Chương trình đào tạo » Sơ cấp

May công nghiệp

 
Tên nghề:         MAY CÔNG NGHIỆP
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khỏe, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học;
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 05
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
 
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kiến thức các môn cơ sở như: Vật liệu may, An toàn lao động, Vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của nghề may công nghiệp.
+ Hiểu được tính chất cơ bản của một số nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm may.
+ Biết được nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản một số thiết bị cơ bản trên dây chuyền may công nghiệp.
+ Nắm được phương pháp may chi tiết và lắp ráp các chi tiết trên sản phẩm may thông dụng; kiểm tra được sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu may công nghiệp.
+ Hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của lao động nghề may công nghiệp về an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ.
+ Nắm được kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp.
-  Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị, dụng cụ phụ trợ trên trên dây chuyền may công nghiệp như máy may 1 kim; máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ; máy cuốn ống; máy thùa khuyết; máy đính cúc.
+ Vận hành thiết bị an toàn và đúng quy trình kỹ thuật để thực hiện may các đường may cơ bản như đường vắt sổ; đường may can; đường may viền; đường may cuốn; đường may mí; đường may lộn; đường may diễu; đường may tra; thùa khuyết; đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ May các chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may ly chiết; may nẹp; may túi; may thép tay; may măng séc; may cổ; may cửa khoá quần; may cạp quần đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
+ May lắp ráp các cụm chi tiết trên sản phẩm áo sơ mi hoặc quần âu như may vai; tra cổ; tra tay; may sườn; tra măng séc; tra cạp quần; may giàng quần; may đũng; thùa khuyết đính cúc đạt yêu cầu chất lượng của tài liệu kỹ thuật.
+ Có khả năng làm việc độc lập trên các công đoạn lắp ráp sản phẩm sơ mi quần âu.
+ Thực hiện các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trong sản xuất.
-  Thái độ:
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ học tập và rèn luyện nghiêm túc.
+ Có tinh thần trách nhiệm với công việc    
2. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo sơ cấp nghề May công nghiệp, học sinh có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền may của các Doanh nghiệp hoặc làm việc độc lập tại cơ sở do cá nhân tự tổ chức sản xuất.
 
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học: 440 giờ
- Thời gian ôn và kiểm tra hết môn học, mô đun và kết thúc khoá học: 40giờ (Trong đó kiểm tra kết thúc khoá học 4 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
- Thời gian học lý thuyết: 52 giờ; Thời gian học thực hành: 348 giờ
 
 III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã MH, MĐ
 
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
LT
TH
KT
MH 01
Các vấn đề cơ bản về may công nghiệp
48
24
21
3
MĐ 02
Vận hành thiết bị may
24
4
19
1
MĐ 03
May các đường may máy cơ bản
40
4
35
1
MĐ 04
May áo sơ mi
160
12
140
8
MĐ 05
May quần âu 
128
8
112
8
Tổng cộng
400
52
327
21
 
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MAY CÔNG NGHIỆP
Mã số của môn học: MH 01                                                  
Thời gian môn học: 48 giờ (Lý thuyết: 27giờ ; thực hành: 21giờ)
Mục tiên môn học:
- Trình bày được nội dung cơ bản của công tác bảo hộ và an toàn lao động trong ngành may
- Tuân thủ các biện pháp kỹ thuật an toàn khi sử dụng thiết bị và biện pháp phòng chống cháy nổ trong ngành may.
- Sơ cứu được nạn nhân khi xảy ra tai nạn lao động;
- Nhận biết vật liệu may và xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu,
- Phân biệt mặt trái, phải của nguyên phụ liệu và nhận biết một số lỗi của nguyên phụ liệu
- Trình bày đ­ược các khái niệm, vai trò và tầm quan trọng về chất l­ượng và quản lý chất l­ượng
- Hiểu lợi ích của việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 trong công tác quản lý chất lượng
- Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, và nhận biết được một số lỗi thường gặp trên chuyền may công nghiệp
- Xác định được tầm quan trọng của công tác vệ sinh nhà xưởng và vệ sinh đối với sản phẩm may công nghiệp.
- Rèn tính tự giác, tích cực trong học tập và làm việc;
- Rèn tính cẩn thận, linh hoạt trong quá trình lựa chọn, phân loại vật liệu may.
- Rèn luyện ý thức trách nhiệm trong quản lý chất lượng sản phẩm tại công đoạn may
Nội dung môn học
Phần 1: An toàn lao động
- Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động trong vận hành các thiết bị ngành  may
- Kỹ thuật an toàn về điện
- Phòng chống cháy nổ
Phần 2:Vật liệu may
- Nhận biết một số loại vật liệu may
- Xác định tính chất chung của nguyên phụ liệu may 
- Xác định mặt trái, mặt phải của nguyên phụ liệu may nguyên phụ liệu
- Nhận biết một số lỗi của nguyên liệu, phụ liệu may
Phần 3: Chất lượng sản phẩm
- Giới thiệu chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm may công nghiệp
- Giới thiệu hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000
- Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm trên chuyền may mặc
- Công tác an toàn vệ sinh sản phẩm may công nghiệp, sản phẩm và người lao động
 
2. VẬN HÀNH MỘT SỐ THIẾT BỊ MAY
Mã số của mô đun: MĐ 02                                           
Thời gian mô đun: 24 giờ (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 20 giờ)
Mục tiêu của mô đun
- Trình bày được quy tắc vận hành, vệ sinh một số loại máy may công nghiệp cơ bản: 1 kim, vắt sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc
- Vận hành, vệ sinh được một số loại máy may công nghiệp cơ bản: 1 kim, vắt sổ 2 kim 5 chỉ, thùa khuy, đính cúc đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động
- Hiệu chỉnh được các loại đường may theo quy trình công nghệ
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức bảo quản thiết bị và tác phong công nghiệp
Các bài học trong mô đun:
- Sử dụng máy 1 kim
- Sử dụng máy vắt sổ 2 kim 5 chỉ
- Sử dụng máy cuốn ống
- Sử dụng máy thùa khuyết
 
3. MAY CÁC ĐƯỜNG MAY MÁY CƠ BẢN
Mã số của mô đun: MĐ 03                                             
Thời gian mô đun: 40 giờ (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành: 36 giờ)
Mục tiêu của mô đun
- Phân biệt được các loại đường may máy cơ bản
- Vận hành và sử dụng máy may 1 kim thành thạo
- May được các kiểu đường may cơ bản đúng quy trình công nghệ, kỹ thuật, thao tác
- Ứng dụng được các đường may cơ bản để may sản phẩm áo sơ mi và quần âu
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp
Nội dung mô đun:
- May đường may can
- May đường may viền
- May đường may cuốn
- May đường may mí
- May đường may lộn
- May đường may diễu
- May đường may tra
 
4. MAY ÁO SƠ MI
Mã số của mô đun: MĐ 04                                              
Thời gian mô đun: 160 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 148 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
- Trình bày phương pháp may và yêu cầu kỹ thuật áo sơ mi.
- Sử dụng thành thạo một số dụng cụ, thiết bị may.
- May được hoàn chỉnh áo sơ mi đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý.         
- Rèn luyện tính kỷ luật cẩn thận, chính xác, tác phong công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập.
Các bài trong mô đun:
- May ly, chiết
- May nẹp
- May túi
- May thép tay
- May măng sét
- May cổ
- May cầu vai sau
- May chắp vai con
- Tra cổ áo
- Tra tay áo
- May sườn áo
- Tra măng sét
- May gấu áo
- Thùa khuyết
- Đính cúc
 
5. MAY QUẦN ÂU
Mã số của mô đun: MĐ 07                                     
Thời gian mô đun: 122 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 114 giờ)
Mục tiêu của mô đun:
+ Mô tả được đặc điểm, hình dáng, cấu tạo của sản phẩm quần âu.
+ Trình bày được phương pháp may quần âu và yêu cầu kỹ thuật.
+ Sử dụng thành thạo một số dụng cụ, thiết bị may.
+ May được hoàn chỉnh quần âu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và định mức thời gian.
+ Bố trí chỗ làm việc khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cận thận chính xác, tác phông công nghiệp và ý thức tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình học tập.
Nội dung mô đun:
- May ly, chiết
- May túi cơi
- May túi 2 viền
- May túi dọc lật
- May túi chéo dọc rẽ
- May cửa quần kéo khóa
- May cạp quần âu và may dây pat-xăng
- Tra cạp quần và chặn dây pat-xăng
- May chắp giàng
- May chắp đũng
- May gấu
- Thùa khuyết
- Đính cúc
 
 

 

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang