Công nghệ dệt thoi
Tên nghề: CÔNG NGHỆ DỆT THOI
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Công nghệ dệt thoi;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Nhận biết được các kiểu sợi, vải sử dụng trong công nghệ dệt thoi;
+ Trình bày được các phương pháp thực hiện thao tác cơ bản như nối sợi tự do, nối sợi đứt trong quá trình thực hiện công nghệ dệt thoi;
+ Tìm hiểu được sự cần thiết phải mắc sợi và phương pháp guồng, hồ chuẩn bị cho quá trình mắc sợi để dệt vải;
+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác luồn, nối tiếp sợi dọc chuẩn bị cho quá trình dệt vải;
+ Mô tả được quá trình dệt vải trên máy dệt thoi đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Phân tích được chức năng, nhiệm vụ của công tác hoàn thiện sản phẩm sau khi dệt;
- Kỹ năng:
+ Lựa chọn được các loại sợi phù hợp với mặt hàng vải cần dệt;
+ Thao tác nối sợi tự do, nối sợi đứt đảm bảo thời gian và chất lượng;
+ Thực hiện quá trình guồng, hồ, mắc sợi để tạo thành thùng dệt chuẩn bị cho quá trình dệt đảm bảo yêu cầu chất lượng;
+ Luồn được sợi dọc qua các chi tiết máy trên máy dệt khi lên mặt hàng mới;
+ Nối tiếp được sợi dọc thủ công hoặc bằng máy nối đảm bảo quá trình dệt vải không bị gián đoạn;
+ Vận hành và xử lý các sự cố công nghệ trên máy dệt thoi đạt năng suất và chất lượng sản phẩm;
+ Kiểm tra, đánh giá, phân loại được vải mộc sau khi dệt để hoàn thiện sản phẩm;
+ Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ trong quá trình dệt vải.
- Thái độ:
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh khi thực hiện thao tác cơ bản và gia công guồng, hồ, mắc, dệt vải;
+ Rèn luyện kỹ năng đứng máy dệt để gia công các mặt hàng đảm bảo chất lượng và năng suất;
+ Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong quá trình dệt vải trên máy dệt thoi.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của nghề dệt thoi trong tương lai.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Sơ cấp nghề Công nghệ dệt thoi, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động sản xuất dệt vải tại các làng nghề với các nhiệm vụ:
- Gia công guồng, hồ, mắc sợi để chuẩn bị cho quá trình dệt;
- Gia công dệt các loại vải thông dụng trên máy dệt thoi;
- Hoàn thiện sản phẩm dệt thoi sau khi dệt.
Ngoài ra, khi được bổ xung các kiến thức cơ bản, học viên có khả năng vận hành được các máy hồ, máy mắc, máy dệt hiện đại trong các doanh nghiệp dệt vải hoặc tham gia học liên thông lên các bậc học cao hơn nhằm phát triển kiến thức và kỹ năng nghề.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 330 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 15 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 330 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 30 giờ; Thời gian học thực hành: 300 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã
MH, MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
MĐ 01
|
Thao tác cơ bản
|
60
|
7
|
50
|
3
|
MĐ 02
|
Mắc sợi dọc
|
60
|
5
|
52
|
3
|
MĐ 03
|
Luồn, nối tiếp sợi dọc
|
45
|
8
|
35
|
2
|
MĐ 04
|
Dệt vải trên máy dệt thoi
|
120
|
11
|
104
|
5
|
MĐ 05
|
Hoàn thiện sản phẩm
|
45
|
2
|
41
|
2
|
Tổng cộng
|
330
|
33
|
282
|
15
|
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. THAO TÁC CƠ BẢN (Mã số mô đun: MĐ 01)
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 7 giờ; Thực hành: 53 giờ)
Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại sợi, các kiểu dệt cơ bản của vải được sử dụng trong quá trình thực hiện các thao tác cơ bản nghề công nghệ dệt thoi;
- Thực hiện các thao tác nối tự do đạt yêu cầu kỹ thuật đảm bảo thời gian và chất lượng mối nối;
- Thao tác nối khi đứt sợi dọc và sợi ngang trên máy dệt thoi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện công tác vệ sinh nơi làm việc và đảm bảo an toàn lao động.
Tên các bài trong mô đun
- Bài mở đầu
- Nhận biết sợi, vải dệt thoi
- Nối tự do
- Thao tác nối sợi đứt trên máy dệt thoi
2. MẮC SỢI DỌC (Mã số mô đun: MĐ02)
Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 5 giờ; Thực hành: 55 giờ)
Mục tiêu:
- Vận hành guồng các quả sợi thành các con sợi đảm bảo khối lượng và chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện hồ con sợi sau khi guồng để tạo thành lớp hồ bám đều trên mặt sợi, tăng độ bền cho sợi, đảm bảo tỷ lệ đứt sợi ít nhất trong quá trình dệt;
- Mắc thành thùng dệt từ sợi dọc đã hồ đảm bảo quy cách và chất lượng sản phẩm để chuẩn bị cho quá trình dệt vải
- Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Tên các bài trong mô đun
- Bài mở đầu
- Guồng sợi
- Hồ sợi
- Mắc sợi dọc
3. LUỒN, NỐI TIẾP SỢI DỌC (Mã số mô đun: MĐ 03)
Thời gian mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 37 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của quá trình luồn, nối tiếp sợi dọc để chuẩn bị cho quá trình dệt vải trên máy dệt thoi;
- Luồn được sợi dọc qua các chi tiết trên máy dệt thoi khi lên mặt hàng mới đảm bảo yêu cầu công nghệ;
- Thực hiện thao tác nối tiếp sợi dọc thủ công hoặc bằng thiết bị đảm bảo quá trình dệt vải liên tục trên máy dệt thoi;
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
Tên các bài trong mô đun
- Bài mở đầu
- Luồn sợi dọc khi lên mặt hàng mới
- Nối tiếp sợi dọc
4. DỆT VẢI TRÊN MÁY DỆT THOI (Mã số của mô đun: MĐ 04)
Thời gian của mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 11 giờ; Thực hành: 109 giờ)
Mục tiêu
- Tìm hiểu về nhiệm vụ của người đứng máy dệt thoi và các quy trình vận hành máy dệt thoi như quy trình đóng, mở máy, quy trình đi tua, xử lý các sự cố công nghệ trên máy dệt thoi;
- Thực tập dệt vải trên máy dệt thoi đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm mặt hàng cần gia công;
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, thực hiện an toàn và vệ sinh công nghiệp.
Tên các bài trong mô đun
- Bài mở đầu
- Hướng dẫn quy trình vận hành máy dệt thoi
- Dệt vải dệt thoi
5. HOÀN THIỆN SẢN PHẨM (Mã số của mô đun: MĐ 05)
Thời gian của mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 2 giờ; Thực hành: 43 giờ)
Mục tiêu:
- Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của công tác hoàn thiện sản phẩm sau khi dệt vải trên máy dệt thoi;
- Kiểm tra và xử lý được các dạng lỗi ngoại quan trên mặt vải để chỉnh lý nâng cao chất lượng của vải;
- Phân loại, đóng gói để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị xuất bán hoặc nhập kho sản phẩm;
- Cẩn thận, tỉ mỉ, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc.
Tên các bài trong mô đun:
- Bài mở đầu
- Kiểm tra, xử lý lỗi ngoại quan trên mặt vải
- Phân loại, đóng gói sản phẩm