Chương trình đào tạo » Sơ cấp

Sửa chữa máy tính phần cứng


Tên nghề:
         SỬA CHỮA MÁY TÍNH PHẦN CỨNG
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề Sửa chữa máy tính phần cứng;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 07
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
 
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Có kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản;
+ Có kiến thức cơ bản về cài đặt các phần mềm ứng dụng;
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về mạng;
+ Nhận biết được tương đối về cấu trúc máy tính;
+ Nhận biết được tương đối về tính năng của các thiết bị tin học;
+ Có đủ kiến thức khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính;
+ Có khả năng phân tích, đánh giá và đ­ưa ra giải pháp xử lý các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính, thiết bị tin học
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần và thiết bị ngoại vi của hệ thống máy vi tính.
+ Tìm kiếm và giao tiếp thu thập được các thông tin về sản phẩm thị trường và khách hàng
+ Lắp đặt hoàn thiện được một phòng máy hoạt động tốt
+ Lắp đặt được mạng cục bộ cơ bản.
- Thái độ:
+Ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.
+ Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.
+ Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.
2. Cơ hội việc làm:
Người làm nghề “Sửa chữa máy tính phần cứng” được bố trí làm việc tại các phòng kỹ thuật, bộ phận bảo trì trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện hoặc các phòng chuyên môn trong các công ty, cửa hàng cung cấp các dịch vụ về máy tính.
 
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian đào tạo:  3 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 8 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 405 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 90 giờ; Thời gian học thực hành: 310 giờ
 
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH,
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
MĐ 01
Điện tử cơ bản và máy tính
45
10
35
0
MĐ 02
Lắp ráp và cài đặt máy vi tính
75
15
59
01
MĐ 03
Sửa chữa monitor và bộ nguồn
90
22
67
01
MĐ 04
Sửa chữa CPU
75
15
59
01
MĐ 05
Sửa chữa thiết bị ngoại vi
120
28
90
02
Tổng cộng
405
90
310
05
 
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ DUN ĐÀO TẠO.
2. ĐIỆN TỬ CƠ BẢN  VÀ MÁY TÍNH
Mã số mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 45 giờ  (Lý thuyết: 10 giờ; Thực hành: 35 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
- Trình bày được các khái niệm tin học và máy vi tính.
- Nhận biết được các thành phần của máy vi tính.
- Trình bày được tầm quan trong của hệ điều hành Windows
- Trình bày nguyên lý hoạt động của các linh kiện điện tử thông dụng
- Nắm bắt được số mạch trong máy tính
- Soạn thảo văn bản
- Phân biệt được các thiết bị trong máy vi tính.
- Sử dụng, khai thác được các chức năng của hệ điều hành Windows.
- Quản lý được thư mục, tập tin và ổ đĩa
- Kiểm tra và hàn được các linh kiện điện tử, mạch điện tử cơ bản
- Có ý thức học hỏi, vận dụng sáng tạo nghiêm túc cẩn thận trong công việc.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sử dụng các lệnh hệ điều hành
2
Hệ điều hành Windows
3
Điện tử cơ bản
 
2. LẮP RÁP MÁY VI TÍNH
Mã số mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 75 giờ  (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 60 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
+ Trình bày được tổng quan về máy tính.
+ Phân tích được chức năng và hoạt động của bản mạch chính, CPU.
+ Chuẩn đoán và khắc phục được sự cố máy tính.
+ Tháo, lắp cài đặt thành thạo một máy tính.
+ Chọn lựa các thiết bị để lắp ráp một máy tính hoàn chỉnh.
+ Cài đặt thành thạo Hệ điều hành và các phần mền ứng dụng.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Các thành phần cơ bản của máy tính
2
Qui trình lắp ráp máy tính
3
Thiết lập Bios
4
Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển
5
Cài đặt các phần mềm ứng dụng
6
lưu phục hồi hệ thống
 
3. SỬA CHỮA MONITOR VÀ BỘ NGUỒN
Mã số mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 120 giờ  (Lý thuyết: 36 giờ; Thực hành: 84 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
+ Giải thích được tính năng tác dụng của linh kiện trong màn hình monitor.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và giải thích được các hiện tượng hư hỏng thường gặp nguyên nhân và phương pháp tìm hỏng của màn hình monitor.
+Trình bày được nguyên tắc hoạt động của bộ nguồn.
+ Giải thích tính năng tác dụng của linh kiện  trong bộ nguồn.
+ Phân tích được nguyên lý làm việc và hiện tượng hư hỏng thường gặp của bộ nguồn
+ Lập được trình tự kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng theo hiện tượng trong bộ nguồn và monitor.
+ Phán đoán nguyên nhân khoanh vùng được các hư hỏng theo hiện tượng trong bộ nguồn và monitor.
+ Kiểm tra sửa chữa và thay thế được được các linh kiện hư hỏng trong mạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong bộ nguồn và monitor.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sửa chữa mạch nguồn cung cấp
2
Sửa chữa mạch tạo xung ổn áp
3
Sửa chữa mạch hồi tiếp
4
Sửa chữa mạch bảo vệ
5
Sửa chữa mạch quét dọc
6
Sửa chữa mạch quét ngang
7
Sửa chữa khối vi xử lý
8
Sửa chữa mạch khuếch đại Video
 
4. SỬA CHỮA CPU
Mã số mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 75 giờ  (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 60 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Trình bày được những hệ kiến trúc và bo mạch giao tiếp của các hệ thống PC.
+ Xác định được hiệu năng của bộ xử lý.
+ Nhận biết được các nguyên nhân gây ra và cách giải quyết  được các sự cố thường gặp trong những loại máy PC khác nhau.
- Kỹ năng:
+ Xác định chính xác các linh kiện của PC
+ Giải quyết được các vấn đề về nâng cấp hệ thống như đĩa cứng, bộ nhớ, CPU....
+ Sử dụng các công cụ chuẩn đoán và khắc phục các lỗi của PC.
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Sơ lược về kiểm tra trước khi sửa chữa CPU
2
Rom BIOS
3
Bộ xử lý trung tâm và các chipset
4
Bo mạch chíp
5
Bộ nhớ trong
6
Thiết bị lưu trữ
7
Các phần mềm chuẩn đoán
 
5. SỬA CHỮA MÁY IN VÀ THIẾT BỊ NGOẠI VI
Mã số mô đun: MĐ 05
Thời gian mô đun: 120 giờ  (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 92 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng:
- Kiến thức:
+ Phân biệt được các loại máy in.
+ Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của các loại máy in.
+ Xác định thay thế chính xác các linh kiện hư hỏng của máy in.
+ Phân biệt được các thiết bị ngoại vi.
+ Trình bày được các nguyên tắc hoạt động của thiết bị ngoại vi
+ Xác định thay thế chính xác các linh kiện hư hỏng của thiết bị ngoại vi.
- Kỹ năng:
+ Cài đặt được các loại máy in.
+ Sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của các loại máy in.
+ Cài đặt được các thiết bị ngoại vi.
+ Bảo dưỡng sửa chữa  được hư hỏng chuột, bàn phím.
+ Bảo dưỡng sửa chữa thay thế Moderm.
+ Bảo dưỡng sửa chữa được máy scanner.
+ Bảo dưỡng sửa chữa đuợc hệ thống khuếch đại, loa.    
Nội dung tổng quát của mô đun:
1
Giới thiệu chung về máy in, các chi tiết, linh kiện điển hình
2
Các công nghệ in thông thường, công nghệ in tĩnh điện
3
Sử dụng các thiết bị kiểm tra, các chỉ dẫn tìm sai hỏng
4
Các kỹ thuật phục vụ đấu in thường, các kỹ thuật phục vụ nguồn nuôi
5
Các kỹ thuật phục vụ mạch điện tử, các kỹ thuật phục vụ các bộ phận cơ
6
Các kỹ thuật phục vụ máy in
7
Các cổng giao tiếp của máy tính
8
Bảo quản, sửa chữa chuột và bàn phím
9
Sửa chữa, cài đặt Modem
10
Sửa chữa, cài đặt Scanner
11
Sửa chữa hệ thống khuyếch đại loa

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang