Chương trình đào tạo » Đại học

Ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử

Ngành đào tạo:           KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

(Electrical and Electronic  Engineering)

Trình độ đào tạo:        ĐẠI HỌC

Thời gian đào tạo:       5 năm 

 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo  ngành Kỹ thuật Điện Điện tử nhằm trang bị cho sinh viên:

Hiểu biết Kỹ thuật: Nắm vững các kiến thức cơ sở về Kỹ thuật Điện – Điện tử (theo định hướng “Điện tử công nghiệp”), trên nền tảng các kiến thức về toán, khoa học cơ bản, lý thuyết mạch, kỹ thuật tính toán và cơ sở kỹ thuật nói chung. Chương trình đào tạo bao gồm kiến thức ngành như mạch và thiết bị điện điện tử, ứng dụng kỹ thuật máy tính, điều khiển, trường và sóng, truyền thông và xử lý tín hiệu, điện tử chất rắn, điện tử công suất và điện tử quang.

Kỹ năng thực hành và thiết kế: Có kỹ năng cơ bản cần thiết để thiết kế và thực hiện các đề án thực tế của ngành Điện – Điện tử. Có khả năng diễn đạt – trình bầy vấn đề / đề án, và khả năng tổ chức quá trình thực hiện chúng, sử dụng thế mạnh của các hiểu biết và kỹ năng khác nhau.

Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng viết, nói, tổ chức và giới thiệu thông tin / kết quả học tập – nghiên cứu – thiết kế – chế tạo một cách có hiệu quả.

Khả năng học tập nâng cao: Có khả năng đủ cả bề rộng lẫn chiều sâu để có thể tiếp tục học chương trình sau đại học, làm nghiên cứu sinh, hay khả năng học tập suốt đời. Đặc biệt là khả năng học tập, tiếp thu tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật từ các ngành lân cận như “Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa” và “Kỹ thuật Điện”.

Khả năng nghề nghiệp: Có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ xuất hiện trong thực tiễn nghề nghiệp ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử (công nghiệp), kể cả khả năng làm việc tập thể, khả năng lãnh đạo, khả năng tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án ứng dụng. Có đạo đức nghề nghiệp.

 

NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

 

Giáo dục đại cương

 

 

1

Triết học Mác-Lênin

9

Đại số

2

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

10

Giải tích 1

3

Chủ nghĩa xã hội khoa học

11

Giải tích 2

4

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

12

Vật lý 1

5

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Vật lý 2

6

Ngoại ngữ cơ bản

14

Hoá học đại cương

7

Giáo dục thể chất

15

Tin học đại cương

8

Giáo dục quốc phòng

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

16

Lý thuyết mạch điện – điện tử

18

Thông tin số

17

Lý thuyết điều khiển tự động hệ tuyến tính

 

 

 

Kiến thức ngành

 

 

19

Lý thuyết trường điện từ

27

Máy điện

20

Kỹ thuật đo lường

28

Khí cụ điện

21

Điều khiển số

29

Cơ sở truyền động điện

22

Linh kiện và điện tử tương tự

30

Vật liệu điện

23

Kỹ thuật xung số

31

Hệ thống cung cấp điện

24

Điện tử công suất

32

An toàn điện

25

Kỹ thuật vi xử lý

33

Kỹ thuật lập trình

26

Xử lý số tín hiệu

34

Kỹ thuật máy tính và ghép nối

 

Thực tập và đồ án tốt nghiệp

 

 

35

Thực tập tốt nghiệp

36

Đồ án tốt nghiệp

Nội dung các học phần bắt buộc (Kiến thức CS ngành và Kiến thức ngành)

Lý thuyết mạch điện – điện tử

Những khái niệm cơ bản về mô hình mạch điện. Các phương pháp tính mạch điện ở chế độ xác lập, chế độ quá độ của mạch điện tuyến tính và mạch phi tuyến. Mạch 3 pha và đường dây dài.

Lý thuyết điều khiển tự động hệ tuyến tính

Nhiệm vụ của điều khiển tự động. Các bước cơ bản để thực hiện một bài toán điều khiển. Nguyên tắc phân chia các chuyên ngành lý thuyết điều khiển. Nội dung chi tiết của lý thuyết điều khiển tuyến tính trong miền phức và trong miền thời gian.

Thông tin số

Quá trình biến đổi A/D, D/A, lý thuyết lấy mẫu, truyền tín hiệu qua đường truyền số, tính chất kênh truyền dẫn số, định lý Nyquist, bộ lọc cos nâng, matched filter, mã đường truyền, các kỹ thuật điều chế ở băng tần cơ sở AM, FM, PM. Điều chế số: QPSK, QAM, bộ điều chế băng tần thông dải I/Q.

Lý thuyết trường điện từ

Trang bị những kiến thức kỹ thuật cơ sở quan trọng nhất về mô hình và các phương pháp nghiên cứu, tính toán trường điện từ.

Kỹ thuật đo lường

Cơ sở lý thuyết của KT đo lường, Đo các đại lượng điện, Đo các đại lượng từ, Đo các đại lượng không điện.

Điều khiển số

Các khái niệm cơ bản về hệ thống ĐK số. Mô hình tín hiệu và mô hình hóa hệ thống ĐK số. Phân tích ổn định hệ thống ĐK số. Nhóm phương pháp thiết kế tối ưu tham số. Nhóm phương pháp thiết kế tối ưu cấu trúc. Điều khiển trên không gian trạng thái. Thiết kế hệ thống ĐK số có sự hỗ trợ của PC. Thực hiện kỹ thuật hệ thống ĐK số.

Linh kiện và điện tử tương tự

Các linh kiện bán dẫn: nắm vững nguyên lý hoạt động, đặc tính, chế độ làm việc, các tham số cơ bản … Mạch tương tự: nắm vững các kiến thức về lý thuyết khuếch đại tín hiệu, hồi tiếp và các sơ đồ bộ khuếch đại tín hiệu dùng các phần tử bán dẫn. Chú trọng các bộ khuếch đại tín hiệu biến thiên chậm (tín hiệu một chiều) và khuếch đại thuật toán. Mạch lọc tích cực. Các ứng dụng.

Kỹ thuật xung số        

Trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ thuật xung – số, mục đích và ứng dụng của môn học để lắp rắp và xây dựng các chức năng về kỹ thuật số.

Điện tử công suất      

Tìm hiểu và nghiên cứu các quá trình biến đổi năng lượng điện bằng các bộ biến đổi bán dẫn công suất.

Kỹ thuật vi xử lý

Nguyên lý, cấu trúc của một hệ điều khiển theo chương trình. Một hệ cài đặt vi xử lý, sẽ được tìm hiểu kỹ thông qua một mạch vi điều khiển tiêu biểu 80C51 của Intel. Ngoài phần kiến thức về cơ chế hoạt động của đơn vị xử lý trung tâm -CPU, học phần còn gồm các chương trình bày về phương pháp lập trình bằng hợp ngữ, các kỹ thuật vào ra cơ sở, các cách ghép nối cơ bản. Như vậy, một hệ vi xử lý có thể thu thập được các thông tin cần thiết (dạng số hoặc tương tự), xử lý theo các thuật toán phù hợp rồi điều khiển quá trình theo yêu cầu của bài toán.

Xử lý số tín hiệu

Xử lý số tín hiệu (Tín hiệu và hệ thống): biến đổi Laplace, biến đổi Z, biểu diễn hệ thống và tín hiệu trong miền tần số liên tục, miền tần số rời rạc, tính ổn định của hệ thống, thiết kế các bộ lọc  số FIR, IIR.

Máy điện

Cung cấp kiến thức cơ bản về lý thuyết, thử nghiệm và tính toán những thông số cơ bản của máy biến áp, máy điện không đồng bộ, máy diện đồng bộ, máy điện một chiều.

Khí cụ điện

Môn học Khí cụ điện trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản về lý thuyết khí cụ điện và giới thiệu nguyên lý làm việc, kết cấu, đặc tính cơ bản và lĩnh vực sử dụng của các loại khí cụ điện thông dụng

Cơ sở truyền động điện

Sự biến đổi năng lượng trong hệ truyền động điện. Đặc tính cơ và điều chỉnh các trạng thái làm việc của truyền động điện 1 chiều. Đặc tính cơ và điều chỉnh các trạng thái làm việc của truyền động điện xoay chiều. Tính toán chọn công suất động cơ và các bộ phận chính của mạch lực.

Vật liệu điện

Những khái niệm cơ bản về các quá trình dẫn điện, phân cực, tổn hao điện môi và phóng điện trong các vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện và vật liệu từ.

Hệ thống cung cấp điện

Mạch điện: Trình bày những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế và vận hành các hệ thống cung cấp điện.

An toàn điện   

Cung cấp kiến thức cơ bản về an toàn điện và các phương tiện và luật pháp.

Kỹ thuật lập trình

Quy trình công nghệ và chất lượng phần mềm, các vấn đề đặc thù trong tính toán khoa học và kỹ thuật; Lập trình có cấu trúc, ngôn ngữ lập trình C; Lập trình hướng đối tượng, ngôn ngữ lập trình C++.

Kỹ thuật máy tính và ghép nối

Cấu trúc chung máy tính PC, hệ thống bus và kiến trúc phân mức trong máy tính và các thiết bị ngoài máy tính. Cấu trúc cơ bản của thiết bị ghép nối, các giao diện ghép nối. Phương pháp tổ chức ghép nối máy tính với các thiết bị đo lường và điều khiển, với các hệ thống xử lý số liệu và tín hiệu khác.

 

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]