Tìm hiểu ngành nghề

Nghề làm vườn

-
Trong sự phát triển kinh tế hiện nay, nghề làm vườn đang phát triển mạnh mẽ, được nhân dân tham gia đông đảo. Hội làm vườn có mạng lưới từ trung ương đến địa phương. Hội thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật, xuất bản các tài liệu sách báo hướng dẫn kỹ thuật trồng cây, phổ biến kinh nghiệm làm vườn trên cả nước nhắm nâng cao chất lượng sản phẩm của nghề làm vườn.
 
Đặc điểm hoạt động của nghề:
Đối tượng lao động:
Là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Đây là những thực vật sống rất đa dạng, phong phú bao gồm các cây ăn quả, các loại hoa, cây cảnh, rau, cây lấy gỗ, cây dược liệu… quan hệ với đất trồng, khí hậu.
 
Nội dung công việc:
Làm vườn nhằm tận dụng hợp lý đất đai, điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng, tăng thêm thu nhập. Kỹ thuật áp dụng trong làm vườn đòi hỏi phải thâm canh cao, sử dụng hợp lý năng lượng mặt trời, đất đai, bao gồm các loại công việc sau:
- Làm đất: Là công việc đầu tiên của việc gieo trồng, bao gồm các thao tác: cày bừa, đập đất, san phẳng, lên luống…
- Chọn, nhân giống: Bằng các phương pháp lai tạo, giâm, chiết cành, ghép cây để tạo ra nhiều hạt giống, cây giống tốt phục vụ sản xuất.
- Gieo trồng: Tiến hành xử lý hạt và gieo trồng cây con phù hợp với từng loại cây.
- Chăm sóc: THực hiện các thao tác: làm cỏ, vun xới, tưới nước, phun thuốc trừ sâu, tỉa cây, cắt cành, tạo hình, sử dụng chất kích thích, phân bón…
- Thu hoạch: Nhổ, hái rau, cắt hoa, hái quả, đào củ, chặt và đốn cây… Thực hiện công việc một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh giập nát, đưa ngay đến nơi tiêu thụ hoặc cất giữ, bảo quản chu đáo.
Sản phẩm của làm vườn là các loại rau, hoa, quả, cây cành, gỗ…
Công cụ lao động: Cày, cuốc, bừa, dầm, xẻng, thuổng, bơm thuốc trừ sâu, bơm và ống dẫn nước, xe cải tiến, quang gánh, dao, kéo cắt cành, máy cày, máy bừa…
 
Điều kiện lao động:
- Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời, không khí trong lành nhưng cũng thường chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh nắng, mưa, gió, tiếp xúc với các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất kích thích…) thường xuyên.
- Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc, kết hợp đi lại, đứng, ngồi khi tiến hành những công việc chăm sóc, theo dõi cây.
 
Các yêu cầu của nghề đối với người lao động:
- Phải có lòng yêu nghề làm vườn. Phải có sức khỏa tốt, d3o dai, chịu đựng được những thay đổi của khí hậu và thời tiết.
- Mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.
- Cần cù, cẩn thận, nhẹ nhàng, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có óc thẩm mỹ.
- Có ước vọng tạo ra những giống cây tốt, thành thạo các kỹ thuật làm vườn và trở thành người kinh doanh vườn giỏi.
Những chống chỉ định cần thiết: Những người mắc các bệnh thấp khớp, thần kinh tọa, ngoài da…
 
Nơi đào tạo nghề: 
Nghề làm vườn thường được đào tạo tại khoa Trồng trọt các trương trung cấp, cao đẳng và đại học Nông nghiệp hoặc các Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, Trung tâm dạy nghề…

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang