Ngành Bảo tồn – Bảo tàng
-
Ngành đào tạo: BẢO TỒN – BẢO TÀNG (Conservation and Museology)
Trình độ đào tạo: Đại học
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Mục tiêu chung:
Chơng trình khung giáo dục đại học ngành Bảo tồn - Bảo tàng trình độ đại học nhằm đào tạo cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng có trình độ lý luận, nghiệp vụ, có thể thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tại bảo tàng, khu di tích và các cơ quan, tổ chức văn hóa khác có liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.
Mục tiêu cụ thể: Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng phải đạt được các yêu cầu sau:
Kiến thức:
- Nắm vững kiến thức các môn khoa học cơ bản, đặc biệt về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
- Nắm vững hệ thống kiến thức về lý luận và nghiệp vụ bảo tàng, bảo tàng học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, cổ vật và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để vận dụng vào hoạt động của ngành Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam.
- Nắm vững qui trình nghiệp vụ, qui phạm kỹ thuật và phơng pháp nghiên cứu của ngành Bảo tồn - Bảo tàng.
Kỹ năng:
Sau khi ra trường, cử nhân ngành Bảo tồn - Bảo tàng có thể đảm nhận các khâu trong công tác nghiệp vụ như: nghiên cứu khoa học, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày hiện vật ở các bảo tàng trung ương, bảo tàng tỉnh (thành phố) và hệ thống bảo tàng chuyên ngành; thực thi qui trình nghiên cứu, kiểm kê, phân loại, tu sửa, bảo quản và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa; biết nhận diện, phân loại và quản lý cổ vật; tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đối với công chúng thông qua bảo tàng di tích, cổ vật.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
* Danh mục các học phần bắt buộc:
- Kiến thức giáo dục đại cương
1
|
Triết học Mác - Lênin
|
2
|
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
|
3
|
Chủ nghĩa Xã hội khoa học
|
4
|
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5
|
T tởng Hồ Chí Minh
|
6
|
Ngoại ngữ (tiếng Anh)
|
7
|
Tin học văn phòng
|
8
|
Xã hội học đại cơng
|
9
|
Văn hóa học đại cơng
|
10
|
Cơ sở Văn hóa Việt Nam
|
11
|
Đờng lối Văn hóa - Văn nghệ của Đảng
|
12
|
Lịch sử văn học Việt Nam
|
13
|
Lịch sử t tởng phơng Đông và Việt Nam
|
14
|
Giáo dục Thể chất
|
15
|
Giáo dục quốc phòng - an ninh
|
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
+ Kiến thức cơ sở của ngành
1
|
Khảo cổ học đại cương
|
2
|
Dân tộc học đại cương
|
3
|
Cơ sở ngữ văn Hán Nôm
|
4
|
Lịch sử Mỹ thuật thế giới
|
5
|
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam
|
6
|
Tín ngỡng và Tôn giáo ở Việt Nam
|
7
|
Phơng pháp nghiên cứu khoa học và phơng pháp luận sử học
|
8
|
Văn bản và Lu trữ học đại cương
|
+ Kiến thức ngành
1
|
Bảo tàng học đại cương
|
2
|
Đại cương về bảo tồn di tích lịch sử văn hoá
|
3
|
Lịch sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam
|
4
|
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
|
5
|
Đại cương về cổ vật
|
6
|
Cổ vật ở Việt Nam
|
7
|
Cổ tiền học
|
8
|
Quản lý bảo tàng
|
9
|
Sưu tầm hiện vật bảo tàng
|
10
|
Kiểm kê hiện vật bảo tàng
|
11
|
Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng
|
12
|
Trưng bày hiện vật bảo tàng
|
13
|
Công tác giáo dục của bảo tàng
|
14
|
Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
|
15
|
Bảo quản, tu sửa di tích lịch sử văn hóa
|
16
|
Khai thác, phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa
|
17
|
Lễ hội truyền thống Việt Nam
|
18
|
Xây dựng, quản lý bộ su tập hiện vật bảo tàng
|
19
|
Hán Nôm chuyên ngành I
|
20
|
Hán Nôm chuyên ngành II
|
21
|
Tiếng Anh chuyên ngành
|
* Nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)
Khảo cổ học đại cương
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Khảo cổ học nh: khái niệm, đối tợng, điều tra khai quật khảo cổ, phơng pháp nghiên cứu Khảo cổ học, nguồn gốc loài ngời, các nguồn t liệu, hiện vật Khảo cổ học; đặc trng các thời đại khảo cổ của thế giới và Việt Nam; mối quan hệ giữa Khảo cổ học và Bảo tàng học.
Dân tộc học đại cương
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Dân tộc học nh: khái niệm, đối tợng, nhiệm vụ và phơng pháp nghiên cứu của Dân tộc học; các tiêu chí, các loại hình cộng đồng tộc ngời, các dân tộc trên thế giới và ở Việt Nam; quan hệ dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; mối quan hệ giữa Dân tộc học và Bảo tàng học.
Cơ sở ngữ văn Hán Nôm
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về ngữ văn Hán Nôm, nguồn gốc và kết cấu chữ Hán, cách tra từ điển, giới thiệu các bộ cơ bản của chữ Hán và bài khóa minh hoạ, nghiên cứu ba mặt: hình thể - âm đọc - ý nghĩa.
Lịch sử Mỹ thuật thế giới
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử của thế giới (từ thời nguyên thủy cho đến nay); những trào lưu phong cách và một số tác giả, tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của nền mỹ thuật phơng Đông và phơng Tây; sự ảnh hưởng của chúng đối với nền mỹ thuật Việt Nam.
Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử mỹ thuật truyền thống nh: khái niệm, đối tợng, phơng pháp nghiên cứu mỹ thuật, giá trị và đặc điểm mỹ thuật của các loại hình kiến trúc, điêu khắc, trang trí, mỹ thuật truyền thống và hiện đại; mỹ thuật tộc ngời.
Tín ngưỡng và Tôn giáo ở Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tín ngỡng và tôn giáo ở Việt Nam nh: khái niệm tôn giáo và tín ngỡng, các loại tín ngỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Kitô giáo) và vai trò của tôn giáo, tín ngỡng trong đời sống văn hóa hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận sử học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm khoa học và phơng pháp nghiên cứu khoa học; phơng pháp thu thập và xử lý thông tin; phơng pháp luận sử học, mối quan hệ của khoa học lịch sử, sử liệu học và bảo tàng học; phơng pháp nghiên cứu khoa học của bảo tàng học.
Văn bản và Lu trữ học đại cương
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn bản và lu trữ học nh: khái niệm, chức năng, các loại hình văn bản, hình thức và nội dung của văn bản; phơng pháp soạn thảo văn bản và lập hồ sơ; phân loại phông lu trữ; công cụ tra cứu phông và phơng pháp xác định giá trị tài liệu lu trữ.
Bảo tàng học đại cương
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý luận Bảo tàng học nh: khái niệm bảo tàng và Bảo tàng học; đối tợng, phơng pháp nghiên cứu và cấu trúc của bảo tàng học; đặc trng, các chức năng xã hội và vai trò của chúng trong hoạt động bảo tàng.
Đại cương về bảo tồn di tích Lịch sử Văn hóa
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo tồn di tích lịch sử văn hóa nh: khái niệm, chức năng bảo tồn di tích; các hoạt động bảo tồn di tích trên thế giới và ở Việt Nam; các khâu nghiệp vụ bảo tồn di tích và bảo tàng di tích.
Lịch sử sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những thành tựu của sự nghiệp bảo tồn - bảo tàng ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (trớc và sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến nay) nh: sự nghiệp bảo tồn - bảo vệ di tích lịch sử văn hóa; xây dựng bảo tàng; thành lập các cơ quan, các trung tâm bảo tồn di tích; đào tạo đội ngũ cán bộ bảo tồn bảo tàng; biên soạn giáo trình và xây dựng hệ thống các văn bản pháp qui của ngành Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam, đặc biệt là Luật di sản Văn hóa.
Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản: khái niệm di tích, phân loại di tích lịch sử văn hóa ở Việt Nam, đặc điểm của từng loại hình di tích (di tích khảo cổ, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và di tích danh lam thắng cảnh).
Đại cương về cổ vật
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: khái niệm, tiêu chí, giá trị cổ vật; những đặc trng, chức năng và sự phân loại cổ vật; phơng pháp nghiên cứu, giám định các loại hình cổ vật.
Cổ vật ở Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm cơ bản của từng loại hình cổ vật ở Việt Nam và cổ vật của nớc ngoài ở Việt Nam, sự nhận diện chúng; làm rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của các loại cổ vật: bằng đá, đồng, gỗ, giấy, vải và tranh tợng cổ; công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của cổ vật trong tình hình hiện nay.
Cổ tiền học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, đặc điểm, lịch sử nghiên cứu và giá trị của tiền cổ; sự nhận diện các loại tiền cổ ở Việt Nam; đơn vị tiền, kỹ thuật đúc tiền, phơng pháp giám định tiền thật, giả của Việt Nam và Trung Quốc.
Quản lý bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khoa học quản lý; nội dung, nguyên tắc và đặc điểm của quản lý bảo tàng; pháp chế và marketing bảo tàng.
Sưu tầm hiện vật bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành công tác sưu tầm hiện vật bảo tàng như: khái niệm, vị trí, nội dung, nhiệm vụ; tính chất nghiên cứu, đối tượng sưu tầm; nguyên tắc và các phơng pháp sưu tầm hiện vật bảo tàng; việc lập kế hoạch, đề cương sưu tầm, cách ghi chép, lập hồ sơ khoa học - pháp lý cho hiện vật bảo tàng trong quá trình sưu tầm.
Kiểm kê hiện vật bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng như khái niệm, nhiệm vụ, nội dung của công tác kiểm kê hiện vật bảo tàng; cách đánh số cho hiện vật; cách thức xây dựng hệ thống phiếu tra cứu; lập phiếu kiểm kê khoa học và miêu tả khoa học các hiện vật bảo tàng.
Tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác tổ chức kho bảo quản hiện vật bảo tàng nh: mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức kho bảo tàng; khái niệm và cấu trúc kho bảo tàng; phân loại, sắp xếp và bảo quản hiện vật bảo tàng; các phơng pháp và kỹ thuật bảo quản, đóng gói, vận chuyển hiện vật bảo tàng.
Trưng bày hiện vật bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác trưng bày hiện vật bảo tàng như: khái niệm, các phơng pháp trưng bày; thiết kế khoa học trng bày (soạn thảo đề cơng, xây dựng kế hoạch đề cương, kế hoạch trưng bày); các giải pháp về kiến trúc và nghệ thuật trưng bày; tổ chức thi công lắp ráp trưng bày.
Công tác giáo dục của bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác giáo dục của bảo tàng như: khái niệm, nội dung, mục đích, nhiệm vụ; đặc trưng và các hình thức, biện pháp giáo dục của bảo tàng; phơng pháp điều tra xã hội học đối với khách tham quan bảo tàng.
Kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác kiểm kê và xếp hạng di tích lịch sử văn hóa nh: khái niệm, vị trí, mục đích, tính chất và nội dung của công tác kiểm kê di tích lịch sử văn hóa; phơng pháp khảo sát di tích và lập hồ sơ khoa học di tích; xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Bảo quản, tu sửa di tích lịch sử Văn hóa
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bảo quản, tu sửa di tích lịch sử văn hóa nh: khái niệm bảo quản, tu sửa di tích; những nguyên nhân làm biến đổi, hủy hoại di tích; những nguyên tắc và phơng pháp bảo quản, tu sửa di tích; qui trình khoa học tiến hành bảo quản, tu sửa di tích.
Khai thác, phát huy các giá trị của di tích lịch sử văn hóa
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về việc khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa nh: khái niệm, vị trí, ý nghĩa, mục đích và các hình thức khai thác, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa.
Lễ hội truyền thống Việt Nam
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lễ hội và lễ hội truyền thống ở Việt Nam nh: khái niệm, xác định nguồn gốc, bản chất, chức năng, cấu trúc của lễ hội; sự phân loại lễ hội và đặc trng của từng loại lễ hội truyền thống; công tác tổ chức, quản lý và phát huy lễ hội truyền thống ở Việt Nam.
Xây dựng, quản lý bộ sưu tập hiện vật Bảo tàng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xây dựng, quản lý bộ sưu tập hiện vật bảo tàng nh: khái niệm chung; các yếu tố cấu thành; giá trị và vai trò của su tập trong hoạt động bảo tàng; những nguyên tắc xây dựng sưu tập; công tác quản lý và khai thác hiện vật, sưu tập bảo tàng.
Hán Nôm chuyên ngành I
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Hán Nôm chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng thông qua các tác phẩm kinh điển về lịch sử, văn học cổ của Việt Nam và Trung Quốc.
Hán Nôm chuyên ngành II
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các loại hình di sản văn hóa Hán Nôm ở nớc ta: nội dung, cấu trúc của văn bia, sắc phong, hoành phi, câu đối, gia phả, ngọc phả, thần phả, chiếu, dụ... và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hán Nôm.
Tiếng Anh chuyên ngành
Trang bị cho sinh viên một khối lợng từ vựng tiếng Anh tối thiểu về di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, cổ vật, hệ thống bảo tàng ở Việt Nam và một số bảo tàng nổi tiếng trên thế giới.