Sửa chữa Ti vi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số
Tên nghề: SỬA CHỮA TI VI, ĐẦU VCD, DVD VÀ ĐẦU KỸ THUẬT SỐ
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng.
+ Có khả năng nhận biết và xác định được các hiện tượng hư hỏng, phân tích được nguyên nhân và lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa.
+ Có kiến thức hiểu biết về lắp đặt, sử dụng và căn chỉnh các thiết bị điện tử dân dụng.
+ Có khả năng đọc và phân tích nguyên lý làm việc của các mạch điện tử dân dụng.
+ Có kiến thức cơ bản để nhận biết và xác định các loại linh kiện điện tử dân dụng trên trị trường.
- Kỹ năng:
+ Sửa chữa được các hư hỏng thông thường trên các thiết bị điện tử dân dụng. + Phân tích phán đoán khoanh vùng và xác định được nguyên nhân hỏng từ hiện tượng hư hỏng trên các thiết bị điện tử dân dụng.
+ Sử dụng, lắp đặt và căn chỉnh được các thiết bị điện tử dân dụng có trên thị trường.
+ Sử dụng tốt các dụng cụ đo kiểm, lựa chọn và thay thế được các linh kiện hỏng một cách chính xác, an toàn.
- Thái độ:
+ Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, động cơ học tập và giải quyết vấn đề về nghiệp vụ hợp lý.
+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người học nghề Sửa chữa Ti vi, đầu VCD, DVD và đầu kỹ thuật số được bố trí làm việc tại các cơ sở lắp ráp, trạm bảo hành của các công ty sản xuất thiết bị điện tử dân dụng và làm việc tại các cửa hàng buôn bán, sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng.....
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo: 4 tháng
- Thời gian học tập: 16 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 525 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi tốt nghiệp: 30 giờ ( Trong đó thi tốt nghiệp: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 525 giờ
Thời gian học lý thuyết: 151 giờ; Thời gian học thực hành: 360 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ01
|
Kỹ thuật điện tử
|
120
|
29
|
88
|
3
|
MĐ02
|
Sửa chữa tivi đèn hình CRT
|
75
|
20
|
54
|
1
|
MĐ03
|
Sửa chữa tivi mầu kỹ thuật số LCD
|
75
|
14
|
60
|
1
|
MĐ04
|
Sửa chữa đầu VCD
|
75
|
15
|
59
|
1
|
MĐ05
|
Sửa chữa đầu DVD
|
90
|
20
|
68
|
2
|
MĐ06
|
Sửa chữa đầu kỹ thuật số
|
90
|
20
|
68
|
2
|
Tổng cộng:
|
525
|
118
|
397
|
10
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
1. KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ (Mã số mô đun: MĐ01)
Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 29 giờ; Thực hành: 91 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Chọn công suất mỏ hàn và vật liệu hàn thích hợp
+ Sử dụng, hiểu được cấu trúc cơ bản và các chỉ tiêu kỹ thuật của các thiết bị đo
+ Xác định chức năng các loại linh kiện điện tử dùng trong lĩnh vực điện tử dân dụng
+ Trình bày cấu tạo, ký hiệu, tính chất, ứng dụng các linh kiện thụ động, bán dẫn, vi mạch, linh kiện hàn bề mặt và các mạch điện cơ bản
+ Xác định được các thông số kỹ thuật của linh kiện và các mạch điện cơ bản
+ Liệt kê được cấu tạo một số mạch điện tử đơn giản ứng dụng linh kiện điện tử và chỉ ra nguyên lý hoạt động của chúng.
+ Nắm được phương pháp chuyển đổi mạch điện nguyên lý cơ bản sang sơ đồ mạch lắp ráp
+ Vận dụng các phương pháp tiến hành chuyển đổi các mạch điện nguyên lý cơ bản, từ đó hình thành kỹ năng chuyển đổi những mạch điện phức tạp hơn
- Kỹ năng:
+ Hàn nối linh kiện điện tử đảm bảo chất lượng kỹ thuật không bị thay đổi sau khi hàn.
+ Chọn và sử dụng các loại thiết bị đo cho công việc sửa chữa các thiết bị điện tử dân dụng.
+ Xác định được cực tính và chất lượng của các loại linh kiện điện tử.
+ Phân tích các sơ đồ mạch điện cơ bản ứng dụng linh kiện điện tử .
+ Kiểm tra, lắp ráp theo trình tự kỹ thuật.
+ Kiểm tra, thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điện tử cơ bản.
+ Sử dụng được bảng tra cứu linh kiện điện tử
+ Chế tạo mạch in các mạch điện tử đơn giản đạt yêu cầu kỹ thuật
Tên các bài trong mô đun
- Hàn nối và sử dụng các thiết bị đo
- Đọc, đo, kiểm tra các linh kiện điện tử
- Mạch cung cấp nguồn một chiều (DC)
- Mạch khuếch đại công suất âm tần
- Mạch dao động và mạch tạo xung
- Mạch điều khiển điện áp
- Mạch logic và mạch Flipflop
- Mạch điện ứng dụng dùng IC số chuyên dụng
- Chế tạo mạch in
2. SỬA CHỮA TIVI ĐÈN HÌNH CRT (Mã số mô đun: MĐ02)
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 55 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Trình bày sơ đồ mạch điện, nguyên lý hoạt động và các khối chức của máy trong tivi đèn hình CRT.
+ Phân tích các biểu hiện hư hỏng của các khối chức năng trong máy tivi đèn hình CRT.
+ Xây dựng trình tự sửa chữa máy theo các biểu hiện hư hỏng của máy tivi đèn hình CRT.
- Kỹ năng:
+ Điều chỉnh được máy, phân loại được các khối trong tivi đèn hình CRT.
+ Sửa chữa được máy thu hình được sử dụng trong lĩnh vực dân dụng.
+ Thay thế, thay tương đương được linh kiện hư hỏng trong tivi đèn hình CRT
Tên các bài trong mô đun
- Sơ đồ khối và chức năng hoạt động tivi mầu
- Sửa chữa khối nguồn
- Sửa chữa hệ thống quét hình
- Sửa chữa mạch tín hiệu
- Sửa chữa mạch điện khối điều khiển.
3. SỬA CHỮA TIVI MẦU KỸ THUẬT SỐ LCD (Mã số mô đun: MĐ03)
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành: 61 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Phân tích được nguyên lý hoạt động của một số khối chức năng áp dụng trong máy thu hình có màn ảnh phẳng và của máy thu hình kỹ thuật số LCD.
- Kỹ năng:
+ Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được các hư hỏng của máy thu hình áp dụng công nghệ cao và máy thu hình dùng kỹ thuật số LCD.
Tên các bài trong mô đun
- Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động tivi mầu kỹ thuật số LCD
- Kỹ thuật tháo lắp, xác định các khối tivi mầu kỹ thuật số LCD
- Sửa chữa khối nguồn
- Sửa chữa bo mạch chính
- Hàn khò, rèn luyện kỹ năng hàn khò tháo lắp thay IC
4. SỬA CHỮA ĐẦU VCD (Mã số mô đun: MĐ04)
Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 23 giờ; Thực hành: 52 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Giải thích được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của hệ thống đầu VCD.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng thường gặp của các khối trong đầu VCD.
+ Chẩn đoán, kiểm tra hư hỏng và thay thế các khối chức năng trong đầu VCD theo các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà chế tạo.
- Kỹ năng:
+ Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng theo hiện tượng.
+ Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng của máy.
+ Sửa chữa được những hư hỏng cơ bản trong các khối chức năng của đầu VCD đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tên các bài trong mô đun
- Sơ đồ khối, chức năng của đầu VCD
- Sửa chữa hệ cơ
- Sửa chữa khối nguồn
- Sửa chữa mạch MDA
- Sửa chữa mạch SERVO
- Sửa chữa mạch điều khiển
5. SỮA CHỮA ĐẦU DVD (Mã số mô đun: MĐ05)
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 70 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Giải thích được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của đầu DVD.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng thường gặp của các khối trong đầu DVD.
Chẩn đoán, kiểm tra hư hỏng và thay thế các khối chức năng trong đầu DVD theo các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà chế tạo
- Kỹ năng:
+ Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng theo hiện tượng.
+ Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng của máy.
+ Sửa chữa được những hư hỏng cơ bản trong các khối chức năng của đầu DVD đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tên các bài trong mô đun
- Tiêu chuẩn kỹ thuật và sơ đồ khối chức năng của máy DVD
- Sửa chữa hệ cơ
- Sửa chữa khối xử lý tín hiệu số (DSP)
- Sửa chữa mạch giải nén tín hiệu hình và tiếng MPEG Autio/video decoder
- Sửa chữa mạch mã hoá tín hiệu NTSC/PAL
6. SỬA CHỮA ĐẦU KỸ THUẬT SỐ (Mã số mô đun: MĐ06)
Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 20 giờ; Thực hành: 70 giờ)
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Giải thích được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của hệ thống đầu kỹ thuật số.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng thường gặp của các khối trong hệ thống đầu kỹ thuật số.
+ Chẩn đoán, kiểm tra hư hỏng và thay thế các khối chức năng trong hệ thống đầu kỹ thuật số theo các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà chế tạo
- Kỹ năng:
+ Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng theo hiện tượng.
+ Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng của máy.
+ Sửa chữa được những hư hỏng cơ bản trong các khối chức năng của hệ thống đầu kỹ thuật số đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tên các bài trong mô đun
- Sơ đồ khối đầu kỹ thuật số
- Cài đặt phần mềm cho đầu kỹ thuật số
- Sửa chữa mạch điện khối nguồn
- Sửa chữa mạch chọn kênh
- Sửa chữa mạch giải nén MPEG-2
- Sửa chữa mạch âm thanh