Nghề Vận hành điện trong Nhà máy điện
Tên nghề: VẬN HÀNH ĐIỆN TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN
Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề
Thời gian đào tạo: 3 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Kiến thức.
Trang bị cho người học nghề những kiến thức các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở và các môn học, mô đun chuyên môn nghề. Học xong chương trình, người học cần nắm vững các nội dung sau:
+ Các quy trình, quy phạm chung của Nhà nước và của ngành điện.
+ Cấu tạo, đặc tính kỹ thuật, quy trình vận hành và xử lý sự cố tất cả các thiết bị chính và phụ trong dây chuyền sản xuất.
+ Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dây truyền và các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất.
+ Sơ đồ nối điện chính, sơ đồ điện tự dùng, sơ đồ điện một chiều của dây truyền sản xuất và các sơ đồ lưới điện có liên quan.
+ Sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc của các bảo vệ phần điện, bảo vệ công nghệ và hệ thống tự động trong dây chuyền sản xuất.
+ Sơ đồ hệ thống điều khiển trong dây chuyền sản xuất và sơ đồ hệ thống cứu hoả.
+ Các sơ đồ của các hệ thống trong dây chuyền sản xuất, như: nước tuần hoàn; cung cấp nhiên liệu; sử lý nước...
+ Nắm vững các mệnh lệnh kỹ thuật của cấp trên.
- Kỹ năng.
Học xong chương trình này học viên có khả năng:
+ Đi ca theo lịch ca do Phó giám đốc kỹ thuật vận hành phê duyệt.
+ Kiểm tra được tình hình vận hành của ca sản xuất trước và ca sản xuất do mình phụ trách.
+ Tìm hiểu được phương thức vận hành của Nhà máy, phương thức kết dây với lưới điện.
+ Tìm hiểu và đánh giá được sự làm việc của các thiết bị chính thông qua các đồng hồ đo lường và biểu đồ phát công suất của Nhà máy.
+ Kiểm tra được sự hoạt động của hệ thốnggiám sát điều khiển và thu thập số liệu ( SCADA) và hệ thống thông tin liên lạc.
+ Thao tác vận hành, xử lý sự cố được tất cả các thiết bị điện trong toàn hệ thống điện của Nhà máy điện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo đảm an toàn và hiệu quả.
+ Phối hợp được với các phân xưởng liên quan thực hiện được việc bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị các cấp trong nhà máy.
+ Phán đoán được và xử lý kịp thời những hiện tượng có khả năng ảnh hưởng đến sự làm việc không ổn định của dây chuyền sản xuất, nếu không xử lý được phải báo cáo cho Trưởng ca biết và tìm mọi biện pháp để xử lý.
+ Thực hiện được nhiệm vụ giám sát các phiếu công tác, biện pháp an toàn , thời gian tiến hành công việc và kết thúc phiếu thao tác.
+ Chỉ huy trực tiếp việc xử lý các sự cố phần điện sảy ra trong ca sản xuất.
+ Làm tốt công tác giao, nhận ca.
+ Thực hiện đầy đủ các nội dung của quy trình nhiệm vụ đối với nhân viên vận hành và trưởng kíp điện.
Chính trị đạo đức; Thể chất và quốc phòng.
- Chính trị, đạo đức.
+ Trang bị cho người học những hiểu biết cơ bản chung nhất về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về truyền thống yêu nước của dân tộc của giai cấp công nhân Việt Nam, vai trò lãnh đạo, đường lối và chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
+ Trên cơ sở đó giúp người học tự ý thức trách nhiệm rèn luyện, học tập phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, luôn có ý thức học tập, rèn luyện để củng cố hoàn thiện và nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động chủ động sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao.
- Thể chất, quốc phòng.
+ Thể chất: Trang bị cho người học một số kiến thức, kỹ năng TDTT cần thiết và phương pháp tập luyện nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập và tham gia vào lao động sản xuất.
+ Quốc phòng: Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quốc phòng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO
CÁC MÔN HỌC CHUNG
|
1
|
Chính trị .
|
4
|
Giáo dục quốc phòng - An ninh.
|
2
|
Pháp luật.
|
5
|
Tin học.
|
3
|
Giáo dục thể chất.
|
6
|
Ngoại ngữ.
|
CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC
|
Các môn học kỹ thuật cơ sở.
|
1
|
Toán ứng dụng.
|
6
|
Vật liệu điện.
|
2
|
Vật lý ứng dụng.
|
7
|
Điện kỹ thuật.
|
3
|
Vẽ kỹ thuật.
|
8
|
Nhà máy nhiệt điện.
|
4
|
Cơ kỹ thuật.
|
9
|
Máy điện.
|
5
|
Vẽ điện.
|
10
|
Điện tử công nghiệp.
|
Các môn học, mô đun chuyên môn nghề.
|
1
|
Phần điện trong nhà máy điện.
|
10
|
Vận hành điện trong nhà máy điện.
|
2
|
Kỹ thuật đo lường điện.
|
11
|
Thực tập hàn cơ bản.
|
3
|
Khí cụ điện.
|
12
|
Thực tập nguội cơ bản.
|
4
|
Lý thuyết điều khiển tự động.
|
13
|
Thực tập điện cơ bản.
|
5
|
Bảo vệ rơle.
|
14
|
Thực tập lắp mạch điện điều khiển.
|
6
|
Tự động hoá.
|
15
|
Quấn dây máy điện.
|
7
|
Mạng truyền thông công nghiệp.
|
16
|
Thực tập nhận thức.
|
8
|
Kỹ thuật an toàn.
|
17
|
Thực tập sản xuất.
|
9
|
Kỹ thuật điện cao áp.
|
|
|
CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ TỰ CHỌN
|
1
|
Tiếng anh chuyên ngành.
|
9
|
Kỹ thuật điều khiển động cơ điện.
|
2
|
Tin học ứng dụng.
|
10
|
Sửa chữa và bảo dưỡng máy phát điện.
|
3
|
Quản trị doanh nghiệp.
|
11
|
Sửa chữa, bảo dưỡng máy biến áp.
|
4
|
Cung cấp điện.
|
12
|
Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị điện.
|
5
|
Kỹ thuật cảm biến.
|
13
|
Thực tập xây dựng đường dây.
|
6
|
Vận hành tổ máy phát - turbine thuỷ điện.
|
14
|
Lắp đặt trạm biến áp.
|
7
|
Vận hành tổ máy phát - turbine nhiệt.
|
15
|
Tháo lắp khí cụ điện.
|
8
|
Vận hành tổ máy phát turbine khí.
|
16
|
Lắp đặt mạch nhị thứ.
|