạ hợp kim (Cu – Zn) điện hoá
|
3
|
Cơ kỹ thuật
|
12
|
Mạ vàng điện hoá
|
4
|
Hoá phân tích công cụ
|
13
|
Mạ đồng hoá học trên nền nhựa ABS
|
5
|
Hoá phân tích chuyên ngành
|
14
|
Động học xúc tác
|
6
|
Hoá kỹ thuật đại cương
|
15
|
Hoá học tinh thể
|
7
|
Hoá hữu cơ
|
16
|
Thực hành hoá phân tích
|
8
|
Tự động hoá
|
17
|
Kỹ thuật phòng thí nghiệm
|
9
|
Tiếng Anh chuyên ngành
|
18
|
Mạ hợp kim (Cu–Sn) điện hoá
|