Nghề Bảo trì thiết bị cơ điện
Tên nghề: BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
Mã nghề: 50510301
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Vận dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành về cơ khí, điện và điện tử vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Giải thích và phân tích được sự hợp lý của quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy công nghiệp dùng chung;
+ Đọc hiểu được các thông số và tài liệu kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các thiết bị cơ điện, thiết bị công nghệ cao trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp xử lý các sự cố, tình huống thường gặp trong quá trình theo dõi, vận hành các thiết bị cơ điện.
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các thiết bị cơ điện, đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng;
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện theo thời gian, dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế;
+ Vận dụng các kiến thức về tổ chức quản lý để lập kế hoạch nhân lực, tổ chức các nhóm làm việc độc lập có hiệu quả.
- Kỹ năng:
+ Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện, thiết bị cơ điện công nghệ cao trong các cơ sở sản xuất cơ khí ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
+ Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
+ Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ điện độc lập sau khi lắp đặt, trong quá trình vận hành và sau khi bảo dưỡng định kỳ.
+ Giám sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, điện, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm trong quá trình vận hành;
+ Theo dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
+ Lập trình và thiết lập được thông số trên các thiết bị điều khiển khả lập trình;
+ Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
+ Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;
+ Lập được kế hoạch bảo trì và đánh giá được phẩm cấp của thiết bị cơ điện sau bảo trì;
+ Ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về công nghề thông tin để tìm kiếm và khai thác được các thông tin trên mạng và các ứng dụng phục vụ cho chuyên ngành, tổ chức và quản lý sản xuất;
+ Áp dụng một cách sáng tạo các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;
Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
+ Vận dụng những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam vào quá trình rèn luyện bản thân để trở thành người lao động mới có phẩm chất chính trị, có đạo đức và năng lực nghề nghiệp;
+ Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao;
+ Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc theo tổ, nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hiện đại;
- Thể chất, quốc phòng:
+ Vận dụng được một số kiến thức cơ bản về phương pháp tập luyện một số môn thể dục thể thao phổ biến vào quá trình tự luyện tập thành thói quen bảo vệ sức khỏe, phát triển thể lực chung và thể lực chuyên môn nghề nghiệp;
+ Thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản của các môn thể dục thể thao phổ biến như: thể dục buổi sáng, điền kinh, xà đơn, xà kép, bóng chuyền và các môn thể thao bổ trợ cho hoạt động nghề nghiệp;
+ Trình bày được những nội dung chính về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có ý thức làm tốt công tác quốc phòng, an ninh ở cơ sở và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang;
+ Thực hiện được một số kỹ năng quân sự cần thiết như: đội ngũ, bắn súng, ném lựu đạn và chiến thuật quân sự, vận dụng vào phòng vệ cá nhân và tham gia bảo vệ an toàn đơn vị, cơ sở.
Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm:
- Nhân viên bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị công nghiệp tại các phân xưởng hoặc tại phòng kỹ thuật trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
- Làm việc tại các doanh nghiệp chuyên bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị cơ điện
- Làm việc tại các công ty chuyên cung cấp thiết bị cơ điện;
- Thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiệt bị cơ điện;
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC
|
Các môn học chung
|
1
|
Chính trị
|
10
|
Vẽ kỹ thuật
|
2
|
Pháp luật
|
11
|
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật
|
3
|
Giáo dục thể chất
|
12
|
Cơ ứng dụng
|
4
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh
|
13
|
Kỹ thuật điện - điện tử
|
5
|
Tin học
|
14
|
Khí cụ điện
|
6
|
Ngoại ngữ
|
15
|
Kỹ thuật đo lường điện và cảm biến
|
7
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
|
16
|
Kỹ thuật an toàn và môi trường
|
8
|
Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
|
17
|
Đại cương thiết bị cơ điện
|
9
|
Vật liệu
|
18
|
Trang bị điện
|
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
|
1
|
Tổ chức quản lý bảo trì I
|
9
|
Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí I
|
2
|
Theo dõi quá trình hoạt động của thiết bị
|
10
|
Bảo trì hệ thống thuỷ lực khí nén I
|
3
|
Xử lý sự cố thiết bị cơ điện
|
11
|
Bảo trì hệ thống bôi trơn làm mát.
|
4
|
Bảo trì máy điện I
|
12
|
Bảo trì mạch điện II
|
5
|
Bảo trì hệ thống truyền động điện I
|
13
|
Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí II
|
6
|
Bảo trì mạch điện I
|
14
|
Vận hành máy công cụ
|
7
|
Lắp đặt thiết bị
|
15
|
Thực tập sản xuất
|
8
|
Nguội cơ bản
|
|
|
DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN
|
1
|
Vẽ kỹ thuật nâng cao
|
10
|
Hệ thống sản xuất linh hoạt FMS và tích hợp CIM
|
2
|
Tổ chức quản lý bảo trì II
|
11
|
Bảo trì thiết bị hiển thị
|
3
|
Công nghệ kim loại
|
12
|
Bảo trì hệ thống thuỷ lực khí nén II
|
4
|
Kỹ thuật số
|
13
|
Bảo trì máy điện II
|
5
|
Thiết bị điều khiển khả lập trình
|
14
|
Bảo trì hệ thống an toàn
|
6
|
Công nghệ CNC
|
15
|
Bảo trì hệ thống truyền động điện II
|
7
|
Công nghệ CAD/CAM
|
16
|
Nâng cao hiệu quả công việc
|
8
|
Quản lý thiết bị cơ điện
|
17
|
Bảo trì hệ thống thông tin đo lường
|
9
|
Điện tử ứng dụng
|
18
|
Tiếng Anh chuyên ngành
|