Sau ĐH » Khu vực Hà Nội

Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ năm 2020

-

THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NĂM 2020 TẠI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH, ĐHQGHN

Căn cứ Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2020 của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tại công văn số 36/HD-ĐHQGHN, ngày 08/01/2020, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ như sau:

1. Các chuyên ngành tuyển sinh và chỉ tiêu đào tạo

- Thạc sĩ Biến đổi khí hậu:                   25 chỉ tiêu

- Thạc sĩ Khoa học bền vững:             25 chỉ tiêu

- Thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị:       25 chỉ tiêu

- Thạc sĩ Di sản học:                            25 chỉ tiêu

            Các chương trình trên có thời gian đào tạo là 02 năm.

2. Đối tượng và điều kiện dự thi

2.1.  Đối với chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu

2.1.1. Về văn bằng, thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy tất cả các ngành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy loại khá trở lên tất cả các ngành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy dưới loại khá thuộc các ngành về khoa học môi trường, địa lí, địa chất, địa chính, khí tượng, thủy văn, hải dương học, khoa học trái đất, sinh học, luật, kinh tế, xã hội học và nhân học, sư phạm, báo chí và truyền thông, lâm nghiệp, quản lí tài nguyên và môi trường, quản lí đất đai.

2.1.2. Về thâm niên công tác:

- Những người có bằng đại học chính quy từ loại khá trở lên được dự thi từ ngay sau khi tốt nghiệp không cần thâm niên công tác.

- Những người có bằng đại học dưới loại khá hoặc bằng đại học không chính quy phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác tính từ khi tốt nghiệp đại học.

2.2.  Đối với chương trình thạc sĩ Khoa học bền vững

2.2.1. Về văn bằng, thí sinh cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy tất cả các ngành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy loại khá trở lên tất cả các ngành.

- Có bằng tốt nghiệp đại học không chính quy dưới loại khá thuộc các ngành về khoa học môi trường, khoa học trái đất, thống kê, luật, kinh tế, xã hội học và nhân học, giáo dục, báo chí và truyền thông, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, quản lí tài nguyên và môi trường, quản lí đất đai, đầu tư, kinh doanh và quản lí, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, khoa học quản lí, quản trị nhân lực, sức khỏe, dịch vụ xã hội, kinh tế vận tải.

2.2.2. Về thâm niên công tác:

Giống với chương trình thạc sĩ Biến đổi khí hậu (xem mục 2.1.2).

2.3. Đối với chương trình thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị

2.3.1. Về văn bằng, thí sinh cần đáp ứng một trong những điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành/nhóm ngành phù hợp với chuyên ngành Quản lí phát triển đô thị, không cần bổ sung kiến thức (xem Phụ lục 1 kèm theo).

- Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành/nhóm ngành khác và phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 7 học phần (xem Phụ lục 1 kèm theo).

Chi tiết về việc bổ sung kiến thức sẽ được tư vấn tới thí sinh khi nhận được thông tin đăng kí dự thi.

2.3.2. Về thâm niên công tác:

Người dự thi thạc sĩ Quản lí phát triển đô thị không yêu cầu thâm niên công tác.

2.4. Đối với chương trình thạc sĩ Di sản học

2.4.1. Về văn bằng, thí sinh cần bổ sung kiến thức với số học phần và số tín chỉ học phần khác nhau dựa trên chuyên ngành, nhóm ngành đã tốt nghiệp ở bậc đại học (xem Phụ lục 2 kèm theo). Có 06 nhóm ngành, chuyên ngành như sau:

- Nhóm 1: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 03 học phần (08 tín chỉ).

- Nhóm 2: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 04 học phần (12 tín chỉ).

- Nhóm 3: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 05 học phần (14 tín chỉ).

- Nhóm 4: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 04 học phần (11 tín chỉ).

- Nhóm 5: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 05 học phần (15 tín chỉ).

- Nhóm 6: Có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với 06 học phần (17 tín chỉ).

Chi tiết về việc bổ sung kiến thức sẽ được tư vấn tới thí sinh khi nhận được thông tin đăng kí dự thi của thí sinh.

2.4.2. Về thâm niên công tác:

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành trong Nhóm 1 và Nhóm 2 được dự thi từ ngay sau khi tốt nghiệp không cần thâm niên công tác.

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học thuộc danh mục các ngành, nhóm ngành trong Nhóm 3, 4, 5, 6 phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực bảo tồn, lịch sử, khảo cổ, xã hội học và nhân học, văn hóa, địa chất, giáo dục, nghệ thuật, báo chí truyền thông, văn thư - lưu trữ - bảo tàng, quản lí, công nghệ thông tin, kiến trúc quy hoạch và du lịch.

* Chú ý: Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận văn bằng của Cục Quản lí chất lượng, Bộ GD&ĐT.

2.5. Về đối tượng và chính sách ưu tiên

2.5.1. Các đối tượng ưu tiên:

- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên tại Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác, quyết định tuyển dụng hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Con liệt sĩ;

- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

- Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

2.5.2. Mức ưu tiên:

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên được cộng 10 điểm (thang điểm 100) cho môn Tiếng Anh, cộng 15 điểm (thang điểm 150) cho bài thi Đánh giá năng lực.

3. Môn thi tuyển sinh

Mỗi thí sinh phải dự thi 03 môn (trừ trường hợp được miễn môn ngoại ngữ theo quy định) bao gồm: môn thi Cơ bản, môn thi Cơ sở và môn thi Ngoại ngữ. Chi tiết môn thi cho mỗi chuyên ngành được thể hiện trong Bảng sau:

STT

Chuyên ngành dự thi

Môn thi

Cơ bản

Môn thi

Cơ sở

Môn thi

Ngoại ngữ

1

Biến đổi khí hậu

Bài thi Đánh giá năng lực

(Khối KHTN&CN)

Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tiếng Anh

2

Khoa học bền vững

3

Quản lí phát triển đô thị

Lịch sử phát triển đô thị

4

Di sản học

Bài thi Đánh giá năng lực

(Khối KHXH&NV)

Di sản Việt Nam trong bối cảnh phát triển

Tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc

Đối tượng được miễn thi môn Ngoại ngữ:

- Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của môn thi ngoại ngữ, kèm theo văn bản công nhận văn bằng của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT;

- Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN; những bằng cấp này được học bằng ngôn ngữ phù hợp với yêu cầu của môn thi ngoại ngữ;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài phù hợp với yêu cầu của môn thi ngoại ngữ;

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng kí dự thi thạc sĩ, các chứng chỉ này phải được cấp bởi các cơ sở được ĐHQGHN công nhận (xem Phụ lục 3, 4 kèm theo).

4. Thời gian thi tuyển

Năm 2020, Khoa Các khoa học liên ngành tổ chức đợt hai tuyển sinh như sau:

* Đợt 2: thi tuyển vào thứ Bảy, Chủ nhật các ngày 17 và 18/10/2020

Lịch thi chi tiết:

Đợt 2

STT

Công việc

Thời gian

Địa điểm

1

- Tập trung thí sinh

- Thi môn Cơ bản

Từ 06h45’ đến 11h00’

sáng thứ Bảy, ngày 17/10/2020

Tầng 2, Nhà T5, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, số 334, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

2

Thi môn Cơ sở

Từ 13h30’ đến 17h00’

chiều thứ Bảy, ngày 17/10/2020

3

Thi môn Ngoại ngữ

Từ 07h00’ đến 09h30’

sáng Chủ nhật, ngày 18/10/2020

5. Lệ phí đăng kí và dự thi

- Đăng kí dự thi:           60.000 đồng/thí sinh.

- Lệ phí dự thi:             360.000 đồng/thí sinh dự thi cả 03 môn;

310.000 đồng/thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ.

Tổng cộng:

+ 420.000 đồng/thí sinh dự thi cả 3 môn;

+ 370.000 đồng/thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ.

6. Đăng kí dự thi và xử lí thông tin đăng kí dự thi

Việc đăng kí dự thi và xử lí thông tin đăng kí dự thi được thực hiện trực tuyến, thí sinh thực hiện đăng kí trực tuyến như sau:

6.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng kí dự thi

Hồ sơ đăng kí trực tuyến cần có các file mềm dùng để đính kèm sau

- Ảnh thẻ của thí sinh (rõ mặt);

- Ảnh chụp Bằng đại học và Bảng điểm đại học của thí sinh (trên cùng 1 file);

- Ảnh chụp minh chứng miễn thi môn Ngoại ngữ của thí sinh (nếu có).

6.2. Đăng kí dự thi

Thời gian đăng kí dự thi trực tuyến cho đợt hai như sau

* Đợt 2: từ 8h00’ ngày 27/04/2020 đến 17h00’ ngày 02/10/2020

Sau khi đã chuẩn bị sẵn các file mềm và căn cứ thời gian đăng kí cho mỗi đợt thi ở trên, thí sinh truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn của phần mềm (nếu cần, có thể gửi yêu cầu đăng kí vào hòm thư nghipt.phung@gmail.com, tel: 0912691227 để được hỗ trợ). Thí sinh cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực các thông tin khai báo.

6.3. Nộp lệ phí dự thi

Ngay sau khi đăng kí dự thi trực tuyến thành công, thí sinh nộp lệ phí đăng kí dự thi và kinh phí dự thi như sau:

+ Nộp trực tiếp

Phòng 501, Nhà G7, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Chuyển khoản

Tên tài khoản:              Khoa Các khoa học liên ngành - ĐHQGHN

Số tài khoản:                21510001382779

Ngân hàng:                  BIDV                Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội.

Số tiền nộp:                 Xem mức nộp tại Mục 5 ở trên

Nội dung nộp ghi:        (họ tên thí sinh) đăng kí dự thi

Sau khi thí sinh hoàn thành việc đăng kí dự thi trực tuyến và nộp lệ phí dự thi, trong vòng 24h00’, chúng tôi sẽ gửi Dạng thức đề thiTài liệu ôn tập các môn thi cho thí sinh, đồng thời thực hiện việc tư vấn hồ sơ, hướng dẫn ôn tập, hướng dẫn bồi dưỡng kiến thức dự thi và các thông tin liên quan về kỳ thi tới thí sinh.

7. Hồ sơ nhập học

Sau khi trúng tuyển, thí sinh phải nộp bộ hồ sơ nhập học đầy đủ bao gồm:

- Bản sao công chứng Bằng đại học;

- Bản sao công chứng Bảng điểm đại học;

- Minh chứng miễn thi Ngoại ngữ (nếu có);

- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương hoặc cơ quan công tác);

- Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện đa khoa (trong thời hạn 6 tháng tính từ ngày khám đến ngày nhập học);

- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên đối với các trường hợp được ưu tiên.

- Bản sao công chứng các Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm công chức hoặc hợp đồng lao động đối với các trường hợp cần có thâm niên công tác;

- Giấy xác nhận thâm niên của cơ quan công tác đối với các trường hợp cần có thâm niên công tác (theo mẫu);

Các giấy tờ trong hồ sơ phải phù hợp với thông tin khi đăng kí dự thi trực tuyến.

Thời gian nhập học: sau mỗi đợt thi 1 tháng (chi tiết sẽ thông báo sau).

8. Thông tin liên lạc

Website: http://sis.vnu.edu.vn

Bộ phận tuyển sinh

Điện thoại:  024 3754 7615

- Cán bộ tư vấn tuyển sinh trực tiếp:

- Di động (Zalo):  0912 691 227 /  0981 290 448

- Email: nghipt.phung@gmail.com

Bản quyền 2008 - 2023 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]